Top slide banner
NCT huyện Mộc Châu nêu gương sáng trng phát triển kinh tế

Những năm qua, phong trào “Tuổi cao - Gương sáng”, gắn với phong trào “Người cao tuổi làm kinh tế giỏi” do Trung ương Hội Người cao tuổi Việt Nam phát động đã thu hút đông đảo hội viên Người cao tuổi huyện Mộc Châu hưởng ứng. Nhiều hội viên Người cao tuổi bằng kinh nghiệm tích luỹ được đã phát huy điều kiện, lợi thế của địa phương để sản xuất kinh doanh hiệu quả cho gia đình và tạo việc làm cho nhiều lao động tại địa phương.

 

Những năm qua, phong trào “Tuổi cao - Gương sáng”, gắn với phong trào “Người cao tuổi làm kinh tế giỏi” do Trung ương Hội Người cao tuổi Việt Nam phát động đã thu hút đông đảo hội viên Người cao tuổi huyện Mộc Châu hưởng ứng. Nhiều hội viên Người cao tuổi bằng kinh nghiệm tích luỹ được đã phát huy điều kiện, lợi thế của địa phương để sản xuất kinh doanh hiệu quả cho gia đình và tạo việc làm cho nhiều lao động tại địa phương.

{youtube}WdWDJZUJGts{/yotube}

Hiện nay, người cao tuổi huyện Mộc Châu có trên 10.500 người, chiếm 9,30% so với dân số toàn huyện, trong đó có 6.700 người cao tuổi đang trực tiếp lao động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, phát triển kinh tế hộ gia đình.

 Hưởng ứng phong trào thi đua “Người cao tuổi làm kinh tế giỏi” do Trung ương Hội phát động, đông đảo cán bộ, hội viên người cao tuổi huyện Mộc Châu đã tích cực tham gia. Các cấp Hội đã bám sát nghị quyết của cấp ủy, định hướng và hỗ trợ hội viên phát triển sản xuất đồng thời phối hợp các cơ quan chuyên môn tổ chức các lớp tập huấn, chuyển giao khoa học - kỹ thuật, tạo bước chuyển đổi quan trọng trong chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Từ phong trào thi đua “Người cao tuổi sản xuất kinh doanh giỏi” trong những năm qua đã xuất hiện nhiều gương điển hình tiên tiến ở các cấp hội trong toàn huyện.

Bà Nguyễn Thị Luyến bản Tự Nhiên xã Đông Sang xuất thân từ Thường tín, Hà Tây nay thuộc thuộc vùng ngoại thành Hà Nội lên  Mộc Châu xây dựng kinh tế mới. Qua những lần về thăm quê, thấy bà con sản xuất rau sạch mang lại thu nhập cao, đã thôi thúc bà quyết tâm biến vùng đất nơi quê mới thành vùng rau xanh sạch như quê hương của mình.

Năm 2011 bà Luyến đã bàn bạc với những hộ cùng bản, để thành lập HTX chung tay sản xuất rau sạch khi ở độ tuổi 60. Tham gia HTX bà và các hộ được cán bộ của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Trạm Khuyến nông hướng dẫn quy trình sản xuất theo rau an toàn theo tiêu chuẩn Vietgap mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt. Hiện tại, HTX Rau an toàn Tự Nhiên có 38 hộ với tổng số hơn 70 xã viên, diện tích sản xuất gần 14 ha, sản lượng đạt trên 500 tấn/năm, mang lại thu nhập cho bà con xã viên từ 300-400 triệu đồng/ha  mỗi năm.

Là người cao tuổi đứng đầu HTX nhưng bà Nguyễn Thị Luyến vẫn nhạy bén trong việc tìm thị trường tiêu thụ rau cho xã viên HTX. Bà đã liên kết với chuỗi siêu thị của Tổng công ty Nhất Nam, Metro, Siêu thị Chất Việt tại Hà Nội, bao tiêu toàn bộ rau an toàn cho các thành viên HTX vừa nâng cao thu nhập cho từng xã viên vừa xây dựng được chuỗi giá trị sản xuất bền vững.

