Top slide banner
Phòng Tài nguyên và Môi trường
I. Thông tin biên chế, chức danh
 

Trưởng phòng

HÀ QUANG THÀNH

- Sinh ngày: 15/09/1985

- Dân tộc: Kinh

- Trình độ chuyên môn: Thạc sỹ

- Trình độ Lý luận, chính trị: cao cấp

- Điện thoại: 0978949125

- Email:thanhhq.mocchau@sonla.gov.vn

 

 Phó Trưởng phòng

NGUYỄN THỊ THÚY

- Sinh ngày: 28/11/1981

- Dân tộc: Kinh

- Trình độ chuyên môn: Đại học

- Trình độ lý luận: Trung cấp

- Số điện thoại:0989707569

- Email: thuynt81.mocchau@sonla.gov.vn

   

 Phó Trưởng phòng

 LONG TRUNG THÀNH

- Sinh ngày: 26/7/1977

- Dân tộc: Tày

- Trình độ chuyên môn: Đại học

- Trình độ lý luận:

- Số điện thoại:0989707569

- Email: thanhlt.mocchau@sonla.gov.vn

       

 Chuyên viên

HÀ VĂN ĐÔNG

- Sinh ngày: 06/10/1992

- Dân tộc:Thái

- Trình độ chuyên môn: Đại học

- Trình độ lý luận: Cao cấp

- Số điện thoại: 0964948889 

- Email: donghv.mocchau@sonla.gov.vn

           

 Chuyên viên

LÊ KHÁNH LINH

- Sinh ngày: 12/7/1994

- Dân tộc: Kinh

- Trình độ chuyên môn: Thạc sỹ

- Trình độ lý luận:

- Số điện thoại: 0866635266

- Email: linhlk.mocchau@sonla.gov.vn

 

Chuyên viên

HỒ HẢI YẾN

- Sinh ngày: 06/9/1994

- Dân tộc: Kinh

- Trình độ chuyên môn: Thạc sỹ

- Trình độ lý luận: Sơ cấp

- Số điện thoại: 0383445999

- Email: yenhh.mocchau@sonla.gov.vn


     
II. Chức năng, nhiệm vụ. quyền hạn

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi, đối tượng điều chỉnh

1. Quy chế này quy định về nguyên tắc, chế độ trách nhiệm, lề lối làm việc, quan hệ công tác và trình tự giải quyết công việc của Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Mộc Châu (sau đây gọi chung là Phòng);

2. Mọi cán bộ, công chức của Phòng; các tổ chức, cá nhân có quan hệ làm việc với Phòng chịu sự điều chỉnh của Quy chế này.

Điều 2. Nguyên tắc làm việc

1. Phòng làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ và thực hiện chế độ Thủ trưởng, bảo đảm sự điều hành thống nhất của Trưởng phòng đối với các lĩnh vực công tác của Phòng. Mọi hoạt động của Phòng đều phải tuân thủ quy định của pháp luật và Quy chế làm việc của Phòng. Cán bộ, công chức thuộc Phòng phải xử lý và giải quyết công việc đúng phạm vi trách nhiệm, thẩm quyền;

2. Trong phân công công việc, mỗi việc chỉ được giao một người phụ trách và chịu trách nhiệm chính. Trưởng phòng, Phó trưởng phòng, cá nhân được giao công việc phải chịu trách nhiệm chính về công việc được phân công;

3. Bảo đảm tuân thủ trình tự, thủ tục và thời hạn giải quyết công việc theo đúng quy định của pháp luật, chương trình, kế hoạch, lịch làm việc và Quy chế làm việc của Phòng;

4. Bảo đảm phát huy năng lực và sở trường của cán bộ, công chức, đề cao sự phối hợp công tác, trao đổi thông tin trong giải quyết công việc và trong mọi hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được pháp luật quy định;

5. Bảo đảm dân chủ, rõ ràng, minh bạch và hiệu quả trong mọi hoạt động.

6. Hoạt động của Phòng phải bảo đảm tuân thủ sự chỉ đạo, điều hành của Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND huyện, sự giám sát của HĐND huyện và các cơ quan nhà nước cấp trên.

