Top slide banner
Kế hoạch Điều tra thu thập thông tin hộ gia đình có đối tượng Bảo trợ xã hội; hộ nghèo, hộ cận nghèo theo chuẩn mới

UỶ BAN NHÂN DÂN

HUYỆN MỘC CHÂU

 

 

Số: 510/KH-UBND

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

 

Mộc Châu, ngày  07 tháng 4  năm 2016

 

KẾ HOẠCH

Điều tra thu thập thông tin hộ gia đình có đối tượng Bảo trợ xã hội;

hộ nghèo, hộ cận nghèo theo chuẩn mới

 

Căn cứ Quyết định số 1683/QĐ-LĐTBXH ngày 30/10/2013 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc phê duyệt đề án “ Tăng cường hệ thống trợ giúp xã hội Việt Nam” vay vốn ngân hàng thế giới;

Căn cứ Quyết định số 1655/QĐ-LĐTBXH ngày 11/11/2015 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc phê duyệt Phương án thu thập thông tin về hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ có đối tượng hưởng chế độ trợ giúp xã hội hàng tháng tại cộng công năm 2015;

Căn cứ Quyết định số 1732/QĐ-LĐTBXH ngày 24/11/2015 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc phê duyệt dự toán chi phí điều tra và đơn giá khoán/phiếu điều tra (phiếu C và C1) cho các tỉnh thực hiện thu thập thông tin hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có đối tượng hưởng chế độ trợ giúp xã hội hàng tháng tại cộng đồng năm 2015;

Thực hiện Kế hoạch số 07/KH-SLĐTBXH ngày 08/01/2016 của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội về việc điều tra thu thập thông tin hộ gia đình có đối tượng Bảo trợ xã hội; hộ nghèo, hộ cận nghèo theo chuẩn mới. UBND huyện ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

          1. Mục đích

Thu thập thông tin góp phần xây dựng cơ sở dữ liệu (CSDL) quốc gia và hệ thống thông tin quản lý hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ có đối tượng bảo trợ xã hội (BTXH) áp dụng trên phạm vi toàn quốc. Trong đó, có việc thu thập thông tin ban đầu phục vụ việc xây dựng CSDL quốc gia về hộ có đối tượng hưởng trợ cấp/trợ giúp hàng tháng.

2. Yêu cầu

Điều tra thu thập thông tin, đặc điểm hộ nghèo, hộ cận nghèo được cấp có thẩm quyền công nhận theo chuẩn nghèo tại Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg ngày 19/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ và hộ có đối tượng Bảo trợ xã hội đang nhận trợ cấp hàng tháng phải thực hiện đúng quy trình, bảo đảm tính trung thực, khách quan, nhằm xác định đúng đặc điểm của hộ, của đối tượng BTXH. Kết quả điều tra thu thập thông tin bảo đảm được Trung ương nghiệm thu, sử dụng để xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về hệ thống thông tin quản lý hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ có đối tượng bảo trợ xã hội áp dụng trên phạm vi toàn quốc.

II. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRA

1. Phạm vi và đối tượng

Đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo được UBND huyện công nhận theo Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg ngày 19/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ (Điều tra phiếu C) theo quy trình Tổng điều tra hộ nghèo, cận nghèo năm 2015 trong phạm vi toàn huyện.

Đối với việc thu thập thông tin hộ gia đình và thành viên hộ gia đình hưởng chính sách trợ giúp xã hội (Điều tra phiếu C1) trên phạm vi toàn huyện thuộc một trong các loại sau:

a) Hộ gia đình

- Hộ có đối tượng đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng (TCXH).

- Hộ đang nhận kinh phí chăm sóc người khuyết tật đặc biệt nặng là thành viên hộ gia đình.

- Hộ đang nhận kinh phí chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em mất nguồn nuôi dưỡng, người khuyết tật đặc biệt nặng, người cao tuổi.

