Top slide banner
V/v hướng dẫn hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai trên địa bàn huyện

UỶ BAN NHÂN DÂN

HUYỆN MỘC CHÂU

 

 

Số: 904/UBND-TCKH

V/v hướng dẫn hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai trên địa bàn huyện

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

 

Mộc Châu, ngày 03 tháng 7 năm 2015

                      

 

                   Kính gửi:

                                  - UBND các xã, thị trấn;

                                  - Các cơ quan, đơn vị.

 

Trong thời gian qua trên địa bàn huyện bị ảnh hưởng của thiên tai, lũ ống, lũ quét gây thiệt hại về tài sản của nhà nước và nhân dân, đặc biệt là Bão số 1 ngày 24/6/2015 đã gậy thiệt hại lớn về người và tài sản. Để sớm khắc phục thiệt hại do thiên tai gây ra, UBND huyện hướng dẫn quy trình tổ chức thực hiện như sau:

1. Các thiệt hại do thiên tai được xác định để làm căn cứ hỗ trợ theo Thông tư số 21/2014/TT-BNNPTNT ngày 26/6/2014 của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, bao gồm: Bão, áp thấp nhiệt đới, lốc, sét, mưa lớn, lũ, lũ quét, ngập lụt, sạt lở đất do mưa lũ hoặc dòng chảy, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy, nước dâng, nắng nóng, hạn hán, rét hại, mưa đá, sương muối, động đất, sóng thần và các loại thiên tai khác.

2. Định mức hỗ trợ

a) Đối với thiệt hại về người và tài sản thuộc chính sách trợ cấp đột xuất một lần theo Nghị định số 67/2007/NĐ-CP ngày 13/4/2007, Nghị định số 13/2010/NĐ-CP ngày 27/2/2010 của Chính phủ về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội như sau:

+ Có người chết, mất tích: 4.500.000 đồng/người;

+ Có người bị thương nặng: 1.500.000 đồng/người;

+ Có nhà bị đổ, sập, trôi, cháy, hỏng nặng: 6.000.000 đồng/hộ; hộ gia đình sống ở vùng khó khăn theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ mức hỗ trợ 7.000.000 đồng/hộ.

+ Hộ gia đình phải di dời nhà ở khẩn cấp do nguy cơ sạt lở đất, lũ quét: 6.000.000 đồng/hộ; hộ gia đình sống ở vùng khó khăn theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ mức hỗ trợ 7.000.000 đồng/hộ.

b) Đối với thiệt hại về cây trồng, vật nuôi, thuỷ sản theo Quyết định số 142/2009/QĐ-TTg ngày 31/12/2009, Quyết định số 49/2012/QĐ-TTg ngày 8/11/2012 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế, chính sách hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh như sau:

- Hỗ trợ đối với cây trồng bị thiệt hại từ 30% trở lên:

+ Diện tích gieo cấy lúa thuần bị thiệt hại hơn 70%, hỗ trợ 2.000.000 đồng/ha; thiệt hại từ 30-70%, hỗ trợ 1.000.000 đồng/ha;

+ Diện tích mạ lúa thuần bị thiệt hại hơn 70%, hỗ trợ 20.000.000 đồng/ha; thiệt hại từ 30-70%, hỗ trợ 10.000.000 đồng/ha;

+ Diện tích lúa lai bị thiệt hại hơn 70%, hỗ trợ 3.000.000 đồng/ha; thiệt hại từ 30-70%, hỗ trợ 1.500.000 đồng/ha;

+ Diện tích mạ lúa lai bị thiệt hại hơn 70%, hỗ trợ 30.000.000 đồng/ha; thiệt hại từ 30-70%, hỗ trợ 15.000.000 đồng/ha;

+ Diện tích ngô và rau màu các loại thiệt hại hơn 70%, hỗ trợ 2.000.000 đồng/ha; thiệt hại từ 30-70%, hỗ trợ 1.000.000 đồng/ha;

+ Diện tích cây công nghiệp và cây ăn quả lâu năm bị thiệt hại hơn 70%, hỗ trợ 4.000.000 đồng/ha; thiệt hại từ 30-70%, hỗ trợ 2.000.000 đồng/ha.