Chương II

CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN

Điều 3. Chức năng của Phòng

1. Phòng là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện thực hiện chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân huyện quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường, gồm: đất đai, tài nguyên nước, khoáng sản, môi trường, biến đổi khí hậu.

2. Phòng có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản; chịu sự chỉ đạo, quản lý và điều hành của Ủy ban nhân dân huyện; đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của Sở Tài nguyên và Môi trường.

Điều 4. Nhiệm vụ và quyền hạn

1. Trình Ủy ban nhân dân huyện ban hành quyết định, chỉ thị; quy hoạch, kế hoạch dài hạn, 05 năm và hàng năm; chương trình, biện pháp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính nhà nước thuộc lĩnh vực tài nguyên và môi trường.

2. Tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật, quy hoạch, kế hoạch sau khi được phê duyệt; thông tin, tuyên truyền, giáo dục pháp luật về tài nguyên và môi trường; theo dõi thi hành pháp luật về tài nguyên và môi trường.

3. Lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt.

4. Thẩm định hồ sơ về giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất, chuyển quyền sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho các đối tượng thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân huyện.

5. Theo dõi biến động về đất đai; thực hiện việc lập, quản lý, cập nhật và chỉnh lý hồ sơ địa chính, xây dựng hệ thống thông tin đất đai cấp huyện.

6. Tham gia xác định giá đất, mức thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất của địa phương; tổ chức thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư theo quy định của pháp luật; tham mưu giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện quyết định trưng dụng đất, gia hạn trưng dụng đất.

7. Tổ chức đăng ký, xác nhận và kiểm tra việc thực hiện kế hoạch bảo vệ môi trường, đề án bảo vệ môi trường đơn giản và các kế hoạch phòng ngừa, ứng phó và khắc phục sự cố môi trường trên địa bàn; thực hiện công tác bảo vệ môi trường làng nghề trên địa bàn; lập báo cáo hiện trạng môi trường theo định kỳ; đề xuất các giải pháp xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề, các cụm công nghiệp, khu du lịch trên địa bàn; thu thập, quản lý lưu trữ dữ liệu về tài nguyên nước, môi trường và đa dạng sinh học trên địa bàn.

8. Tham gia thực hiện các giải pháp ngăn ngừa và kiểm soát các loài sinh vật ngoại lai xâm hại; tiếp nhận, xử lý thông tin, dữ liệu về các sinh vật biến đổi gen và sản phẩm, hàng hóa có nguồn gốc từ sinh vật biến đổi gen, quản lý nguồn gen; tham gia tổ chức thực hiện các kế hoạch, chương trình bảo tồn và phát triển bền vững các hệ sinh thái, loài và nguồn gen.

9. Thực hiện các biện pháp bảo vệ chất lượng tài nguyên nước, nguồn nước sinh hoạt tại địa phương; điều tra, thống kê, tổng hợp và phân loại giếng phải trám lấp; kiểm tra việc thực hiện trình tự, thủ tục, yêu cầu kỹ thuật trong việc trám lấp giếng.

10. Tổ chức ứng phó, khắc phục sự cố ô nhiễm nguồn nước; theo dõi, phát hiện và tham gia giải quyết sự cố ô nhiễm nguồn nước liên quốc gia theo thẩm quyền.

11. Tổ chức đăng ký hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước theo thẩm quyền.

12. Giúp Ủy ban nhân dân huyện giải quyết theo thẩm quyền cho thuê đất hoạt động khoáng sản, sử dụng hạ tầng kỹ thuật và các vấn đề khác có liên quan cho tổ chức, cá nhân được phép hoạt động khoáng sản tại địa phương theo quy định của pháp luật.

13. Giúp Ủy ban nhân dân huyện thực hiện các biện pháp bảo vệ khoáng sản chưa khai thác, tài nguyên thiên nhiên khác theo quy định của pháp luật.

14. Tổ chức thực hiện kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu và tham gia cập nhật kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu trên địa bàn cấp huyện.

15. Tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản.

16. Theo dõi, kiểm tra các tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về tài nguyên và môi trường; giải quyết khiếu nại, tố cáo; phòng, chống tham nhũng, lãng phí về tài nguyên và môi trường theo quy định của pháp luật và phân công của Ủy ban nhân dân huyện.

17. Ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ; xây dựng hệ thống thông tin, lưu trữ phục vụ công tác quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường.

