Top slide banner
Triển vọng phát triển cây gai xanh tại huyện Mộc Châu tỉnh Sơn La

 

 

 

 

Mộc Châu được đánh giá có nhiều tiềm năng nhất về phát triển nông nghiệp của tỉnh Sơn La. Trong những năm qua, thực hiện đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, Mộc Châu đã tập trung khai thác tiềm năng, lợi thế sẵn có, phát triển các sản phẩm chủ lực đã có truyền thống đồng thời tích cực vận động nhân dân chuyển đổi diện tích cây trồng kém hiệu quả trên đất dốc sang trồng các loại có giá trị kinh tế cao, phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

 

Mộc Châu được đánh giá có nhiều tiềm năng nhất về phát triển nông nghiệp của tỉnh Sơn La. Trong những năm qua, thực hiện đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, Mộc Châu đã tập trung khai thác tiềm năng, lợi thế sẵn có, phát triển các sản phẩm chủ lực đã có truyền thống đồng thời tích cực vận động nhân dân chuyển đổi diện tích cây trồng kém hiệu quả trên đất dốc sang trồng các loại có giá trị kinh tế cao, phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

{youtube}uezLzlaieb4{/yotube}

Cao nguyên Mộc Châu có nguồn tài nguyên đất đai rộng lớn, nhiều vùng tiểu khí hậu khác nhau được đánh giá có nhiều tiềm năng nhất về phát triển nông nghiệp của tỉnh Sơn La. Trong những năm qua, thực hiện đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, Mộc Châu đã tập trung khai thác tiềm năng, lợi thế sẵn có, phát triển các sản phẩm chủ lực đã có truyền thống như bò sữa, chè... đồng thời phát các vùng sản xuất rau, hoa ứng dụng công nghệ cao mang lại hiệu quả kinh tế cao. Bên cạnh đó huyện còn tích cực vận động nhân dân chuyển đổi nhiều diện tích cây trồng kém hiệu quả trên đất dốc sang trồng các loại cây ăn quả, nhất là cây ăn quả ôn đới có giá trị kinh tế cao. Bên cạnh đó, huyện Mộc Châu đã đẩy mạnh phát triển chuỗi sản xuất, cung ứng, tiêu thụ nông sản chủ lực, rà soát, điều chỉnh quy hoạch sản xuất theo hướng tập trung phát triển cây trồng, vật nuôi chủ lực, có khả năng cạnh tranh, phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Tuy đã có những nỗ lực trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp, nhưng chính quyền và người dân huyện Mộc Châu vẫn còn nhiều điều trăn trở, bởi nhiều loại cây trồng chưa đem lại hiệu quả kinh tế cao do những biến động của thị trường. Việc đưa giống mới vào sản xuất tại xã vùng cao, biên giới gặp không do đa phần là đồng bào dân tộc ít người, trình độ canh tác còn nhiều hạn chế, cơ sở vật chất hạ tầng còn nhiều khó khăn.

Để mang lại thu nhập cao cho người nông dân, tạo chuỗi giá trị liên kết chặt chẽ, tạo ra hiệu quả kinh tế lâu dài, tạo việc làm thường xuyên, ổn định đời sống cho người dân địa phương, năm 2017, huyện Mộc Châu đã cho phép Công ty CP Đầu tư phát triển sản xuất và Xuất nhập khẩu An Phước trồng thử nghiệm cây gai xanh tại các xã, thị trấn trên địa bàn huyện bước đầu cho mang lại hiệu quả kinh tế cho người dân.

  Qua đánh giá, Cây gai xanh là cây nguyên liệu hàng đầu để làm sợi dệt cho ngành may mặc. Vỏ cây Gai để sản xuất thành sợi dệt vải chất lượng tốt; lá được sử dụng làm bánh gai, tách chiết lấy tinh dầu, sản xuất chất màu tự nhiên phục vụ cho ngành công nghiệp thực phẩm và sử dụng làm thức ăn cho gia súc; lõi cây gai được sử dụng làm nguyên liệu sản xuất giấy, làm chất đốt và làm nguyên liệu để sản xuất phân bón hữu cơ phân vi sinh… Bên cạnh đó, cây gai xanh có khả năng giữ ẩm, tăng độ che phủ, cải tạo lý tính của đất, tăng độ phì nhiêu cho đất, làm đất tơi xốp, chống xói mòn và bảo vệ đất hiệu quả.