Trong đó, đối tượng đang hưởng TCXH hàng tháng bao gồm:

(1) Trẻ dưới 16 tuổi không có nguồn nuôi dưỡng theo quy định tại Khoản 1, Điều 5, Nghị định 136/2013/NĐ-CP (gọi tắt là nhóm 1-TE mồ côi).

(2) Người từ 16 tuổi đến 22 tuổi không có nguồn nuôi dưỡng đang học phổ thông, học nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học văn bằng thứ nhất theo quy định tại Khoản 2, Điều 5, Nghị định 136/2013/NĐ-CP (gọi tắt là nhóm 2-16-22t).

(3) Trẻ em bị nhiễm HIV thuộc hộ nghèo; người bị nhiễm HIV thuộc hộ nghèo không còn khả năng lao dộng mà không có lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng, trợ cấp ưu đãi người có công hàng tháng, trợ cấp hàng tháng theo quy định tại Khoản 3, Điều 5, Nghị định 136/2013/NĐ-CP (Gọi tắt là nhóm 3-HIV).

(4) Người đơn thân nghèo đang nuôi con: Người thuộc hộ nghèo không có chồng hoặc không có vợ; có chồng hoặc vợ đã chết; có chồng hoặc vợ mất tích theo quy định của pháp luật và đang nuôi con dưới 16 tuổi hoặc đang nuôi con từ 16 đến 22 tuổi nhưng người con đó đang học phổ thông, học nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học văn bằng thứ nhất theo quy định tại Khoản 4, Điều 5, Nghị định 136/2013/NĐ-CP (gọi tắt là nhóm 4-NĐT).

(5) Người cao tuổi theo quy định tại Khoản 5, Điều 5, Nghị định 136/2013/NĐ-CP (gọi tắt là nhóm 5-NCT) thuộc một trong các trường hợp sau đây:

(5.1) Người cao tuổi thuộc hộ nghèo không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng hoặc có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng nhưng người này đang hưởng chế độ trợ cấp xã hội hàng tháng.

(5.2) Người từ đủ 80 tuổi trở lên không có lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng, trợ cấp xã hội hàng tháng thuộc diện hộ nghèo.

(5.3) Người cao tuổi thuộc hộ nghèo không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng, không có điều kiện sống ở cộng đồng, đủ điều kiện tiếp nhận vào cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội nhưng có người nhận chăm sóc tại cộng đồng.

(6) Trẻ em khuyết tật, người khuyết tật đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng theo quy định của pháp luật về người khuyết tật (gọi tắt là nhóm 6-NKT).

(7) Đối tượng khác bao gồm các đối tượng không xếp vào các nhóm từ (1) đến (6) trên mà đang hưởng TCXH hàng tháng (ví dụ như người từ 75-80 tuổi, người có hoàn cảnh khó khăn…do địa phương quyết định thực hiện) (gọi tắt là nhóm 7-Khác).

b) Thành viên hộ

- Người là đối tượng đang hưởng TCXH hàng tháng.

- Người là đối tượng được cá nhân, hộ gia đình nhận chăm sóc, nuôi dưỡng tại hộ gia đình (trẻ mồ côi, bỏ rơi, người cao tuổi đủ điều kiện sống trong cơ sở BTXH, nhà xã hội nhưng được hộ gia đình nhận nuôi dưỡng, chăm sóc, người khuyết tật đặc biệt nặng..).

- Người đứng ra nhận nuôi dưỡng, chăm sóc hoặc đại diện hộ gia đình nhận kinh phí chăm sóc nuôi dưỡng đối tượng.

2. Phương pháp điều tra, thu thập thông tin

Sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp. Điều tra viên đến gặp chủ hộ và những thành viên trong hộ để phỏng vấn và ghi thông tin trực tiếp vào phiếu phỏng vấn. Để bảo đảm chất lượng thông tin thu thập, cuộc khảo sát không sử dụng phương pháp điều tra gián tiếp hoặc sao chép các thông tin từ các nguồn có sẵn khác vào phiếu thu thập thông tin.