18. Giúp Ủy ban nhân dân huyện quản lý nhà nước đối với các tổ chức kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân; tham gia quản lý tổ chức và hoạt động của các hội và tổ chức phi chính phủ trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân huyện.

          19. Hướng dẫn, kiểm tra chuyên môn, nghiệp vụ quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường đối với công chức chuyên môn về tài nguyên và môi trường thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã.

          20. Thực hiện công tác thông tin, báo cáo định kỳ và đột xuất về tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao theo quy định của Ủy ban nhân dân huyện và Sở Tài nguyên và Môi trường.

          21. Quản lý tổ chức bộ máy, vị trí việc làm, biên chế công chức, cơ cấu ngạch công chức, thực hiện chế độ tiền lương, chính sách, chế độ đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật, đào tạo và bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ đối với công chức và người lao động thuộc phạm vi quản lý của Phòng theo quy định của pháp luật và phân công của Ủy ban nhân dân huyện.

          22. Quản lý và chịu trách nhiệm về tài chính, tài sản của Phòng theo quy định của pháp luật.

          23. Giúp Ủy ban nhân dân huyện quản lý các nguồn tài chính và các dịch vụ công trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường theo quy định của pháp luật.

          24. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Ủy ban nhân dân huyện giao hoặc theo quy định của pháp luật.

CHƯƠNG III

NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA CÁN BỘ CÔNG CHỨC

Điều 5. Nhiệm vụ và quyền hạn của Trưởng phòng

- Trưởng phòng chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Phòng. Chịu trách nhiệm về những công tác đã phân công cho cán bộ dưới quyền và những quyết định trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.

- Chịu trách nhiệm cá nhân theo quy định tại Nghị định số 157/2007/NĐ-CP về quy định chế độ trách nhiệm đối với người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị của nhà nước trong thi hành nhiệm vụ, công vụ.

- Chịu trách nhiệm báo cáo định kỳ và giải trình các vấn đề trước Ủy ban nhân dân huyện. Được quan hệ trực tiếp với các cơ quan đồng cấp trong phạm vi trong và ngoài huyện Mộc Châu; đồng thời cũng là người chịu trách nhiệm chính trong quan hệ với ngành dọc cấp trên.

- Chịu trách nhiệm quản lý cán bộ, công chức của Phòng theo các quy định về công tác cán bộ và Luật cán bộ, công chức. Tổ chức phân công vị trí việc làm phù hợp với yêu cầu công tác và chuyên môn nghiệp vụ của công chức. Quản lý trang thiết bị, tài sản, tài chính của đơn vị.

- Chịu trách nhiệm về các văn bản đã ký theo thẩm quyền, đồng thời chịu trách nhiệm liên đới về những văn bản do cán bộ, công chức Phòng soạn thảo và Uỷ ban nhân dân huyện ban hành theo Quy chế làm việc của Uỷ ban nhân dân huyện.

- Chấp hành sự lãnh đạo của Chi bộ, cụ thể hoá nghị quyết của Chi bộ thành chương trình công tác tuần, tháng, quý, năm. Có trách nhiệm báo cáo với cấp uỷ Chi bộ về các nhiệm vụ công tác của Phòng đã hoàn thành, chưa hoàn thành, các thuận lợi, khó khăn để tranh thủ sự lãnh đạo của Chi bộ.

- Giữ mối quan hệ chặt chẽ với Công đoàn cơ sở để phát huy dân chủ, trí tuệ tập thể, tạo sự thống nhất cao trong việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ.

- Khi đi ra ngoài huyện hoặc nghỉ việc riêng từ 01 ngày trở lên phải báo cáo với Thường trực UBND huyện.

Điều 6. Nhiệm vụ và quyền hạn của các Phó trưởng phòng

- Là người giúp việc cho Trưởng phòng, chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công. Có trách nhiệm tuân thủ tuyệt đối sự lãnh đạo của Trưởng phòng và chịu trách nhiệm về quyết định của mình khi thực hiện nhiệm vụ. Chịu trách nhiệm về công tác đã phân công cho cán bộ, công chức trong Phòng.

