Top slide banner
Di tích Chùa Vặt Hồng

Di tích Chùa Vặt Hồng (Chùa Chiền Viện) thuộc bản Vặt, xã Mường Sang là một di tích đặc biệt đã tồn tại hơn 100 năm nay.

Di tích Chùa Vặt Hồng (Chùa Chiền Viện) thuộc bản Vặt, xã Mường Sang là một di tích đặc biệt đã tồn tại hơn 100 năm nay.


Theo sách “Đại Nam nhất thống chí” của quốc sử quán triều Nguyễn viết vào giữa thế kỷ XIX có ghi: “...khi ấy Chùa Chiền Viện (tức Di tích Chùa Vặt Hồng ngày nay) đã là một kiến trúc phật giáo lớn ở miền núi Tây Bắc”. Theo nội dung chữ Thái cổ và chữ Hán khắc trên tấm bia đá hiện vẫn còn nguyên trạng tại di tích Chùa Vặt Hồng ghi đại ý như sau: “...Ngày 10/3 năm Mậu Thân -1908 chùa được tri châu Mộc Châu cùng nhân dân trong vùng và tri châu Đà Bắc, tri châu Mai Châu cùng rất nhiều người địa phương khác khôi phục...”, Theo di chỉ khảo cổ Chùa Chiền Viện được khởi công trùng tu xây dựng ngày 10/3/Duy Tân thứ II đến tháng 3 năm Kỷ Dậu (1909) công trình hoàn thành, công trình do ông Xa Văn Kỳ - Tri châu Mộc Châu cùng nhân dân trong và ngoài vùng Mộc Châu đóng góp kinh phí xây dựng. Chùa Chiền Viện được xây dựng theo giáo pháp tiểu thừa, đây là nơi sinh hoạt của bản, mường. Theo di chỉ khảo cổ trước đây lễ chùa 1 năm tổ chức 02 lần “Chính điện” vào tháng 3 - 4 với lễ cúng “xin nước – cầu mưa” và tháng 5 - 6 lễ “rửa tượng – tắm tượng”. Chùa Chiền Viện được xây dựng với lối kiến trúc đặc biệt cùng các di vật, cổ vật thể hiện mối quan hệ hữu nghị giữa nhân dân vùng Châu Mộc và các bộ tộc Bắc Lào thời bấy giờ, đây là trung tâm phật giáo của cả Tây Bắc Việt Nam ngày xưa.Trong kháng chiến chống Pháp, nhân dân trong vùng phải sơ tán vào rừng, sư trụ trì, tăng ni, phật tử của chùa li tán nhiều nơi. Sau ngày giải phóng Mộc Châu 20/11/1952 đến năm 2005 chùa như bỏ hoang đổ nát. Đến năm 2008, nhân dân bản Vặt khôi phục lại lễ của chùa cầu an cho bản Mường. Năm 2010 chùa Vặt Hồng được ghi vào danh sách 100 ngôi chùa cổ nhất Việt Nam, được Giáo sư nhà sử học Lê Văn Lan thẩm định tính giá trị lịch sử của chùa. Hiện nay chỉ còn 1 nền chùa khoảng 100m2, các trụ cột và mảng tường xây bằng đá, vòm cửa, 2 bệ thờ, một tấm bia đá, mộ của nhà sư từng trụ trì và một số hiện vật (tượng phật). Theo sử sách ghi chép trước đây trong chùa có hàng trăm pho tượng, do điều kiện không thể đặt Tượng tại chùa nên ủy ban nhân dân huyện Mộc Châu đã quyết định chuyển số pho tượng đến Bảo tàng tỉnh Sơn La và còn lưu giữ được 12 pho tượng. Ngày 27/02/2013 Di tích lịch sử văn hóa Chùa Chiền Viện (Chùa Vặt Hồng) đã được Uỷ ban nhân dân tỉnh Sơn La ra quyết định số 353/QĐ-UBND công nhận là di tích lịch sử văn hóa - danh lam thắng cảnh cấp tỉnh. Năm 2016, UBND huyện vận động nhân dân và các phật tử công đức làm nhà bao che để bảo vệ di tích,bảo tồn nguyên trạng giá trị lịch sử các hiện vật còn lại, mở rộng tường bao và khuôn viên của chùađể phục vụ quý khách và phật tử thập phương.

THÔNG TIN CHỈ ĐẠO ĐIỀU HÀNH
Đăng nhập
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1