- Hỗ trợ đối với nuôi gia súc, gia cầm:

+ Gia cầm hỗ trợ 10.000 đồng/con;

+ Lợn hỗ trợ 750.000 đồng/con;

+ Trâu, bò, ngựa hỗ trợ 4.000.000 đồng/con;

+ Hươu, nai, cừu, dê hỗ trợ: 2.000.000 đồng/con.

- Hỗ trợ đối với nuôi thủy, hải sản:

+ Diện tích nuôi cá truyền thống bị thiệt hại hơn 70%, hỗ trợ 7.000.000 đồng/ha; thiệt hại từ 30-70%, hỗ trợ 3.000.000 đồng/ha;

+ Lồng, bè nuôi bị thiệt hại hơn 70%, hỗ trợ 7.000.000 đồng/100m3 lồng; thiệt hại từ 30-70% hỗ trợ 3.000.000 đồng/100m3 lồng.

3. Trình tự, thủ tục đề nghị hỗ trợ thiệt hại do thiên tai

a) Đối với trợ cấp đột xuất thiệt hại về người và tài sản thực hiện theo Thông tư 24/2010/TTLT-BLĐTBXH-BTC  ngày 18/8/2010 như sau:

- Trưởng bản, tiểu khu lập danh sách đối tượng trợ cấp đột xuất theo các nhóm đối tượng quy định tại điểm a, mục 2 nêu trên kèm theo biên bản họp bản, tiểu khu (nếu có) gửi UBND xã, thị trấn (Mẫu số 0: Tải về tại đây).

- Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã, thị trấn triệu tập họp khẩn cấp Hội đồng xét duyệt thống nhất danh sách đối tượng cứu trợ đột xuất đề nghị cấp huyện hỗ trợ (Mẫu số 02).

- UBND xã lập Tờ trình (kèm hồ sơ nêu trên) gửi UBND  huyện hỗ trợ (qua Phòng Lao động - TB&XH để thẩm định).

- Sau khi được UBND huyện hỗ trợ, các xã, thị trấn tổ chức cứu trợ cho đối tượng và thực hiện việc công khai theo quy định.

b) Hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh thực hiện theo Thông tư số 187/2010/TT-BTC ngày 22/11/2010 của Bộ Tài chính như sau

- Trưởng bản, tiểu khu lập danh sách diện tích cây trồng, thuỷ sản và vật nuôi của các tổ chức, cá nhân và hộ gia đình quy định tại điểm b, mục 2 gửi UBND xã, thị trấn (Mẫu số 03).

- Chủ tịch UBND xã thành lập Hội đồng kiểm tra bao gồm: Thường trực UBND xã, cán bộ phụ trách nông lâm nghiệp; cán bộ phụ trách xây dựng - giao thông, Uỷ ban MTTQVN xã, Hội Nông dân, trưởng bản tiểu khu (tuỳ tình hình địa phương có thể thành lập nhiều đoàn và bổ sung các thành phần khác) và cán bộ cơ quan, đơn vị được giao phụ trách xã theo Thông báo số 01/TB-BCH ngày 21/01/2015 của Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn của huyện để kiểm tra thiệt hại theo danh sách của các bản, tiểu khu để lập biên bản kiểm tra (Mẫu số 04).

- UBND xã lập tờ trình (kèm hồ sơ nêu trên) gửi UBND huyện (qua Phòng: Tài chính - Kế hoạch, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thẩm định).

- Sau khi được UBND huyện hỗ trợ, các xã, thị trấn tổ chức hỗ trợ cho các đối tượng và thực hiện việc công khai theo quy định.

4. Đối với các công trình bị thiệt hại do thiên tai phải khắc phục ngay để bảo đảm ổn định đời sống và sản xuất của nhân dân. UBND các xã, thị trấn báo cáo Thường trực Ban chỉ huy PCLB - GNTT huyện và cơ quan quản lý chuyên ngành để kiểm tra, lập phương án khắc phục sửa chữa (Phòng Nông nghiệp và PTNT, Phòng Kinh tế và Hạ tầng).

Trên cơ sở tổng hợp danh mục các dự án phải khắc phục sửa chữa, Phòng Nông nghiệp và PTNT chủ trì phối hợp với Phòng Tài chính - Kế hoạch trình UBND huyện phương án thứ tự ưu tiên các công trình phải khắc phục ngay và nguồn kinh phí để phê duyệt và tổ chức thực hiện.