Khai thác lợi thế về khí hậu và thổng nhưỡng của Mộc Châu rất nhiều hộ gia đình người cao tuổi lựa chọn trồng các loại cây ăn quả trên đất vườn đồi để phát triển kinh tế, tiêu biểu như ông Nguyễn Văn Nghệ, tiểu khu 12, thị trấn Mộc Châu đã xây dựng trang trại tổng hợp với diện tích trên 2 ha trồng mơ, nhãn, bơ và chăn nuôi thêm gà, vịt, ao cá. Mặc dù năm nay đã bước sang tuổi 76 nhưng ông vẫn tích cực lao động, chịu khó học hỏi ông Nghệ luôn tìm tòi, lựa chọn những giống cây ăn quả phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của Mộc Châu và cho hiệu quả kinh tế cao. Năm 1990, trong một chuyến du lịch tại tỉnh Đắc Lắc ông Nghệ đã mang cây Bơ về trồng thử nghiệm. Ông là một trong những người đầu tiên trồng Bơ và áp dụng tiến bộ khoa học để ghép mắt cây Bơ tại Mộc Châu. Nhờ chăm sóc đúng kỹ thuật Bơ ra nhiều quả, chất lượng cao, quả thơm, ngậy có giá thành cao và ổn định. Với nguồn thu cây ăn quả và chăn nuôi… mỗi năm mang lại cho vợ chồng ông trên 300 triệu đồng.

          Không chỉ phát triển các loại cây ăn quả, ông Nghệ còn tận dụng diện tích dưới tán cây để ươm cây giống cung cấp và hướng dẫn trồng, chăm sóc bơ cho bà con trong vùng. Ông Nghệ cũng chủ động tham gia Hợp tác xã Nông Sản Mộc Châu để cùng với các chủ vườn khác trên địa bàn huyện xây dựng thương hiệu nông sản sạch tại Mộc Châu.

Cao nguyên Mộc Châu còn được mọi người biết đến là vùng chăn nuôi bò sữa lớn nhất Miền Bắc. Có hộ gia đình đã nhiều thế hệ gắn bó cùng nghề chăn nuôi bò sữa tại thị trấn Nông Trường Mộc Châu 60 năm qua. Bà Nguyễn Thị Chi tại tiểu khu Cơ Quan từng là cán bộ thú y của Công ty CP giống bò sữa Mộc Châu, sau khi nghỉ hưu, năm 1990 với kiến thức có sẵn gia đình bà Chi quyết định nhận khoán là 5 con bò sữa cùng với  2,6 ha đất của Nông Trường. Vượt qua bao thăm trầm của nghề chăn nuôi bò sữa, đến nay gia đình bàn Nguyễn Thị Chi là một trong những hộ có quy mô chăn nuôi lớn của Công ty Cổ phần Giống bò sữa  Mộc Châu với gần 100 con, trong đó có một nửa đàn bò đang cho sữa. Năm 2017 gia đình bà bán được 286 tấn sữa, trừ các chi phí mỗi tháng thu lãi trên 70 triệu đồng.

Có được kết quả như trên là dosự cố gắng nỗ lực vượt qua khó khăn, thực sự gắn bó với ngành chăn nuôi bò sữa và tích cực áp dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật vào chăn nuôi cảu bà cùng con cháu trong gia đình. Để đảm bảo nguồn thức ăn cho đàn bò, gia đình bà đã trồng cỏ xanh và thâm canh 3 vụ một năm gồm: 2 vụ ngô cây, và 1 vụ yến mạch để làm thức ăn ủ ướp, cỏ khô, thức ăn xanh. Công tác vệ sinh thú y được thực hiện nghiêm túc đúng quy trình. Hàng ngày, trước khi vắt sữa, bò được tắm rửa sạch sẽ. Khu chuồng trại mới xây dựng diện tích trên l000m2 được thiết kế phù hợp cho việc chăn nuôi bò sữa. Chuồng được lắp hệ thống quạt mát về mùa hè, mái che ấm về mùa đông, có chiếu nghỉ cho bò, hệ thống đóng mở tự động để bò ăn đúng khẩu phần, thường xuyên có nước sạch cho bò uống và đặc biệt là bò được nghe nhạc lúc vắt sữa. Do thực hiện tốt quy trình trên nên đàn bò khỏe mạnh, chất lượng và sản lượng sữa luôn đạt và vượt tiêu chuẩn của Công ty đề ra, có nhiều con đạt trên 40 lít sữa/1 ngày.

Bên cạnh đó gia đình bà đã giúp đỡ một số hộ nghèo về vốn, việc làm để phát triển sản xuất, tăng thu nhập và vươn lên thoát nghèo bền vững. Bà cũng đã tạo việc làm thường xuyên cho khoảng 6 lao động là đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn với thu nhập ổn định 5 triệu đồng/tháng, ủng hộ trên 40 triệu thực hiện phong trào xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh của thị trấn.