- Chịu hoàn toàn trách nhiệm cá nhân theo quy định tại Nghị định số 157/NĐ-CP về quy định chế độ trách nhiệm đối với người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị của nhà nước trong thi hành nhiệm vụ, công vụ; thực hiện các nhiệm vụ của Trưởng phòng khi Trưởng phòng uỷ quyền.

Điều 7. Cán bộ, công chức

- Cán bộ, công chức có trách nhiệm phục tùng sự lãnh đạo của Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng. Chịu trách nhiệm trước lãnh đạo Phòng khi giao dịch công tác, làm việc với các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân theo đúng nhiệm vụ, nội dung công tác được giao.

- Thực hiện đầy đủ chức trách, nhiệm vụ theo yêu cầu chuyên môn, nghiệp vụ do ngành quy định và theo đúng chương trình, kế hoạch công tác của Phòng đã đề ra. Tổng hợp tình hình, kết quả công tác để báo cáo theo định kỳ hoặc theo yêu cầu của lãnh đạo Phòng.

- Thực hiện nghiêm túc Luật cán bộ, công chức và nội quy, quy chế của cơ quan.

- Mỗi cán bộ, công chức phải có mối quan hệ chặt chẽ với các bộ phận nghiệp vụ chuyên môn, công chức khác trong cơ quan và các ngành để cùng phối hợp triển khai công tác được giao; hệ thống số liệu, sổ sách, tài liệu của từng bộ phận, công chức có trách nhiệm quản lý, sử dụng theo chế độ bảo mật quy định.

- Cán bộ, công chức trực tiếp báo cáo với lãnh đạo Phòng về kết quả các công việc được giao và những ý kiến, kiến nghị, đề xuất về các chủ trương, biện pháp nhằm thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ của ngành cũng như các công việc cụ thể do lãnh đạo Phòng giao, được đề đạt nguyện vọng, tâm tư cá nhân với lãnh đạo Phòng.

- Ngoài nhiệm vụ thường xuyên đã được phân công, các công chức phải thực hiện các công việc đột xuất khác khi có yêu cầu của lãnh đạo Phòng.

- Mọi cán bộ, công chức trong cơ quan phải thực hiện nghiêm túc kỷ luật lao động, làm việc đúng giờ quy định, thực hiện nhiệm vụ có chất lượng và hiệu quả, có ý thức và trách nhiệm bảo vệ tài sản chung, thực hiện tốt chế độ báo cáo sau khi thực hiện nhiệm vụ được giao, thực hiện nếp sống lành mạnh, chung thực, khách quan, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư.

Điều 8. Mối quan hệ công tác giữa Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng và cán bộ, công chức

1. Trưởng phòng: Phân công giao nhiệm vụ cho các Phó Trưởng phòng và cán bộ, công chức trong Phòng. Yêu cầu Phó Trưởng phòng và cán bộ, công chức trong Phòng báo cáo định kỳ hoặc đột xuất kết quả công tác được giao. Trực tiếp kiểm tra nghiệp vụ và công việc của cấp dưới. Uỷ quyền cho Phó Trưởng phòng giải quyết công việc khi Trưởng phòng đi vắng từ 02 ngày trở lên.

2. Phó Trưởng phòng: Thực hiện nhiệm vụ do Trưởng phòng giao. Thay mặt Trưởng phòng giải quyết các công việc và điều hành công tác của cơ quan khi được ủy quyền. Yêu cầu bộ phận, công chức báo cáo kết quả công tác. Khi có công việc đột xuất, cấp bách cần giải quyết ngay mà Trưởng phòng vắng mặt, Phó Trưởng phòng có thể giải quyết, sau đó báo cáo lại với Trưởng phòng.

3. Cán bộ, công chức: Thực hiện nhiệm vụ công tác do lãnh đạo Phòng phân công. Khi nhận nhiệm vụ công tác, được đề xuất, kiến nghị với lãnh đạo Phòng tạo điều kiện để giải quyết nhiệm vụ công tác đó. Được nghe truyền đạt phổ biến các chủ trương, chính sách, các văn bản chỉ đạo của cấp trên phục vụ cho công tác. Dự các cuộc họp của Phòng, tham gia thảo luận chương trình công tác, tham gia góp ý kiến với lãnh đạo Phòng.