Đối với các công trình thực sự cấp bách, cần xử lý khắc phục ngay thì vừa lập dự toán, vừa tổ chức khắc phục để bảo đảm an toàn tính mạng và tài sản của nhân dân. Đối với các công trình hạ tầng bị thiệt hại lớn phải lập dự án sửa chữa lớn, Phòng Nông nghiệp & PTNT chủ trì phối hợp với Phòng Tài chính - Kế hoạch tổng hợp, tham mưu cho UBND huyện trình tỉnh xem xét, quyết định.

5. Trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, UBND các xã, thị trấn

a) Các cơ quan, đơn vị thành viên Ban chỉ huy PCTT - TKCN phụ trách xã

- Trực tiếp kiểm tra và chỉ đạo UBND xã, thị trấn do ngành mình phụ trách khắc phục hậu quả thiên tai;

- Cử cán bộ tham gia Hội đồng kiểm tra của các xã, thị trấn để kiểm tra thiệt hai do thiên tai;

b) Phòng Lao động - TB&XH huyện

- Chủ động hướng dẫn UBND các xã, thị trấn lập hồ sơ hỗ trợ đột xuất theo Nghị định 67, 13;

 - Tổ chức thẩm định và trình UBND huyện phê duyệt và cấp kinh phí cho UBND các xã, thị trấn để thực hiện;

- Định kỳ hàng tháng báo cáo kết quả thực hiện kinh phí trợ giúp đột xuất gửi Phòng Tài chính tổng hợp và thanh quyết toán theo quy định hiện hành.

c) Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện

- Phối hợp với Phòng Tài chính - Kế hoạch thẩm định mức độ thiệt hại, nhu cầu kinh phí hỗ trợ giống cây trồng, giống vật nuôi, giống thuỷ sản để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai để thực hiện.

d) Phòng Tài chính - Kế hoạch

- Chủ trì phối hợp với Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các cơ quan liên quan thẩm định mức độ thiệt hại, nhu cầu kinh phí hỗ trợ giống cây trồng, giống vật nuôi, giống thuỷ sản để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai;

- Trình UBND huyện phương án, kinh phí hỗ trợ cho các trường hợp bị thiệt hại do thiên tai; phương án, kinh phí đầu tư sửa chữa các công trình hạ tầng kinh tế - xã hội bị thiệt hại do thiên tai;

- Hướng dẫn UBND các xã, thị trấn chi trả và quyết toán kinh phí hỗ trợ theo quy định hiện hành.

đ) UBND các xã, thị trấn

- Quyết định sử dụng nguồn dự phòng ngân sách của cấp mình để tổ chức hỗ trợ thiệt hại do thiên tai gây ra trên địa bàn mình quản lý: UBND xã, thị trấn xây dựng phương án sử dụng nguồn dự phòng trình Thường trực HĐND xã, Thường trực Đảng uỷ xã cho chủ trương. Sau khi có chủ trương UBND xã, thị trấn phê duyệt kinh phí để tổ chức thực hiện;

- Thực hiện tốt công tác khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh; xác định chính xác mức độ thiệt hại, nhu cầu hỗ trợ giống khôi phục sản xuất và quyết định hỗ trợ giống đảm bảo kịp thời, đúng chính sách, chế độ; sử dụng kinh phí hỗ trợ giống khôi phục sản xuất đảm bảo có hiệu quả, đúng mục đích, đúng đối tượng, không để thất thoát lãng phí và xảy ra tiêu cực;

- Thực hiện công khai chính sách hỗ trợ của nhà nước theo quy định tại Thông tư số 54/2006/TT-BTC ngày 19/6/2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện quy chế công khai hỗ trợ trực tiếp của ngân sách đối với các cá nhân, dân cư (Mẫu số 05).

Trên đây là nội dung chỉ đạo khắc phục hậu quả thiên tai trên địa bàn huyện Mộc Châu, yêu cầu thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, Chủ tịch UBND các xã, thị trấn nghiêm túc tổ chức thực hiện./.

 

Nơi nhận:

- Như trên;

- TT Huyện uỷ;

- TT HĐND, UBND huyện;

- Lưu: VT, TCKH (35 bản).