III. NỘI DUNG KẾ HOẠCH

1. Tập huấn nghiệp vụ

Phòng Lao động - TB&XH chủ trì tổ chức tập huấn nghiệp vụ cho các thành viên trong Ban chỉ đạo và lực lượng tham gia điều tra ở địa phương, gồm: Các Trưởng nhóm và điều tra viên.

- Thời gian tập huấn: 1 ngày, dự kiến vào ngày 13/4/2016.

- Số lượng: 230 người (Có danh sách phân bổ số lượng điều tra viên kèm theo)

          2. Lập danh sách điều tra

          Cán bộ Lao động - TBXH các xã, thị trấn chịu trách nhiệm lập danh sách các hộ nghèo, hộ cận nghèo được phê duyệt tại Quyết định số 371/QĐ-UBND ngày 16/3/2016 của Chủ tịch UBND huyện; hộ gia đình và thành viên hộ gia đình hưởng chính sách trợ giúp xã hội.

          - Thời gian hoàn thành trước ngày 20/4/2016.

3. Điều tra thu thập thông tin tại các hộ

Điều tra viên trực tiếp đến từng hộ theo danh sách điều tra, phỏng vấn, ghi thông tin vào phiếu điều tra.

Thời gian thực hiện: từ ngày 20/4/2016 đến ngày 15/5/2016.

4. Công tác tuyên truyền

Triển khai thực hiện tuyên truyền trên phương tiện thông tin đại chúng, trên cổng thông tin điện tử của huyện, thông qua các văn bản từ cấp tỉnh xuống huyện, từ cấp huyện xuống xã.

Cấp xã phát thông báo trực tiếp về cuộc điều tra trên hệ thống loa truyền thanh của xã trước và trong thời gian thực hiện điều tra.

5. Công tác kiểm tra giám sát

Ban chỉ đạo tổng điều tra rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều giai đoạn 2016 - 2020 của huyện phối hợp với phòng Lao động - TBXH, UBND các xã, thị trấn thực hiện việc giám sát, kiểm tra thường xuyên hoặc đột xuất nhằm uốn nắn kịp thời sai sót của điều tra viên để tránh những lỗi hệ thống trong suốt thời gian điều tra, thu thập thông tin, nghiệm thu phiếu điều tra.

6. Công tác nghiệm thu phiếu điều tra

- UBND xã có trách nhiệm kiểm tra 100% các phiếu của điều tra viên và nghiệm thu theo các bản/tiểu khu, chuyển phiếu đã nghiệm thu về Phòng Lao động - TBXH. Hoàn thành chậm nhất vào ngày 15/5/2016.

- Phòng Lao động - TBXH có trách nhiệm kiểm tra và nghiệm thu 100% các phiếu do cấp xã chuyển lên. Sau khi nghiệm thu, Phòng Lao động - TBXH tổng hợp, báo cáo kết quả công tác điều tra và bàn giao phiếu thu thập thông tin trên địa bàn huyện về Sở Lao động - TBXH; hoàn thành chậm nhất ngày 30/5/2016.

Ở mỗi cấp nghiệm thu, cần nghiệm thu cả 3 danh sách (Danh sách hộ nghèo, danh sách hộ cận nghèo và danh sách hộ có đối tượng hưởng TCXH hàng tháng theo mẫu quy định), tổng số phiếu điều tra và các danh sách phải khớp nhau. Tên hộ ghi trên phiếu điều tra, phải nằm trong danh sách điều tra.

7. Công tác thông tin báo cáo

Phòng Lao động - TBXH, UBND cấp xã chủ động báo cáo thường xuyên về tiến độ triển khai thực hiện, báo cáo kết thúc cuộc điều tra, báo cáo đột xuất theo yêu cầu.

