Top slide banner
Sản xuất hồng giòn theo tiêu chuẩn Vietgap

 

 

 

 

Cao nguyên Mộc Châu không chỉ nổi tiếng bởi khí hậu trong lành mát mẻ, bởi những mùa hoa làm say đắm lòng người mà còn nổi tiếng với những mùa quả ngọt, đang có sức hút lớn đối với thị trường Hà Nội. Để nâng cao giá trị từ trồng cây ăn quả, đặc biệt là Hồng giòn, nhiều nông dân Mộc Châu đã áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất theo hướng Vietgap, nâng cao giá trị, tăng thu nhập, hướng tới nền nông nghiệp sản xuất bền vững.

 

Cao nguyên Mộc Châu không chỉ nổi tiếng bởi khí hậu trong lành mát mẻ, bởi những mùa hoa làm say đắm lòng người mà còn nổi tiếng với những mùa quả ngọt, đang có sức hút lớn đối với thị trường Hà Nội. Để nâng cao giá trị từ trồng cây ăn quả, đặc biệt là Hồng giòn, nhiều nông dân Mộc Châu đã áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất theo hướng Vietgap, nâng cao giá trị, tăng thu nhập, hướng tới nền nông nghiệp sản xuất bền vững.

{youtube}OcXvP2Cdg60{/youtube}

          Anh Phạm Văn Quyết xuất thân là công nhân Nông trường quốc doanh Mộc Châu 3, năm 1993 gia đình anh nhận khoán 4 ha đất đồi để trồng ngô, rồi chuyển sang trồng thử nghiệm một số cây như Mận hậu, Hồng Nhân hậu nhưng hiệu quả kinh tế thấp, giá cả bấp bênh, đầu ra không ổn định.

          Năm 2002, sau khi đi thăm quan học tập mô hình trồng Hồng giòn trên đồi dốc của Doanh nghiệp tư nhân Xuân Hồng, anh Quyết đã quyết định đầu từ 40 triệu ghép 1.800 mắt Hồng giòn trên 80 gốc cây Hồng Nhân hậu. Thấy cây Hồng giòn phát triển phù hợp nên mỗi năm gia đình anh lại trồng thêm giống Hồng giòn bằng cách trồng cây Hồng dại để lấy gốc rồi ghép mắt giống cây Hồng giòn. Đến nay gia đình đã có hơn 4 ha trồng Hồng, với 1.200 gốc, hiện có 600 cây đã cho thu hoạch. Năm 2016 cho thu hoạch 4 tấn quả, giá trung bình 30.000/kg, cho thu  trên 1 tỷ đồng.

          Để tiếp tục nâng cao năng xuất, chất lượng sản phẩm, năm 2016, Trạm Khuyến nông, Trạm Quản lý chất lượng nông, lâm, thủy sản huyện đã hướng dẫn gia đình anh Phạm Văn Quyết kỹ thuật sản xuất quả Hồng giòn theo quy trình VietGAP. Ưu điểm của việc sản xuất Hồng giòn theo tiêu chuẩn VietGAP sẽ kéo dài tuổi thọ của cây, chăm sóc thâm canh sử dụng bằng phân bón vi sinh, không sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ vừa đảm bảo vệ sinh môi trường, đảm bảo sức khỏe cho người sản xuất; đặc biệt là đảm bảo an toàn tuyệt đối về vệ sinh thực phẩm cho người tiêu dùng.

          Nhờ được sự tư vấn tích cực của cán bộ khuyến nông và thực hiện đúng theo quy trình kỹ thuật, chăm sóc nên năm nay diện tích Hồng giòn của anh Quyết phát triển tốt, quả ăn ngọt, giòn và hình thức mẫu mã đẹp được rất nhiều người ưu chuộng. Toàn bộ số Hồng giòn trồng theo tiêu chuẩn Vietgap của gia đình anh đã được liên kết chuyển về Siêu thị Bic C, VinGroup, Fivi Mart tại Hà Nội  với giá bán tại vườn là 40.000 đồng/kg. Ước sản lượng năm 2017 đạt 4,5 tấn, trừ chi phí, gia đình thu lãi 1,5 tỷ đồng. 

          Hồng giòn Mộc Châu vốn là giống hồng Fuyu của Nhật Bản được du nhập trồng vào Mộc Châu từ những năm 2000. Đây là giống Hồng ngọt, không chát, rất ít hạt, bảo quản được lâu, thuận lợi cho vận chuyển đi xa để tiêu thụ. Để để nâng cao giá trị sản phẩm hồng giòn Mộc Châu, năm 2016, huyện Mộc Châu đã tập trung chỉ đạo các xã thị trấn, thành lập HTX, Tổ hợp tác hướng đến quy trình sản xuất khép kín từ khâu tuyển giống cho đến chế biến sản phẩm và đưa ra thị trường theo tiêu chuẩn Vietgap.

          Mô hình trồng Hồng giòn VietGAP tại tiểu khu 34 xã Tân Lập, Mộc Châu đã mang hiệu quả kinh tế cao đồng thời góp phần mở rộng vùng sản xuất, thực hiện sản xuất hàng hoá theo hướng bền vững để tăng tăng thu nhập, giúp người nông dân làm giầu trên mảnh đất của mình.

 

 

 

 

THÔNG TIN CHỈ ĐẠO ĐIỀU HÀNH
Đăng nhập
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1