TM. UỶ BAN NHÂN DÂN

CHỦ TỊCH

 

 

 Hà Trung Chiến

UỶ BAN NHÂN DÂN

HUYỆN MỘC CHÂU

 

 

Số: 904/UBND-TCKH

V/v hướng dẫn hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai trên địa bàn huyện

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

 

Mộc Châu, ngày 03 tháng 7 năm 2015

                      

 

                   Kính gửi:

                                  - UBND các xã, thị trấn;

                                  - Các cơ quan, đơn vị.

 

Trong thời gian qua trên địa bàn huyện bị ảnh hưởng của thiên tai, lũ ống, lũ quét gây thiệt hại về tài sản của nhà nước và nhân dân, đặc biệt là Bão số 1 ngày 24/6/2015 đã gậy thiệt hại lớn về người và tài sản. Để sớm khắc phục thiệt hại do thiên tai gây ra, UBND huyện hướng dẫn quy trình tổ chức thực hiện như sau:

1. Các thiệt hại do thiên tai được xác định để làm căn cứ hỗ trợ theo Thông tư số 21/2014/TT-BNNPTNT ngày 26/6/2014 của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, bao gồm: Bão, áp thấp nhiệt đới, lốc, sét, mưa lớn, lũ, lũ quét, ngập lụt, sạt lở đất do mưa lũ hoặc dòng chảy, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy, nước dâng, nắng nóng, hạn hán, rét hại, mưa đá, sương muối, động đất, sóng thần và các loại thiên tai khác.

2. Định mức hỗ trợ

a) Đối với thiệt hại về người và tài sản thuộc chính sách trợ cấp đột xuất một lần theo Nghị định số 67/2007/NĐ-CP ngày 13/4/2007, Nghị định số 13/2010/NĐ-CP ngày 27/2/2010 của Chính phủ về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội như sau:

+ Có người chết, mất tích: 4.500.000 đồng/người;

+ Có người bị thương nặng: 1.500.000 đồng/người;

+ Có nhà bị đổ, sập, trôi, cháy, hỏng nặng: 6.000.000 đồng/hộ; hộ gia đình sống ở vùng khó khăn theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ mức hỗ trợ 7.000.000 đồng/hộ.

+ Hộ gia đình phải di dời nhà ở khẩn cấp do nguy cơ sạt lở đất, lũ quét: 6.000.000 đồng/hộ; hộ gia đình sống ở vùng khó khăn theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ mức hỗ trợ 7.000.000 đồng/hộ.

b) Đối với thiệt hại về cây trồng, vật nuôi, thuỷ sản theo Quyết định số 142/2009/QĐ-TTg ngày 31/12/2009, Quyết định số 49/2012/QĐ-TTg ngày 8/11/2012 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế, chính sách hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh như sau:

- Hỗ trợ đối với cây trồng bị thiệt hại từ 30% trở lên:

+ Diện tích gieo cấy lúa thuần bị thiệt hại hơn 70%, hỗ trợ 2.000.000 đồng/ha; thiệt hại từ 30-70%, hỗ trợ 1.000.000 đồng/ha;

+ Diện tích mạ lúa thuần bị thiệt hại hơn 70%, hỗ trợ 20.000.000 đồng/ha; thiệt hại từ 30-70%, hỗ trợ 10.000.000 đồng/ha;

+ Diện tích lúa lai bị thiệt hại hơn 70%, hỗ trợ 3.000.000 đồng/ha; thiệt hại từ 30-70%, hỗ trợ 1.500.000 đồng/ha;

+ Diện tích mạ lúa lai bị thiệt hại hơn 70%, hỗ trợ 30.000.000 đồng/ha; thiệt hại từ 30-70%, hỗ trợ 15.000.000 đồng/ha;

+ Diện tích ngô và rau màu các loại thiệt hại hơn 70%, hỗ trợ 2.000.000 đồng/ha; thiệt hại từ 30-70%, hỗ trợ 1.000.000 đồng/ha;

+ Diện tích cây công nghiệp và cây ăn quả lâu năm bị thiệt hại hơn 70%, hỗ trợ 4.000.000 đồng/ha; thiệt hại từ 30-70%, hỗ trợ 2.000.000 đồng/ha.

- Hỗ trợ đối với nuôi gia súc, gia cầm:

+ Gia cầm hỗ trợ 10.000 đồng/con;

+ Lợn hỗ trợ 750.000 đồng/con;

+ Trâu, bò, ngựa hỗ trợ 4.000.000 đồng/con;

+ Hươu, nai, cừu, dê hỗ trợ: 2.000.000 đồng/con.