IV. KINH PHÍ

Kinh phí Điều tra thu thập thông tin hộ gia đình có đối tượng Bảo trợ xã hội; hộ nghèo, hộ cận nghèo theo chuẩn mới được thực hiện theo Hợp đồng số 128/HĐ-SLĐTBXH ngày 24/3/2016 giữa Sở Lao động - TBXH và Phòng Lao động - TB&XH.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

  1. 1.     Phòng Lao động -TB&XH

- Tổ chức triển khai kế hoạch và tổ chức tập huấn cho các thành viên Ban chỉ đạo và những người trực tiếp tham gia điều tra, thu thập thông tin Phiếu C và phiếu C1.

-  Phối hợp với thành viên Ban chỉ đạo, UBND các xã, thị trấn tổ chức kiểm tra, giám sát việc điều tra thu thập thông tin trên địa bàn.

- Chịu trách nhiệm nghiệm thu phiếu C và phiếu C1, danh sách, mẫu biểu từ các xã, thị trấn chuyển giao về Sở Lao động - TBXH.

- Chủ động phối hợp với Sở Lao động - TBXH thanh quyết toán kinh phí theo quy định.

- Phối hợp với cơ quan ở Trung ương, ở tỉnh và chỉ đạo Điều tra viên ở cấp xã thực hiện chỉnh sửa phiếu C, phiếu C1 khi có yêu cầu (do thu thập thông tin chưa đúng hướng dẫn).

2. Ban Chỉ đạo điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo huyện

Các thành viên Ban Chỉ đạo huyện căn cứ nhiệm vụ được phân công phụ trách các xã, thị trấn chịu trách nhiệm triển khai, đôn đốc, hướng dẫn  (Điều tra phiếu C) đảm bảo chất lượng và đúng thời gian quy định (Có danh sách phân công phụ trách kèm theo).

  1. 3.     UBND các xã, thị trấn

- Phổ biến, tuyên truyền mục đích, ý nghĩa, yêu cầu, nội dung của cuộc điều tra, thu thập thông tin theo tài liệu hướng dẫn của Bộ Lao động - TBXH.

- Tổ chức lực lượng điều tra viên, giám sát viên, phân công cán bộ làm trưởng nhóm điều tra để tham mưu thực hiện các yêu cầu của cuộc điều tra.

- Lập danh sách điều tra các hộ nghèo, cận nghèo theo Quyết định số 371/QĐ-UBND 16/3/2016 của Chủ tịch UBND huyện Mộc Châu phê duyệt danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2015 theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016 - 2020.

- Tổ chức điều tra thu thập thông tin, ghi chép vào phiếu điều tra theo quy định.

- Kiểm tra, nghiệm thu phiếu điều tra từ các nhóm điều tra, bàn giao phiếu điều tra về phòng Lao động - TBXH huyện.

- Phối hợp với cơ quan ở tỉnh, ở huyện và chỉ đạo Điều tra viên ở các bản, tiểu khu chỉnh sửa phiếu C, phiếu C1 khi có yêu cầu (do thu thập thông tin chưa đúng hướng dẫn).

Trên đây là kế hoạch điều tra thu thập thông tin hộ gia đình có đối tượng Bảo trợ xã hội; hộ nghèo, hộ cận nghèo theo chuẩn mới. UBND huyện yêu cầu UBND các xã, thị trấn; các cơ quan, đơn vị phối hợp triển khai thực hiện việc điều tra, thu thập thông tin phiếu C và phiếu C1 đảm bảo chất lượng và đúng thời gian quy định. Trong quá trình thực hiện có vướng mắc, báo cáo về BCĐ huyện (qua Phòng Lao động - TB&XH) để được hướng dẫn kịp thời./.

