Top slide banner
Đồng bào dân tộc Mông Mộc Châu đón Tết

Khi hoa đào hoa mận bắt đầu khoe sắc trong cái rét ngọt nơi vùng cao Tây Bắc cũng là lúc đồng bào dân tộc Mông vui xuẩn đón Tết. Khác với người Kinh, người Mông ăn Tết vào ngày mồng 1 tháng Chạp, nghĩa là sớm hơn Tết nguyên Đán 1 tháng. Tết của người Mông thể hiện nét văn hóa đặc sắc.Trong ngày Tết, đồng bào vẫn giữ được một số phong tục tập quán từ xa xưa để lại, nhất là văn hóa ẩm thực ngày Tết.

Khi hoa đào hoa mận bắt đầu khoe sắc trong cái rét ngọt nơi vùng cao Tây Bắc cũng là lúc đồng bào dân tộc Mông vui xuẩn đón Tết. Khác với người Kinh, người Mông ăn Tết vào ngày mồng 1 tháng Chạp, nghĩa là sớm hơn Tết nguyên Đán 1 tháng. Tết của người Mông thể hiện nét văn hóa đặc sắc.Trong ngày Tết, đồng bào vẫn giữ được một số phong tục tập quán từ xa xưa để lại, nhất là văn hóa ẩm thực ngày Tết.

Gia đình ông Mùa A Lử sinh sống lâu đời ở bản Tà Số, xã Chiềng Hắc. Từ sáng sớm ngày cuối năm, con cháu trong nhà đã tập trung rất đông để chuẩn bị đón tết. Mỗi người mỗi việc nhưng ai nấy đều phấn khởi và thực hiện phần việc của mình rất chu đáo. Năm nay, con cháu trong gia đình ông Lử có điều kiện để tụ họp quây quần khá đông đủ nên ông quyết định thịt 1 con lợn to để đón tết.

Nếu như với người kinh, mâm cỗ tết không thể thiếu bánh trưng bánh tét thì tết của người Mông phải có bánh dày để cúng tổ tiên và trời đất. Người Mông quan niệm, bánh dày tròn tượng trưng cho mặt trăng và mặt trời - là nguồn gốc sinh ra con người và vạn vật trên mặt đất. Để có được những chiếc bánh dày thơm ngon, người mông phải chuẩn bị gạo nếp nương thơm ngâm và đồ thành xôi đổ vào một máng gỗ, các chàng trai sức vóc khỏe mạnh dùng chày thay nhau giã đến khi thật nhuyễn và mịn, rồi gói lại bằng lá chuối. 6 cặp bánh đầu tiên gồm 12 chiếc tượng trưng cho 12 tháng trong một năm sẽ được dâng lên trời đất, cúng tổ tiên và cúng ma nhà ma cửa. Những chiếc bánh còn lại xếp vào hũ gỗ đậy kín lại để ăn và thết đãi khách quý.

Buổi chiều tối ngày cuối năm của người Mông là thời khắc rất thiêng liêng, đó là khi họ bắt đầu các nghi lễ đón tết truyền thống. Họ dùng giấy trắng dán vào các vật dụng, công cụ lao động với ý nghĩ rằng cuối năm các vật dụng này cũng cần phải được nghỉ ngơi như con người sau 1 năm lao động vất vả. Sáng mồng một tết, đàn ông dân tộc Mông làm hết mọi việc thay phụ nữ, từ cho lợn gà ăn đến nấu cơm,… Người Mông quan niệm, con trai là trụ cột của gia đình nên tất cả mọi việc trong gia đình người đàn ông phải chịu trách nhiệm trong ngày này để giữ được truyền thống cho cả năm.

Người H’mông kiêng ăn rau và chỉ ăn thịt vì cầu mong năm mới chăn nuôi thuận lợi, có nhiều thịt để ăn. Kiêng quét nhà vào sáng mồng một vì như vậy là quét tài sản đi.

Tết cũng là dịp người Mông khắp các bản xa gần tụ họp vui chơi ca hát, tâm sự và cùng tham gia các môn thể thao yêu thích. Trong số các trò chơi của ngày tết không thể thiếu trò ném Pa Pao, đánh tu lu... Từ già, trẻ, gái, trai ai ai cũng tham gia rất sôi nổi, hào hứng trong tiếng cười nói rộn rã. Qua đó, thể hiện tinh thần đoàn kết và cầu mong về một năm mới với nhiều điều may mắn. Đến với các bản đồng bào Mông ở Mộc Châu trong những ngày này, du khách thập phương cũng sẽ được đắm mình trong tiếng sáo, tiếng khèn réo rắt; được tham gia vào các hoạt động văn hóa - thể thao, những trò chơi truyền thống vô cùng lý thú và cùng tìm hiểu về những nét văn hóa độc đáo trong ngày Tết của đồng bào dâm tộc Mông nơi đây.

THÔNG TIN CHỈ ĐẠO ĐIỀU HÀNH
Đăng nhập
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1