- Hỗ trợ đối với nuôi thủy, hải sản:

+ Diện tích nuôi cá truyền thống bị thiệt hại hơn 70%, hỗ trợ 7.000.000 đồng/ha; thiệt hại từ 30-70%, hỗ trợ 3.000.000 đồng/ha;

+ Lồng, bè nuôi bị thiệt hại hơn 70%, hỗ trợ 7.000.000 đồng/100m3 lồng; thiệt hại từ 30-70% hỗ trợ 3.000.000 đồng/100m3 lồng.

3. Trình tự, thủ tục đề nghị hỗ trợ thiệt hại do thiên tai

a) Đối với trợ cấp đột xuất thiệt hại về người và tài sản thực hiện theo Thông tư 24/2010/TTLT-BLĐTBXH-BTC  ngày 18/8/2010 như sau:

- Trưởng bản, tiểu khu lập danh sách đối tượng trợ cấp đột xuất theo các nhóm đối tượng quy định tại điểm a, mục 2 nêu trên kèm theo biên bản họp bản, tiểu khu (nếu có) gửi UBND xã, thị trấn (Mẫu số 0: Tải về tại đây).

- Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã, thị trấn triệu tập họp khẩn cấp Hội đồng xét duyệt thống nhất danh sách đối tượng cứu trợ đột xuất đề nghị cấp huyện hỗ trợ (Mẫu số 02).

- UBND xã lập Tờ trình (kèm hồ sơ nêu trên) gửi UBND  huyện hỗ trợ (qua Phòng Lao động - TB&XH để thẩm định).

- Sau khi được UBND huyện hỗ trợ, các xã, thị trấn tổ chức cứu trợ cho đối tượng và thực hiện việc công khai theo quy định.

b) Hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh thực hiện theo Thông tư số 187/2010/TT-BTC ngày 22/11/2010 của Bộ Tài chính như sau

- Trưởng bản, tiểu khu lập danh sách diện tích cây trồng, thuỷ sản và vật nuôi của các tổ chức, cá nhân và hộ gia đình quy định tại điểm b, mục 2 gửi UBND xã, thị trấn (Mẫu số 03).

- Chủ tịch UBND xã thành lập Hội đồng kiểm tra bao gồm: Thường trực UBND xã, cán bộ phụ trách nông lâm nghiệp; cán bộ phụ trách xây dựng - giao thông, Uỷ ban MTTQVN xã, Hội Nông dân, trưởng bản tiểu khu (tuỳ tình hình địa phương có thể thành lập nhiều đoàn và bổ sung các thành phần khác) và cán bộ cơ quan, đơn vị được giao phụ trách xã theo Thông báo số 01/TB-BCH ngày 21/01/2015 của Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn của huyện để kiểm tra thiệt hại theo danh sách của các bản, tiểu khu để lập biên bản kiểm tra (Mẫu số 04).

- UBND xã lập tờ trình (kèm hồ sơ nêu trên) gửi UBND huyện (qua Phòng: Tài chính - Kế hoạch, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thẩm định).

- Sau khi được UBND huyện hỗ trợ, các xã, thị trấn tổ chức hỗ trợ cho các đối tượng và thực hiện việc công khai theo quy định.

4. Đối với các công trình bị thiệt hại do thiên tai phải khắc phục ngay để bảo đảm ổn định đời sống và sản xuất của nhân dân. UBND các xã, thị trấn báo cáo Thường trực Ban chỉ huy PCLB - GNTT huyện và cơ quan quản lý chuyên ngành để kiểm tra, lập phương án khắc phục sửa chữa (Phòng Nông nghiệp và PTNT, Phòng Kinh tế và Hạ tầng).

Trên cơ sở tổng hợp danh mục các dự án phải khắc phục sửa chữa, Phòng Nông nghiệp và PTNT chủ trì phối hợp với Phòng Tài chính - Kế hoạch trình UBND huyện phương án thứ tự ưu tiên các công trình phải khắc phục ngay và nguồn kinh phí để phê duyệt và tổ chức thực hiện.