 Nơi nhận:                                                       

- Sở Lao động - TB&XH tỉnh (b/c);                                                    

- Thường trực huyện uỷ (b/c);

- Thường trực HĐND huyện (b/c);

- Lãnh đạo UBND huyện;

- Các cơ quan, đơn vị có liên quan;

- Các Thành viên BCĐ;

- UBND các xã, thị trấn;

- Ban BT cổng TTĐT huyện;

- Lưu: VT, LĐ, (Th) 50 bản.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN

KT. CHỦ TỊCH

PHÓ CHỦ TỊCH

 

 

 

 

 

Nguyễn Thị Hoa

UỶ BAN NHÂN DÂN

HUYỆN MỘC CHÂU

 

 

Số: 510/KH-UBND

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

 

Mộc Châu, ngày  07 tháng 4  năm 2016

 

KẾ HOẠCH

Điều tra thu thập thông tin hộ gia đình có đối tượng Bảo trợ xã hội;

hộ nghèo, hộ cận nghèo theo chuẩn mới

 

Căn cứ Quyết định số 1683/QĐ-LĐTBXH ngày 30/10/2013 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc phê duyệt đề án “ Tăng cường hệ thống trợ giúp xã hội Việt Nam” vay vốn ngân hàng thế giới;

Căn cứ Quyết định số 1655/QĐ-LĐTBXH ngày 11/11/2015 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc phê duyệt Phương án thu thập thông tin về hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ có đối tượng hưởng chế độ trợ giúp xã hội hàng tháng tại cộng công năm 2015;

Căn cứ Quyết định số 1732/QĐ-LĐTBXH ngày 24/11/2015 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc phê duyệt dự toán chi phí điều tra và đơn giá khoán/phiếu điều tra (phiếu C và C1) cho các tỉnh thực hiện thu thập thông tin hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có đối tượng hưởng chế độ trợ giúp xã hội hàng tháng tại cộng đồng năm 2015;

Thực hiện Kế hoạch số 07/KH-SLĐTBXH ngày 08/01/2016 của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội về việc điều tra thu thập thông tin hộ gia đình có đối tượng Bảo trợ xã hội; hộ nghèo, hộ cận nghèo theo chuẩn mới. UBND huyện ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

          1. Mục đích

Thu thập thông tin góp phần xây dựng cơ sở dữ liệu (CSDL) quốc gia và hệ thống thông tin quản lý hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ có đối tượng bảo trợ xã hội (BTXH) áp dụng trên phạm vi toàn quốc. Trong đó, có việc thu thập thông tin ban đầu phục vụ việc xây dựng CSDL quốc gia về hộ có đối tượng hưởng trợ cấp/trợ giúp hàng tháng.

2. Yêu cầu

Điều tra thu thập thông tin, đặc điểm hộ nghèo, hộ cận nghèo được cấp có thẩm quyền công nhận theo chuẩn nghèo tại Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg ngày 19/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ và hộ có đối tượng Bảo trợ xã hội đang nhận trợ cấp hàng tháng phải thực hiện đúng quy trình, bảo đảm tính trung thực, khách quan, nhằm xác định đúng đặc điểm của hộ, của đối tượng BTXH. Kết quả điều tra thu thập thông tin bảo đảm được Trung ương nghiệm thu, sử dụng để xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về hệ thống thông tin quản lý hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ có đối tượng bảo trợ xã hội áp dụng trên phạm vi toàn quốc.

II. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRA

1. Phạm vi và đối tượng

Đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo được UBND huyện công nhận theo Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg ngày 19/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ (Điều tra phiếu C) theo quy trình Tổng điều tra hộ nghèo, cận nghèo năm 2015 trong phạm vi toàn huyện.

Đối với việc thu thập thông tin hộ gia đình và thành viên hộ gia đình hưởng chính sách trợ giúp xã hội (Điều tra phiếu C1) trên phạm vi toàn huyện thuộc một trong các loại sau:

a) Hộ gia đình

- Hộ có đối tượng đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng (TCXH).

- Hộ đang nhận kinh phí chăm sóc người khuyết tật đặc biệt nặng là thành viên hộ gia đình.

- Hộ đang nhận kinh phí chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em mất nguồn nuôi dưỡng, người khuyết tật đặc biệt nặng, người cao tuổi.

Trong đó, đối tượng đang hưởng TCXH hàng tháng bao gồm:

(1) Trẻ dưới 16 tuổi không có nguồn nuôi dưỡng theo quy định tại Khoản 1, Điều 5, Nghị định 136/2013/NĐ-CP (gọi tắt là nhóm 1-TE mồ côi).

