Top slide banner
Nông dân trẻ áp dụng thành công Khoa học kỹ thuật trong Sản xuất

Có trang trại hơn 3 ha trồng nhãn ghép và cam cho thu nhập trên 400 triệu đồng năm, ít ai biết rằng gia đình anh Nguyễn Đăng Khải và chị Nguyễn Thị Thủy- Tiểu khu 1, xã Mường Sang, huyện Mộc Châu đã khởi nghiệp chỉ với vài gốc nhãn đã cằn cỗi và số vốn vay vẻn vẹn 5 triệu đồng.

Có trang trại hơn 3 ha trồng nhãn ghép và cam cho thu nhập trên 400 triệu đồng năm, ít ai biết rằng gia đình anh Nguyễn Đăng Khải và chị Nguyễn Thị Thủy- Tiểu khu 1, xã Mường Sang, huyện Mộc Châu đã khởi nghiệp chỉ với vài gốc nhãn đã cằn cỗi và số vốn vay vẻn vẹn 5 triệu đồng.

Năm 2002, anh Nguyễn Đăng Khải và chị Nguyễn Thị Thủy lập gia đình. Lúc đó khó khăn chồng chất khó khăn, bởi thiếu vốn lại chưa có kinh nghiệm làm ăn. Với bản tính cần cù, chịu khó của người nông dân, đôi vợ chồng trẻ không cam chịu đói nghèo đã cùng nhau tự tìm hiểu, học hỏi các biện pháp kỹ thuật ghép giống nhãn lồng Hưng Yên để cải tạo chất lượng nhãn, nâng cao năng suất và hiệu quả kinh tế. Ban đầu, Anh Khải thử nghiệm trên 5 cây nhãn đã già cỗi, thoái hoá, năng suất, chất lượng thấp. Sau khi thành công anh chủ động tìm kiếm, lựa chọn các mắt ghép từ các cây nhãn gốc có các đặc điểm di truyền tốt, có năng suất cao, chất lượng quả thơm ngon để ghép vào các cây nhãn sẵn có để cải thiện chất lượng giống, nâng cao tính thích ứng của các giống tốt, tạo ra các cây ghép mau ra quả với năng suất, chất lượng cao hơn. Cây nhãn ghép chỉ sau 1-2 năm đã được thu hoạch, năng suất tăng từ 3 - 4 lần, chất lượng quả thơm ngon, cùi dầy hơn nhãn thông thường, đặc biệt cho thu hoạch muộn hơn chính vụ nên đem lại thu nhập cao, ổn định.

Nhờ đó Gia đình anh Nguyễn Đăng Khải và chị Nguyễn Thị Thủy trở thành hộ nông dân điển hình trong việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng đúng hướng mang lại hiệu quả kinh tế cao tại địa phương. Bởi chỉ với diện tích đất đồi dốc, bị xói mòn, rửa trôi và thoái hóa rất mạnh, anh chị đã thực hiện chuyển từ sản xuất ngô sang cây ăn quả góp phần cải tạo được chất đất, chống xói mòn và phủ xanh đất trống rất hiệu quả. Điều quan trọng đối với gia đình anh chị là việc chuyển dịch đó đã mang lại hiệu quả kinh tế cao, giúp gia đình thoát nghèo, vươn lên làm giầu.

Khi đã có nghề, gia đình anh Khải thành lập đội nghề ghép cây đến tận các vườn cây ăn quả đã thoái hóa của các hộ nông dân trên địa bàn huyện giúp họ cải tạo vườn tạp, nâng cao năng suất, chất lượng cây trồng. Nhờ đó, anh, chị còn tạo việc làm và thu nhập ổn định cho 6 lao động thường xuyên và chia sẻ kinh nghiệm với nhân công lao động giúp họ có kiến thức vững vàng trong việc chăm sóc cây trồng.

Vào vụ thu hoạch nhãn, những chùm quả sai trĩu trên cây, căng tròn, hứa hẹn thêm một vụ mùa bội thu, trong niềm vui chờ đón thành quả lao động còn có sự tự hào của vợ chồng anh Khải, chị Thủy. Mặc dù, chưa qua bất kỳ lớp đào tạo nào về nông nghiệp nhưng bằng sự cần cù, chịu khó, ham học hỏi anh chị đã áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật để cải tạo, chất lượng vườn nhãn, làm giàu cho gia đình và những người nông dân, trên địa bàn huyện Mộc Châu.

Lường Mai

THÔNG TIN CHỈ ĐẠO ĐIỀU HÀNH
Đăng nhập
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1