Đối với các công trình thực sự cấp bách, cần xử lý khắc phục ngay thì vừa lập dự toán, vừa tổ chức khắc phục để bảo đảm an toàn tính mạng và tài sản của nhân dân. Đối với các công trình hạ tầng bị thiệt hại lớn phải lập dự án sửa chữa lớn, Phòng Nông nghiệp & PTNT chủ trì phối hợp với Phòng Tài chính - Kế hoạch tổng hợp, tham mưu cho UBND huyện trình tỉnh xem xét, quyết định.

5. Trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, UBND các xã, thị trấn

a) Các cơ quan, đơn vị thành viên Ban chỉ huy PCTT - TKCN phụ trách xã

- Trực tiếp kiểm tra và chỉ đạo UBND xã, thị trấn do ngành mình phụ trách khắc phục hậu quả thiên tai;

- Cử cán bộ tham gia Hội đồng kiểm tra của các xã, thị trấn để kiểm tra thiệt hai do thiên tai;

b) Phòng Lao động - TB&XH huyện

- Chủ động hướng dẫn UBND các xã, thị trấn lập hồ sơ hỗ trợ đột xuất theo Nghị định 67, 13;

 - Tổ chức thẩm định và trình UBND huyện phê duyệt và cấp kinh phí cho UBND các xã, thị trấn để thực hiện;

- Định kỳ hàng tháng báo cáo kết quả thực hiện kinh phí trợ giúp đột xuất gửi Phòng Tài chính tổng hợp và thanh quyết toán theo quy định hiện hành.

c) Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện

- Phối hợp với Phòng Tài chính - Kế hoạch thẩm định mức độ thiệt hại, nhu cầu kinh phí hỗ trợ giống cây trồng, giống vật nuôi, giống thuỷ sản để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai để thực hiện.

d) Phòng Tài chính - Kế hoạch

- Chủ trì phối hợp với Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các cơ quan liên quan thẩm định mức độ thiệt hại, nhu cầu kinh phí hỗ trợ giống cây trồng, giống vật nuôi, giống thuỷ sản để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai;

- Trình UBND huyện phương án, kinh phí hỗ trợ cho các trường hợp bị thiệt hại do thiên tai; phương án, kinh phí đầu tư sửa chữa các công trình hạ tầng kinh tế - xã hội bị thiệt hại do thiên tai;

- Hướng dẫn UBND các xã, thị trấn chi trả và quyết toán kinh phí hỗ trợ theo quy định hiện hành.

đ) UBND các xã, thị trấn

- Quyết định sử dụng nguồn dự phòng ngân sách của cấp mình để tổ chức hỗ trợ thiệt hại do thiên tai gây ra trên địa bàn mình quản lý: UBND xã, thị trấn xây dựng phương án sử dụng nguồn dự phòng trình Thường trực HĐND xã, Thường trực Đảng uỷ xã cho chủ trương. Sau khi có chủ trương UBND xã, thị trấn phê duyệt kinh phí để tổ chức thực hiện;

- Thực hiện tốt công tác khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh; xác định chính xác mức độ thiệt hại, nhu cầu hỗ trợ giống khôi phục sản xuất và quyết định hỗ trợ giống đảm bảo kịp thời, đúng chính sách, chế độ; sử dụng kinh phí hỗ trợ giống khôi phục sản xuất đảm bảo có hiệu quả, đúng mục đích, đúng đối tượng, không để thất thoát lãng phí và xảy ra tiêu cực;

- Thực hiện công khai chính sách hỗ trợ của nhà nước theo quy định tại Thông tư số 54/2006/TT-BTC ngày 19/6/2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện quy chế công khai hỗ trợ trực tiếp của ngân sách đối với các cá nhân, dân cư (Mẫu số 05).

Trên đây là nội dung chỉ đạo khắc phục hậu quả thiên tai trên địa bàn huyện Mộc Châu, yêu cầu thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, Chủ tịch UBND các xã, thị trấn nghiêm túc tổ chức thực hiện./.

 

Nơi nhận:

- Như trên;

- TT Huyện uỷ;

- TT HĐND, UBND huyện;

- Lưu: VT, TCKH (35 bản).

TM. UỶ BAN NHÂN DÂN

CHỦ TỊCH

 

 

 Hà Trung Chiến

THÔNG TIN CHỈ ĐẠO ĐIỀU HÀNH
Đăng nhập
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1