Top slide banner
Mộc Châu phòng, chống rét cho gia súc

 

 

 

 

Huyện Mộc Châu có nhiệt độ trung bình thấp hơn các địa phương khác trong tỉnh, mùa đông thường có sương muối kèm theo gió lạnh. Theo dự báo của Trung tâm Khí tượng thủy văn Trung ương, thời gian tới, diễn biến thời tiết phức tạp, rét đậm, rét hại, băng giá, sương muối.

Trước tình hình đó, để bảo vệ đàn gia súc, gia cầm, huyện Mộc Châu đã chỉ đạo các ngành chức năng và các xã, thị trấn thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng, chống đói, rét cho vật nuôi, hạn chế thấp nhất những thiệt hại do thiên tai gây ra.

 {youtube}b9yHTX_LPsA{/yotube}

Hiện tại, trên địa bàn toàn huyện Mộc Châu có trên 105.000 con gia súc các loại, trong đó có trên 40.500 con bò, 12.500 con trâu. Rút kinh nghiệm từ các đợt rét trước, ngay từ đầu mùa đông năm nay, huyện đã ban hành các chỉ thị, công văn về việc phòng, chống đói rét và dịch bệnh cho cây trồng, vật nuôi trên địa bàn. Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trung tâm kỹ thuật nông nghiệp huyện tăng cường cử cán bộ đến cơ sở, tuyên truyền, hướng dẫn người dân các biện pháp bảo vệ đàn gia súc trong mùa đông..., đồng thời, huyện đã thành lập các đoàn công tác do các đồng chí lãnh đạo huyện cùng cán bộ Phòng Nông nghiệp, Trung tâm Kỹ thuật Nông nghiệp của huyện đi kiểm tra và chỉ đạo công tác phòng chống đói, rét và dịch bệnh cho đàn gia súc tại xã, thị trấn trên địa bàn huyện.


Chiềng Sơn là xã biên giới của huyện Mộc Châu, số lượng gia súc lớn, người dân thường có tập quán thả rông gia súc trong rừng. Chính vì vậy, những năm trước đây, trên địa bàn thường xảy ra tình trạng trâu, bò bị chết mỗi khi rét đậm, rét hại kéo dài, gây thiệt hại lớn đến sản xuất của bà con; tác động tiêu cực đến công tác xóa đói, giảm nghèo và các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Trước thực trạng đó, cấp ủy, chính quyền địa phương đã tích cực vào cuộc, tập trung tuyên truyền nhằm từng bước thay đổi nhận thức cũng như tập quán chăn nuôi của người dân.

 

Đồng chí Đinh Thị Thúy, Phó Chủ tịch UBND xã Chiềng Sơn, cho biết: Bước vào mùa đông năm nay, ngay khi có các văn bản chỉ đạo của cơ quan chuyên môn, xã đã nhanh chóng kiện toàn Ban chỉ đạo, phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên phối hợp với các bản, tiểu khu tuyên truyền, vận động, hướng dẫn các hộ chăn nuôi các biện pháp chủ động phòng, chống đói, rét cho đàn gia súc.


Đến thăm gia đình anh Mai Xuân Mạnh, tiểu khu 4, xã Chiềng Sơn (Mộc Châu), vừa hoàn thành việc gia cố chuồng nhốt đàn bò, anh Mạnh chia sẻ: Hiện, đàn bò của gia đình luôn duy trì số lượng trên 10 con. Với kinh nghiệm chăn nuôi đã nhiều năm, trước những diễn biến phức tạp của thời tiết, bước vào mùa đông, gia đình tôi đã mua bạt quây xung quanh và che chắn toàn bộ khu chuồng nuôi, bổ sung thức ăn cho đàn bò bằng ngô ủ ướp. Cùng với đó, được sự giúp đỡ của Hội Nông dân huyện và Hội Nông dân xã Chiềng Sơn, gia đình tôi triển khai trồng cỏ Yến Mạch áp dụng công nghệ tưới ẩm hiện đại. Đây là loại cây có khả năng sinh trưởng phát triển tốt trong mùa đông, hàm lượng chất dinh dưỡng cao, các luống cỏ được trồng gối nhau để duy trì thức ăn liên tục cho bò trong mùa đông.


Để chủ động trong công tác phòng, chống rét cho đàn gia súc, huyện Mộc Châu đã chỉ đạo các xã, thị trấn thường xuyên cập nhật diễn biến thời tiết, khí hậu, đặc biệt là các đợt rét đậm, rét hại để thông tin kịp thời cho người dân biết, nhất là khi nhiệt độ ngoài trời dưới 100C phải nhốt gia súc trong chuồng, tuyệt đối không chăn thả ngoài đồng cỏ; bổ sung cho gia súc thức ăn và cho uống nước ấm; không cho trâu, bò cày, kéo. Khi nhiệt độ xuống thấp kéo dài, nên sử dụng bao tải, chăn cũ mặc cho trâu, bò... Nhờ chủ động trong phòng chống rét, những năm trở lại đây, ý thức của người dân trong phòng, chống đói rét cho gia súc đã được nâng lên rõ rệt, hầu hết các hộ gia đình đều đã xây dựng chuồng trại kiên cố, che chắn cẩn thận, lót chuồng giữ ấm cho đàn gia súc và tích trữ sẵn các loại thức ăn khô, đảm bảo nguồn thức ăn cho vật nuôi khi thời tiết bất lợi...

Việc chủ động, tích cực trong chỉ đạo của chính quyền địa phương cộng với ý thức của người dân trong phòng, chống rét cho đàn gia súc sẽ hạn chế thấp nhất các thiệt hại do tác động của thời tiết gây ra, bảo đảm lợi ích kinh tế cho người dân.