(2) Người từ 16 tuổi đến 22 tuổi không có nguồn nuôi dưỡng đang học phổ thông, học nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học văn bằng thứ nhất theo quy định tại Khoản 2, Điều 5, Nghị định 136/2013/NĐ-CP (gọi tắt là nhóm 2-16-22t).

(3) Trẻ em bị nhiễm HIV thuộc hộ nghèo; người bị nhiễm HIV thuộc hộ nghèo không còn khả năng lao dộng mà không có lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng, trợ cấp ưu đãi người có công hàng tháng, trợ cấp hàng tháng theo quy định tại Khoản 3, Điều 5, Nghị định 136/2013/NĐ-CP (Gọi tắt là nhóm 3-HIV).

(4) Người đơn thân nghèo đang nuôi con: Người thuộc hộ nghèo không có chồng hoặc không có vợ; có chồng hoặc vợ đã chết; có chồng hoặc vợ mất tích theo quy định của pháp luật và đang nuôi con dưới 16 tuổi hoặc đang nuôi con từ 16 đến 22 tuổi nhưng người con đó đang học phổ thông, học nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học văn bằng thứ nhất theo quy định tại Khoản 4, Điều 5, Nghị định 136/2013/NĐ-CP (gọi tắt là nhóm 4-NĐT).

(5) Người cao tuổi theo quy định tại Khoản 5, Điều 5, Nghị định 136/2013/NĐ-CP (gọi tắt là nhóm 5-NCT) thuộc một trong các trường hợp sau đây:

(5.1) Người cao tuổi thuộc hộ nghèo không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng hoặc có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng nhưng người này đang hưởng chế độ trợ cấp xã hội hàng tháng.

(5.2) Người từ đủ 80 tuổi trở lên không có lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng, trợ cấp xã hội hàng tháng thuộc diện hộ nghèo.

(5.3) Người cao tuổi thuộc hộ nghèo không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng, không có điều kiện sống ở cộng đồng, đủ điều kiện tiếp nhận vào cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội nhưng có người nhận chăm sóc tại cộng đồng.

(6) Trẻ em khuyết tật, người khuyết tật đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng theo quy định của pháp luật về người khuyết tật (gọi tắt là nhóm 6-NKT).

(7) Đối tượng khác bao gồm các đối tượng không xếp vào các nhóm từ (1) đến (6) trên mà đang hưởng TCXH hàng tháng (ví dụ như người từ 75-80 tuổi, người có hoàn cảnh khó khăn…do địa phương quyết định thực hiện) (gọi tắt là nhóm 7-Khác).

b) Thành viên hộ

- Người là đối tượng đang hưởng TCXH hàng tháng.

- Người là đối tượng được cá nhân, hộ gia đình nhận chăm sóc, nuôi dưỡng tại hộ gia đình (trẻ mồ côi, bỏ rơi, người cao tuổi đủ điều kiện sống trong cơ sở BTXH, nhà xã hội nhưng được hộ gia đình nhận nuôi dưỡng, chăm sóc, người khuyết tật đặc biệt nặng..).

- Người đứng ra nhận nuôi dưỡng, chăm sóc hoặc đại diện hộ gia đình nhận kinh phí chăm sóc nuôi dưỡng đối tượng.

2. Phương pháp điều tra, thu thập thông tin

Sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp. Điều tra viên đến gặp chủ hộ và những thành viên trong hộ để phỏng vấn và ghi thông tin trực tiếp vào phiếu phỏng vấn. Để bảo đảm chất lượng thông tin thu thập, cuộc khảo sát không sử dụng phương pháp điều tra gián tiếp hoặc sao chép các thông tin từ các nguồn có sẵn khác vào phiếu thu thập thông tin.

III. NỘI DUNG KẾ HOẠCH

1. Tập huấn nghiệp vụ

Phòng Lao động - TB&XH chủ trì tổ chức tập huấn nghiệp vụ cho các thành viên trong Ban chỉ đạo và lực lượng tham gia điều tra ở địa phương, gồm: Các Trưởng nhóm và điều tra viên.