Ông Đào Hải An- Chi Hội trưởng Hội người cao tuổi tiểu khu 10, thị trấn Mộc Châu đồng thời là Chủ nhiệm CLB dưỡng sinh, chăm sóc sức khỏe người cao tuổi không chỉ tận tâm, nhiệt tình với công tác xã hội, ông còn là người rất cần cù lao động, kinh doanh giỏi. Ông An từng là cán bộ thương nghiệp Sơn La, mặc dù đã được Nhà nước cho nghỉ chế độ hưu trí nhưng thấy sức khỏe còn tốt cộng với kinh nghiệm tích lũy được từ khi còn công tác và nhạy bén trong kinh doanh, năm 2010 ông đã mở cửa hàng thu mua nông sản cho nhân dân trong vùng để chuyển về Hà Nội.

          Để kinh doanh hiệu quả đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường thủ đô về cả về số lượng và chất lượng, ông đã lên phương án đầu tư phát triển nông nghiệp mà trọng tâm là đầu từ cho nông dân trồng các loại rau củ, quả sạch. Để thực hiện kế hoạch này, ông đã đến gặp gỡ các gia đình tại huyện Mộc Châu và huyện Vân Hồ có diện tích canh tác lớn nhưng lại thiếu vốn sản xuất, thiếu thị trường tiêu thụ hợp tác trồng các loại rau củ quả ngắn ngày như: đậu đỗ, susu, củ cải, bí xanh…để đầu tư vốn, phân bón, giống cây trồng không lấy lãi và bao tiêu toàn bộ sản phẩm cho bà con.

Mỗi năm ông Đào Hải An đã hỗ trợ trên 500 triệu đồng cho 30 hộ gia đình nông dân mua phân bón và giống cây trồng không lấy lãi, đồng thời tiêu thụ trên 1000 tấn  rau củ quả của bà con với giá ổn định.  Cùng với đó gia đình ông đã đầu từ mua 3 xe ô tô tải chuyên chở rau quả từ Mộc Châu về các chợ đầu mối tại Hà Nội để tiêu thụ trong ngày, tạo thêm việc làm cho 30 lao động thời vụ sơ chế, đóng gói, vận chuyển hàng hóa.

Ngoài công việc kinh doanh, ông Đào Hải An còn tích cực tham gia công tác Hội Người cao tuổi. Với vai trò là Chi Hội trưởng Chi Hội người cao tuổi tiểu khu 10, thị trấn Mộc Châu, đồng thời là Chủ nhiệm CLB dưỡng sinh, chăm sóc sức khỏe người cao tuổi ông luôn quan tâm động viên thăm hỏi người cao tuổi, tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục dưỡng sinh thu hút người cao tuổi trên địa bàn tham gia. Câu lạc bộ do ông làm chủ niệm đãtrở thành nơi gắn kết hội viên, thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khỏe, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho hội viên, giúp người cao tuổi  sống vui, sóng khỏe, sống có ích.

Trong 5 năm qua toàn huyện Mộc Châu có 3.192 người cao tuổi đạt tiêu chí sản xuất, kinh doanh giỏi cấp cơ sở, 103 người cao tuổi danh hiệu SXKD giỏi cấp huyện; 54 người cao tuổi đạt danh hiệu SXKD cấp tỉnh; niều người cao tuổi sản xuất kinh doanh giỏi được các cấp trao tặng Bằng khen, Giấy khen. Phong trào “người cao tuổi làm kinh tế giỏi” đã đem lại hiệu quả thiết thực, nâng cao chất lượng cuộc sống của chính người cao tuổi và góp phần tích cực vào việc đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, xóa đói giảm nghèo ở địa phương.

Nhận thức rõ vinh dự và trách nhiệm lớn lao khi được Đảng, nhà nước và nhân dân tôn vinh lớp người cao tuổi với 18 chữ vàng: “Tuổi cao chí càng cao, nêu gương sáng vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc”, Người cao tuổi huyện Mộc Châu sẽ tiếp tục “hiến kế, hiến công” là những tấm gương sáng cho con cháu noi theo, góp sức xây dựng quê hương Mộc Châu ngày càng giầu đẹp.

THÔNG TIN CHỈ ĐẠO ĐIỀU HÀNH
Đăng nhập
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1