CHƯƠNG IV

CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC

Điều 9. Chế độ, chương trình, kế hoạch công tác

- Hàng năm, Phòng tiến hành xây dựng chương trình, kế hoạch công tác để tổ chức thực hiện nhiệm vụ.

- Định kỳ hàng tháng, Phòng tiến hành xây dựng chương trình, kế hoạch công tác theo đúng yêu cầu của Ủy ban nhân dân huyện và Sở Tài nguyên và Môi trường.

- Mỗi cán bộ chuyên môn trong Phòng phải xây dựng chương trình, kế hoạch công tác tuần, tháng phù hợp với chương trình, kế hoạch công tác hàng tháng của Phòng, báo cáo lãnh đạo Phòng tham gia để triển khai thực hiện.

Điều 10. Chế độ hội họp và học tập

- Họp đột xuất, trao đổi công việc: Do Trưởng phòng quyết định.

- Họp hàng tháng: Thực hiện họp vào ngày đầu của tháng làm việc (thời gian, địa điểm, thành phần do Trưởng phòng quyết định).

- Nội dung họp: Trưởng phòng có trách nhiệm thông báo nội dung các văn bản chỉ đạo của cấp trên và các thông tin cần thiết đến các bộ phận chuyên môn, thông báo chương trình, kế hoạch công tác của Phòng. Cán bộ, công chức của Phòng có trách nhiệm báo cáo với Trưởng phòng kết quả thực hiện công việc được giao, những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện, đề xuất các giải pháp tháo gỡ các khó khăn vướng mắc để thực hiện công việc được giao

- Trưởng phòng giao nhiệm vụ cho các Phó Trưởng phòng và cán bộ, công chức trong Phòng.

- Mỗi cán bộ, công chức phải thực hiện đầy đủ chế độ hội họp và tự nghiên cứu, học tập nghiệp vụ nhằm nâng cao kiến thức mọi mặt, đáp ứng ngày một tốt hơn công tác được giao và yêu cầu chuẩn hoá trình độ cán bộ, công chức nhà nước.

- Lập sổ nhật ký theo dõi công việc: Mỗi cán bộ, công chức phải thực mở sổ nhật ký công việc trong tuần, trong tháng (Nêu rõ nội dung tên công việc, ngày giao việc, ngày yêu cầu hoàn thành, kết quả thực hiện).

Điều 11. Chế độ soạn thảo, trình ký văn bản

- Văn bản sau khi các cán bộ, công chức soạn thảo đều phải thông qua Trưởng phòng hoặc Phó Trưởng phòng để duyệt và ký tắt trước khi trình cấp trên ký và ban hành theo quy định.

- Các văn bản của Phòng thuộc nghiệp vụ chuyên môn của cán bộ, công chức nào do cán bộ, công chức đó soạn thảo và trình Trưởng phòng hoặc Phó Trưởng phòng ký ban hành theo thẩm quyền quy định.

- Các văn bản mang tính tổng hợp và các nội dung do Thường trực Ủy ban nhân dân huyện giao thì lãnh đạo Phòng trực tiếp soạn thảo hoặc giao cho công chức soạn thảo và báo cáo với Ủy ban nhân dân huyện phê duyệt, ban hành.

Điều 12. Chế độ bảo mật, lưu trữ, quản lý tài liệu và con dấu, sử dụng mạng

- Cán bộ, công chức của Phòng phải chấp hành và thực hiện kỷ luật phát ngôn, giữ bí mật công tác cơ quan; tài liệu, sổ sách làm việc phải ngăn nắp, gọn gàng và để lại cơ quan khi hết giờ làm việc. Khi giao nhận công văn, tài liệu phải có sổ ghi chép cụ thể, rõ ràng.

- Con dấu của Phòng được lưugiữ tại cơ quan, Trưởng phòng giao cho cán bộ nghiệp vụ kiêm công tác hành chính quản lý và sử dụng con dấu theo quy định của nhà nước.

- Cán bộ, công chức của Phòng được quyền sử dụng mạng nội bộ để khai thác, cập nhật thông tin và phục vụ công tác chuyên môn nghiệp vụ, khi sử dụng phải thực hiện công tác bảo mật không tiết lộ các thông tin và mật mã cá nhân cho người khác, chấp hành đúng quy định của Ủy ban nhân dân huyện và quy định pháp luật.