- Thời gian tập huấn: 1 ngày, dự kiến vào ngày 13/4/2016.

- Số lượng: 230 người (Có danh sách phân bổ số lượng điều tra viên kèm theo)

          2. Lập danh sách điều tra

          Cán bộ Lao động - TBXH các xã, thị trấn chịu trách nhiệm lập danh sách các hộ nghèo, hộ cận nghèo được phê duyệt tại Quyết định số 371/QĐ-UBND ngày 16/3/2016 của Chủ tịch UBND huyện; hộ gia đình và thành viên hộ gia đình hưởng chính sách trợ giúp xã hội.

          - Thời gian hoàn thành trước ngày 20/4/2016.

3. Điều tra thu thập thông tin tại các hộ

Điều tra viên trực tiếp đến từng hộ theo danh sách điều tra, phỏng vấn, ghi thông tin vào phiếu điều tra.

Thời gian thực hiện: từ ngày 20/4/2016 đến ngày 15/5/2016.

4. Công tác tuyên truyền

Triển khai thực hiện tuyên truyền trên phương tiện thông tin đại chúng, trên cổng thông tin điện tử của huyện, thông qua các văn bản từ cấp tỉnh xuống huyện, từ cấp huyện xuống xã.

Cấp xã phát thông báo trực tiếp về cuộc điều tra trên hệ thống loa truyền thanh của xã trước và trong thời gian thực hiện điều tra.

5. Công tác kiểm tra giám sát

Ban chỉ đạo tổng điều tra rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều giai đoạn 2016 - 2020 của huyện phối hợp với phòng Lao động - TBXH, UBND các xã, thị trấn thực hiện việc giám sát, kiểm tra thường xuyên hoặc đột xuất nhằm uốn nắn kịp thời sai sót của điều tra viên để tránh những lỗi hệ thống trong suốt thời gian điều tra, thu thập thông tin, nghiệm thu phiếu điều tra.

6. Công tác nghiệm thu phiếu điều tra

- UBND xã có trách nhiệm kiểm tra 100% các phiếu của điều tra viên và nghiệm thu theo các bản/tiểu khu, chuyển phiếu đã nghiệm thu về Phòng Lao động - TBXH. Hoàn thành chậm nhất vào ngày 15/5/2016.

- Phòng Lao động - TBXH có trách nhiệm kiểm tra và nghiệm thu 100% các phiếu do cấp xã chuyển lên. Sau khi nghiệm thu, Phòng Lao động - TBXH tổng hợp, báo cáo kết quả công tác điều tra và bàn giao phiếu thu thập thông tin trên địa bàn huyện về Sở Lao động - TBXH; hoàn thành chậm nhất ngày 30/5/2016.

Ở mỗi cấp nghiệm thu, cần nghiệm thu cả 3 danh sách (Danh sách hộ nghèo, danh sách hộ cận nghèo và danh sách hộ có đối tượng hưởng TCXH hàng tháng theo mẫu quy định), tổng số phiếu điều tra và các danh sách phải khớp nhau. Tên hộ ghi trên phiếu điều tra, phải nằm trong danh sách điều tra.

7. Công tác thông tin báo cáo

Phòng Lao động - TBXH, UBND cấp xã chủ động báo cáo thường xuyên về tiến độ triển khai thực hiện, báo cáo kết thúc cuộc điều tra, báo cáo đột xuất theo yêu cầu.

IV. KINH PHÍ

Kinh phí Điều tra thu thập thông tin hộ gia đình có đối tượng Bảo trợ xã hội; hộ nghèo, hộ cận nghèo theo chuẩn mới được thực hiện theo Hợp đồng số 128/HĐ-SLĐTBXH ngày 24/3/2016 giữa Sở Lao động - TBXH và Phòng Lao động - TB&XH.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

  1. 1.     Phòng Lao động -TB&XH

- Tổ chức triển khai kế hoạch và tổ chức tập huấn cho các thành viên Ban chỉ đạo và những người trực tiếp tham gia điều tra, thu thập thông tin Phiếu C và phiếu C1.