 

 

 

 

 

 

 

 

Huyện Mộc Châu có nhiệt độ trung bình thấp hơn các địa phương khác trong tỉnh, mùa đông thường có sương muối kèm theo gió lạnh. Theo dự báo của Trung tâm Khí tượng thủy văn Trung ương, thời gian tới, diễn biến thời tiết phức tạp, rét đậm, rét hại, băng giá, sương muối.

Trước tình hình đó, để bảo vệ đàn gia súc, gia cầm, huyện Mộc Châu đã chỉ đạo các ngành chức năng và các xã, thị trấn thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng, chống đói, rét cho vật nuôi, hạn chế thấp nhất những thiệt hại do thiên tai gây ra.

 {youtube}b9yHTX_LPsA{/yotube}

Hiện tại, trên địa bàn toàn huyện Mộc Châu có trên 105.000 con gia súc các loại, trong đó có trên 40.500 con bò, 12.500 con trâu. Rút kinh nghiệm từ các đợt rét trước, ngay từ đầu mùa đông năm nay, huyện đã ban hành các chỉ thị, công văn về việc phòng, chống đói rét và dịch bệnh cho cây trồng, vật nuôi trên địa bàn. Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trung tâm kỹ thuật nông nghiệp huyện tăng cường cử cán bộ đến cơ sở, tuyên truyền, hướng dẫn người dân các biện pháp bảo vệ đàn gia súc trong mùa đông..., đồng thời, huyện đã thành lập các đoàn công tác do các đồng chí lãnh đạo huyện cùng cán bộ Phòng Nông nghiệp, Trung tâm Kỹ thuật Nông nghiệp của huyện đi kiểm tra và chỉ đạo công tác phòng chống đói, rét và dịch bệnh cho đàn gia súc tại xã, thị trấn trên địa bàn huyện.


Chiềng Sơn là xã biên giới của huyện Mộc Châu, số lượng gia súc lớn, người dân thường có tập quán thả rông gia súc trong rừng. Chính vì vậy, những năm trước đây, trên địa bàn thường xảy ra tình trạng trâu, bò bị chết mỗi khi rét đậm, rét hại kéo dài, gây thiệt hại lớn đến sản xuất của bà con; tác động tiêu cực đến công tác xóa đói, giảm nghèo và các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Trước thực trạng đó, cấp ủy, chính quyền địa phương đã tích cực vào cuộc, tập trung tuyên truyền nhằm từng bước thay đổi nhận thức cũng như tập quán chăn nuôi của người dân.

 

Đồng chí Đinh Thị Thúy, Phó Chủ tịch UBND xã Chiềng Sơn, cho biết: Bước vào mùa đông năm nay, ngay khi có các văn bản chỉ đạo của cơ quan chuyên môn, xã đã nhanh chóng kiện toàn Ban chỉ đạo, phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên phối hợp với các bản, tiểu khu tuyên truyền, vận động, hướng dẫn các hộ chăn nuôi các biện pháp chủ động phòng, chống đói, rét cho đàn gia súc.


Đến thăm gia đình anh Mai Xuân Mạnh, tiểu khu 4, xã Chiềng Sơn (Mộc Châu), vừa hoàn thành việc gia cố chuồng nhốt đàn bò, anh Mạnh chia sẻ: Hiện, đàn bò của gia đình luôn duy trì số lượng trên 10 con. Với kinh nghiệm chăn nuôi đã nhiều năm, trước những diễn biến phức tạp của thời tiết, bước vào mùa đông, gia đình tôi đã mua bạt quây xung quanh và che chắn toàn bộ khu chuồng nuôi, bổ sung thức ăn cho đàn bò bằng ngô ủ ướp. Cùng với đó, được sự giúp đỡ của Hội Nông dân huyện và Hội Nông dân xã Chiềng Sơn, gia đình tôi triển khai trồng cỏ Yến Mạch áp dụng công nghệ tưới ẩm hiện đại. Đây là loại cây có khả năng sinh trưởng phát triển tốt trong mùa đông, hàm lượng chất dinh dưỡng cao, các luống cỏ được trồng gối nhau để duy trì thức ăn liên tục cho bò trong mùa đông.


Để chủ động trong công tác phòng, chống rét cho đàn gia súc, huyện Mộc Châu đã chỉ đạo các xã, thị trấn thường xuyên cập nhật diễn biến thời tiết, khí hậu, đặc biệt là các đợt rét đậm, rét hại để thông tin kịp thời cho người dân biết, nhất là khi nhiệt độ ngoài trời dưới 100C phải nhốt gia súc trong chuồng, tuyệt đối không chăn thả ngoài đồng cỏ; bổ sung cho gia súc thức ăn và cho uống nước ấm; không cho trâu, bò cày, kéo. Khi nhiệt độ xuống thấp kéo dài, nên sử dụng bao tải, chăn cũ mặc cho trâu, bò... Nhờ chủ động trong phòng chống rét, những năm trở lại đây, ý thức của người dân trong phòng, chống đói rét cho gia súc đã được nâng lên rõ rệt, hầu hết các hộ gia đình đều đã xây dựng chuồng trại kiên cố, che chắn cẩn thận, lót chuồng giữ ấm cho đàn gia súc và tích trữ sẵn các loại thức ăn khô, đảm bảo nguồn thức ăn cho vật nuôi khi thời tiết bất lợi...

Việc chủ động, tích cực trong chỉ đạo của chính quyền địa phương cộng với ý thức của người dân trong phòng, chống rét cho đàn gia súc sẽ hạn chế thấp nhất các thiệt hại do tác động của thời tiết gây ra, bảo đảm lợi ích kinh tế cho người dân.

 

 

 

 

THÔNG TIN CHỈ ĐẠO ĐIỀU HÀNH
Đăng nhập
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1