Top slide banner
Cây chanh leo phủ xanh đồi đất bản Dao

 

 

 

Thực hiện chủ trương chuyển đổi cây lương thực kém hiệu quả sang trồng cây ăn quả trên đất dốc, gia đình anh Bàn Văn Cường bản Suối Khem, xã Phiêng Luông, huyện Mộc Châu đã chuyển đổi toàn bộ diện tích trồng ngô, lúa sang trồng Mận và Chanh leo. Bên cạnh sự mạnh dạn chuyển đổi cây trồng các thành viên trong gia đình còn tích cực áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất đã mang lại kết quả đáng phấn khởi.

 

 

Thực hiện chủ trương chuyển đổi cây lương thực kém hiệu quả sang trồng cây ăn quả trên đất dốc, gia đình anh Bàn Văn Cường bản Suối Khem, xã Phiêng Luông, huyện Mộc Châu đã chuyển đổi toàn bộ diện tích trồng ngô, lúa sang trồng Mận và Chanh leo. Bên cạnh sự mạnh dạn chuyển đổi cây trồng các thành viên trong gia đình còn tích cực áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất đã mang lại kết quả đáng phấn khởi.

{youtube}V_mHL8XCBp0{/youtube}

          Gia đình anh Bàn Văn Cường,bản Suối Khem, xã Phiêng Luông, huyện Mộc Châu quanh năm gắn bó với nông nghiệp, những khó khăn, vất vả trong việc canh tác trên đất dốc gia đình anh đều đã trải qua. Trồng ngô trên đất có độ dốc lớn thì chất dinh dưỡng dễ bị rửa trôi, xói mòn. Những năm gần đây, khi giá ngô giống, phân bón ngày càng tăng mà giá bán ngô thành thảm lại ngày càng rẻ. Chính vì vậy, anh Bản Văn Cường đã bàn bạc cùng các thành viên trong gia đình quyết tâm chuyển đổi 3ha đất của gia đình sang trồng mận hậu và chanh leo. Sau ba năm chuyển đổi cây trồng gia đình đã có 1ha mận hậu và trên 1ha chanh leo cho thu hoạch

Anh Bàn Văn Cường, Bản Suối Khem, xã Phiêng Luông nói: “Hiệu quả kinh tế của cây ăn quả cao hơn nhiều hơn so với cây ngô, cứ 1 ha cây ăn quả thu nhập từ 150- 200 triệu đông còn cây ngô chỉ được tầm 40-50 triệu. bây giờ gia đình tôi chuyển đổi hêt sang trồng cây ăn quả”

          Chanh leo là loại cây trồng mới đối với bà con người Dao ở xã Phiêng Luông. Đối với gia đình anh Cường cũng không ngoại lệ, ban đầu anh Cường cũng gặp khó khăn khi chưa biết cách chăm sóc, dẫn đến có thời điểm cây chanh leo bị chết nhiều, quả ra bị sâu bệnh không đảm bảo chất lượng. Không nản trí. anh Cường đã tích cực tham gia các lớp tập huấn, học hỏi nhờ cán bộ khuyến nông xã hướng dẫn chi tiết từng công đoạn từ việc bón phân làm sao để cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng; tỉa cành và cắt lá làm sao đảm bảo đủ ánh sáng cho cây quang hợp, tránh sâu bệnh, cho năng suất cao nhất

 Anh Bàn Văn Cường, Bản Suối Khem, xã Phiêng Luông nói: “Được cán bộ khuyến nông huyện, xã hướng dẫn chuyển đổi, mới bước đầu cũng chưa biết cây trồng lên như nào. ban đầu trồng bị chết nhiều, cũng không biết cách phun thuốc, sau 1 thời gian đọc trên mạng, báo đài các tỉnh khác trồng mìnhcũng  đi học hỏi. Điều chú ý nhất là phải thăm vườn thường xuyên, cắt tỉa cành cho thông thoáng vườn cho khỏi bị bệnh, phun thuốc định kỳ, khi hái quả thì phun cách xa hơn vì khi thu hái thì phải đảm bảo an toàn”.

Anh Lường Trung Hải, Cán bộ Khuyến nông xã Phiêng Luông chia sẻ: “Gia đình Bàn Văn Cường đã mạnh dạn chuyển đổi từ trồng cây ngô sang trồng cây ăn quả, đặc biệt chanh leo. hiện nay gia đình có tổng diện tích 3 ha cây ăn quả, gai đình rất mạnh dạn đầu tư, thường cuyên tham gai các lớp tập huấn về khkt , ngoài cán bộ kn hướng dẫn gd còn đi tìm toig học hỏi các mô hình khác về áp dụng, gia đình rất tiêu biểu trong trồng cây trên đất dốc”.

          Anh Bàn Văn Cường là một trong những hộ nông dân dân tộc Dao đã giám nghĩ, giám làm, tìm được hướng đi đúng đắn để phát triển kinh tế gia đình làm giấu trên chính mảnh đất quê hương. Hiện tại trên địa bàn xã Phiêng Luông có trên 18 ha cây chanh leo trong đó diện tích trồng mới năm 2018 là 6 ha. Sản phẩm Chanh leo có giá 30.000 đồng kg và thị trường tiêu thụ ổn định, góp phần giúp nông dân nâng cao thu nhập, đạt tiêu chí thu nhập bình quân 29 triệu đồng/người/năm theo chuẩn nông thôn mới trong năm 2018.

 

 

 

THÔNG TIN CHỈ ĐẠO ĐIỀU HÀNH
Đăng nhập
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1