Điều 13. Chế độ thông tin, báo cáo

- Các cán bộ, công chức phải thực hiện nghiêm túc chế độ thông tin, báo cáo với lãnh đạo Phòng theo định kỳ.

1. Báo cáo tuần vào ngày cuối tuần.

2. Báo cáo tháng vào ngày 15 hàng tháng.

3. Báo cáo quý vào ngày 20 của tháng cuối quý.

4. Báo cáo 6 tháng vào ngày 20 của tháng cuối quý II.

5. Báo cáo năm vào ngày 20 tháng 12 hàng năm.

Điều 14. Khen thưởng và kỷ luật

- Hàng năm, Phòng phối hợp với Công đoàn cơ quan tổ chức đăng ký thi đua khen thưởng theo quy định.

- Cán bộ, công chức trong cơ quan có thành tích trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ tuỳ theo thành tích đạt được, cơ quan đề nghị các cấp xét khen thưởng.

- Cán bộ, công chức trong cơ quan vi phạm kỷ luật và pháp luật thì tuỳ theo mức độ vi phạm, cơ quan tiến hành kiểm điểm và đề nghị cấp trên xét, quyết định hình thức kỷ luật.

CHƯƠNG V
MỐI QUAN HỆ CÔNG TÁC

Điều 15. Quan hệ với Huyện uỷ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân huyện và các sở, ngành tỉnh

Phòng Tài nguyên và Môi trường chịu sự chỉ đạo và quản lý trực tiếp, toàn diện của Huyện uỷ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân huyện, đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Sơn La.

Điều 16. Quan hệ với các phòng, ban, ngành của huyện

Phòng quan hệ với các phòng, ban, ngành thuộc huyện là ngang cấp, quan hệ công tác là phối hợp để thực hiện các nhiệm vụ có liên quan do Uỷ ban nhân dân huyện giao.

Điều 17. Quan hệ làm việc với UBND các xã, thị trấn trong huyện

Là quan hệ phối hợp công tác, có trách nhiệm hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác tài nguyên và môi trường các xã, thị trấn.

Điều 18. Quan hệ làm việc với các cơ quan Trung ương, tỉnh, các chủ dự án trên địa bàn

Là mối quan hệ phối hợp trong việc xây dựng và triển khai thực hiện các chương trình, mục tiêu, kế hoạch chuyên ngành gắn với định hướng phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.

Điều 19.  Quan hệ với Chi bộ, Công đoàn cơ sở

1. Quan hệ với Chi bộ

Phòng chịu sự lãnh đạo trực tiếp và toàn diện của Chi bộ đảng và có trách nhiệm tổ chức thực hiện có hiệu quả các nghị quyết của Chi bộ, đồng thời tham gia đề xuất với Chi bộ về những chủ trương, biện pháp nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ của Chi bộ.

2. Quan hệ với Công đoàn cơ sở

Phòng có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với Công đoàn cơ sở để tổ chức chương trình phối hợp hành động, bàn chủ trương, biện pháp thực hiện các mặt công tác; tổ chức thực hiện quy chế dân chủ, giáo dục chính trị tư tưởng, cải tiến phương pháp và điều kiện làm việc, chăm lo đời sống của cán bộ, công chức, tổ chức thực hiện các phong trào thi đua.

CHƯƠNG VI

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 20. Điều khoản thi hành

1. Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm triển khai, hướng dẫn cán bộ, công chức Phòng thực hiện Quy chế này.

2. Tất cả cán bộ, công chức của Phòng có trách nhiệm thực hiện nghiêm túc thực hiện Quy chế này. Bộ phận, cá nhân nào thực hiện tốt và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ thì được đề nghị khen thưởng. Nếu vi phạm thì tuỳ theo mức độ sẽ bị đề nghị xử lý kỷ luật theo quy định của Luật Cán bộ, công chức.

3. Trong quá trình tổ chức thực hiện Quy chế nếu có gì vướng mắc thì cán bộ, công chức báo cáo, đề xuất để Trưởng phòng xem xét, quyết định sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.

III. Quy chế làm việc: Tại đây

 

 

 


THÔNG TIN CHỈ ĐẠO ĐIỀU HÀNH
Đăng nhập
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1