-  Phối hợp với thành viên Ban chỉ đạo, UBND các xã, thị trấn tổ chức kiểm tra, giám sát việc điều tra thu thập thông tin trên địa bàn.

- Chịu trách nhiệm nghiệm thu phiếu C và phiếu C1, danh sách, mẫu biểu từ các xã, thị trấn chuyển giao về Sở Lao động - TBXH.

- Chủ động phối hợp với Sở Lao động - TBXH thanh quyết toán kinh phí theo quy định.

- Phối hợp với cơ quan ở Trung ương, ở tỉnh và chỉ đạo Điều tra viên ở cấp xã thực hiện chỉnh sửa phiếu C, phiếu C1 khi có yêu cầu (do thu thập thông tin chưa đúng hướng dẫn).

2. Ban Chỉ đạo điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo huyện

Các thành viên Ban Chỉ đạo huyện căn cứ nhiệm vụ được phân công phụ trách các xã, thị trấn chịu trách nhiệm triển khai, đôn đốc, hướng dẫn  (Điều tra phiếu C) đảm bảo chất lượng và đúng thời gian quy định (Có danh sách phân công phụ trách kèm theo).

  1. 3.     UBND các xã, thị trấn

- Phổ biến, tuyên truyền mục đích, ý nghĩa, yêu cầu, nội dung của cuộc điều tra, thu thập thông tin theo tài liệu hướng dẫn của Bộ Lao động - TBXH.

- Tổ chức lực lượng điều tra viên, giám sát viên, phân công cán bộ làm trưởng nhóm điều tra để tham mưu thực hiện các yêu cầu của cuộc điều tra.

- Lập danh sách điều tra các hộ nghèo, cận nghèo theo Quyết định số 371/QĐ-UBND 16/3/2016 của Chủ tịch UBND huyện Mộc Châu phê duyệt danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2015 theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016 - 2020.

- Tổ chức điều tra thu thập thông tin, ghi chép vào phiếu điều tra theo quy định.

- Kiểm tra, nghiệm thu phiếu điều tra từ các nhóm điều tra, bàn giao phiếu điều tra về phòng Lao động - TBXH huyện.

- Phối hợp với cơ quan ở tỉnh, ở huyện và chỉ đạo Điều tra viên ở các bản, tiểu khu chỉnh sửa phiếu C, phiếu C1 khi có yêu cầu (do thu thập thông tin chưa đúng hướng dẫn).

Trên đây là kế hoạch điều tra thu thập thông tin hộ gia đình có đối tượng Bảo trợ xã hội; hộ nghèo, hộ cận nghèo theo chuẩn mới. UBND huyện yêu cầu UBND các xã, thị trấn; các cơ quan, đơn vị phối hợp triển khai thực hiện việc điều tra, thu thập thông tin phiếu C và phiếu C1 đảm bảo chất lượng và đúng thời gian quy định. Trong quá trình thực hiện có vướng mắc, báo cáo về BCĐ huyện (qua Phòng Lao động - TB&XH) để được hướng dẫn kịp thời./.

 Nơi nhận:                                                       

- Sở Lao động - TB&XH tỉnh (b/c);                                                    

- Thường trực huyện uỷ (b/c);

- Thường trực HĐND huyện (b/c);

- Lãnh đạo UBND huyện;

- Các cơ quan, đơn vị có liên quan;

- Các Thành viên BCĐ;

- UBND các xã, thị trấn;

- Ban BT cổng TTĐT huyện;

- Lưu: VT, LĐ, (Th) 50 bản.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN

KT. CHỦ TỊCH

PHÓ CHỦ TỊCH

 

 

 

 

 

Nguyễn Thị Hoa

THÔNG TIN CHỈ ĐẠO ĐIỀU HÀNH
Đăng nhập
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1