Top slide banner
Bảo tồn giá trị văn hoá truyền thống của Lễ hội cầu mưa năm 2018

Cứ mỗi độ xuân về đồng bào dân tộc Thái xã Mường Sang lại tổ chức Lễ hội Cầu mưa để cầu cho mưa thuận, gió hoà, bản mường no đủ. Lễ hội Cầu mưa là nét đẹp văn hóa mang mượn yếu tố tâm linh để dạy bảo con người vươn tới cái đẹp, biết yêu thiên nhiên, bảo vệ môi trường sống. Lễ hội được tổ chức hàng năm nhằm bảo tồn, giữ gìn và phát huy những nét văn hóa truyền thống tốt đẹp và độc đáo của đồng bào dân tộc Thái Tây Bắc và góp phần tương hỗ cho phát triển du lịch tại Khu du lịch Quốc gia Mộc Châu.

{youtube}xzxKT9dAZUM{/youtube} 

Mỗi độ xuân về, tiếng chống, tiếng chiêng nổi lên rộn ràng, bà con  bản Bản Nà Bó 1, xã Mường Sang, huyện Mộc Châu lại cùng nhau hội tụ đông đủ cùng Thầy mo đi gánh nước về làm Lễ hội Cầu mưa. Phần Lễ  được tổ chức dưới cây Hoa vạn vật được trang trí với những họa tiết bắt mắt. Đó là hình các loài chim muông, thú rừng, cá tôm dưới nước… những loài vật được người dân bản trong bản cho cùng đi cầu mưa. Bên cạnh đó là những vật dụng hàng ngày như rổ rá, cày, bừa… được bà con treo trên cây hoa vạn vật biểu chưng cho sự biết ơn đối với những vật dụng đã gắn bó với họ trong quá trình lao động sản xuất, cũng là đẻ ước nguyện cùng cố gắng lao động, cày cấy cho năm sau thóc lúa đầy bồ, của cải đầy nhà….

  Lễ hội Cầu mưa thể hiện niềm tin, tín ngưỡng của người Thái Mộc Châu, họ tin rằng con người và thiên nhiên có sự gắn kết, rằng buộc lẫn nhau. Qua Lễ hội họ gửi gắm mong ước và cũng là để răn dạy con người phải biết yêu thiên nhiên, bảo vệ môi trường sống. Đây cũng là dịp để người Thái truyền dạy cho  con cháu đời sau biết được nét đẹp văn hóa lâu đời của dân tộc mình để tiếp tục gìn giữ, phát huy truyền thống ấy.

Chúng tôi là người thái sống ở đây từ lâu đời, trước đây do hạn hán lâu ngày quá nên các cụ mới có Lễ hội linh thiêng để cầu cho mưa thuận gió hòa để trồng ngô ngô tốt trồng lúa lúa cũng bội thu để cho nhân dân có cuộc sống ấm no hạnh phúc. Nhưng do thời kỳ kháng chiến lâu dài quá nên bị mai một đi. Nhưng được Đảng và nhà nước cho khôi phục lại các Lễ hội thì bản Nà Bó xã Mường Sang chúng tôi khôi phục lại Lễ hội từ năm 2010  cho đến nay đời sống của nhân dân ổn định hơn, cày cấy dễ dàng hơn. Bản thân tôi cảm thấy rất phấn khởi tự hào vì người dân tộc thai mình duy trì được lễ hội để truyền lại cho các thế hệ sau

Lễ hội Cầu mưa có nhiều nghi lễ được sân khấu hóa quá trình lao động sản xuất hằng ngày của bà con dân tộc Thái qua những bài hát, điệu múa truyền thống độc đáo, đặc sắc và mang đậm tính nghệ thuật làm say đắm lòng người. Đây cũng chính là điểm hấp dẫn thu hút du khách tham gia vào Lễ hội.

Em cảm thấy rất vui và hào hứng. Mọi người ở đây rất hòa đồng bản sắc văn hóa đa dạng. Lễ hội được chuẩn bị chu đáo và có nhiều điều mới lạ mà em chưa biết. Em thấy tiếp thu được rất nhiều văn hóa của họ cảm thấy hiểu biết hơn về con người và văn  hóa của người Thái nơi đây. Em nghĩ việc bảo tồn và giữ gìn những lễ hội như này rất cần thiết vì nó làm đa dạng thêm nền văn hóa của nước mình

          Bảo tồn và phát huy những nét văn hoá truyền thống độc đáo, đặc sắc trong đời sống đồng bào các dân tộc đã và đang được huyện Mộc Châu triển khai thực hiện. nhằm khơi dậy tinh thần đoàn kết, giúp nhau phát triển kinh tế, góp phần xây dựng đạo đức và lối sống và thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ kinh tế - xã hội của địa phương, Bên cạnh đó những nét văn hoá độc đáo, đa sắc màu là những sản phẩm du lịch hấp dẫn thu hút du khách đến thưởng ngoạn và khám phá.

Lễ hội Cầu mưa được tổ chức hằng năm là nét đẹp văn hóa của đồng bào dân tộc Thái trắng ở xã Mường Sang, huyện Mộc Châu. Lễ hội mang tính nhân văn cầu cho một năm mới mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu và bà con có đời sống ấm no hạnh phúc. Lễ hội này được phục dựng và duy trì hàng năm với mục tiêu bảo tồn duy trì phát triển nét đẹp văn hóa dân tộc Thái. Và với huyện Mộc Châu như hiện nay trọng tâm là phát triển du lịch thì phục dựng Lễ hội này như một sản phẩm du lịch thu hút khách du lịch đến với Mộc Châu và đến vơi đồng bào dân tộc để tìm hiểu nét đẹp văn hóa. Ngoài việc phát triển nông nghiệp tương hỗ cho du lịch thì các nét đẹp văn hóa cũng là sự tương hỗ rất đắc lực để phát triển du lịch trong thời gian tới. Chính vì vậy, hàng năm huyện đều có sự chỉ đạo đối với các xã, thị trấn duy trì phục dựng lễ hội và hỗ trợ kinh phí để các địa phương duy trì lễ hội nhằm đảm bảo được sự bền vững. chúng tôi cũng mong muốn bà con nhân dân các dân tộc là chủ nhân của lễ hội để bảo tồn duy trì và phát triển nét đẹp của chính dân tộc họ

Trong thời gian tới chúng tôi vẫn duy trì các lễ hội đã được phục dựng. Chúng tôi cũng đang phối hợp với Viện lịch sử văn hóa Việt Nam để đưa điệu múa xòe trong các lễ hội của người Thái đề nghị với Unesco công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Với mục tiêu đó thì chúng tôi đều có sự chỉ đạo đối với các xã, thị trấn duy trì phục dựng lễ hội và hỗ trợ kinh phí để các địa phương duy trì và phát triển lễ hội. Đồng thời mở các lớp tập huấn để cac nghệ nhân được tham gia để khi tổ chức Lễ hội thì ngoài những cái mới thì những điều linh thiêng của lễ hội vẫn được duy trì và bảo tồn

          Lễ hội Cầu mưa thể hiện nguyện vọng, ước mơ về một năm mới mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, đời sống no đủ, yên bình. cũng là một hình thức “tự giáo dục” về nhận thức thế giới xung quanh, ứng xử với môi trường. Những nét đẹp truyền thống đó là động lực để bà con nơi đây  tiếp tục gìn giữ và phát huy để lễ hội mãi được trường tồn cho các thế hệ mai sau.

 

 

 

 

THÔNG TIN CHỈ ĐẠO ĐIỀU HÀNH
Đăng nhập
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1