Giống Gai xanh AP1được trồng tại Việt Nam đã ổn định về mặt di truyền và có nhiều đặc tính ưu việt, có năng suất cao, chất lượng xơ tốt đáp ứng được yêu cầu cho ngành dệt may. Đây là giống cây sinh trưởng khỏe, có thời gian sinh trưởng giữa 2 lần thu hoạch 50 – 55 ngày; khả năng đẻ nhánh khỏe, thân thẳng, đốt thân dài, không phân cành, năng suất cao, rất ít sâu bệnh, khi thu hoạch cây gai xanh có thể đạt chiều cao từ 1,5m đến 2,5m. Đặc biệt giống cây thích hợp với điều kiện đất đai và sinh thái tại hiều địa phương.

Hiện nay, cây gai xanh giống AP1 đã được Công ty CP Đầu tư phát triển sản xuất và Xuất nhập khẩu An Phước đã triển khai khá thành công tại tỉnh Thanh Hóa, Lào Cai. Cây Gai xanh AP1 được xem là cây làm giàu cho người nông dân, bởi hiệu quả kinh tế mà cây gai mang lại cao hơn rất nhiều so với các loại cây trồng truyền thống khác.Cây Gai xanh hiện nay cũng đã được triển khai tại các huyện trên địa bàn tỉnh Sơn La đã mang lại hiệu quả kinh tế cao

Tại huyện Mộc Châu gia đình bà Vì Thị Sấc , bản Nà Sài xã Hua Păng sau 4 tháng trồng cây gai xanh AP1 đã cho thu lứa đầu tiên. Sau 55 ngày kể từ khi thu hoạch lần 1 gia đình  có thể thu hoạch lứa gai tiếp theo. Cây Gai cho thu hoạch mỗi năm từ 4 đến 5 lứa, năng xuất bình quân ước tính đạt 140-150 tấn/ha/năm. Với kết quả này bà gia đình Vì Thị Sấc sẽ  thu từ 80 triệu đến 120 triệu đồng/ha/năm, hiệu quả kinh tế gấp 3 đến 4 lần so với trồng trồng ngô, trồng sắn.

Gia đình anh Thào A Khua, bản Tà Phình 2 xã Tân Lập trước đây chỉ quen với trồng cây ngô, cây lúa trên đất đồi, chi phí đầu tư lớn nhưng thu về không được bao nhiêu nên cuộc sống quanh năm vất vả, chưa thể thoát nghèo. Cuối năm 2017 Anh Khua được Công ty CP Đầu tư phát triển sản xuất và Xuất nhập khẩu An Phước và xã Tân Lập cho đi tham quan mô hình trồng cây gai xanh trên địa bàn huyện và tổ chức tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật trồng. Sau đó gia đình đã mạnh dạn trồng trên 1,4ha cây gai xanh, hiện đang sinh trưởng và phát triển tốt. Cây gai xanh gia đình anh trồng đã cho thu lứa đầu tiên, mang lại hiệu quả cao.

Cây Gai xanh AP1 còn ưu việt hơn so với các loại cây trồng khác bở cây thuộc loại lưu gốc, có vòng đời 10 năm trở lên. Nông dân  trồng 1 lần nhưng thu hoạch trong 10 năm do đó tiết kiệm được tối đa chi phí đầu vào. Nhận thấy ưu việt của cây gai xanh là phát triển rất tốt, phù hợp với đất sườn đồi, đặc biệt là không mất nhiều công chăm sóc, sản phẩm làm ra lại được công ty bao tiêu toàn bộ sản phẩm với giá cao nên từ đầu năm 2018 đến nay xã Tân Lập đã phát triển trên 20ha đất trồng cây gai xanh AP1. UBND xã Tân Lập  đang định hướng cho người dân chuyển đổi những diện tích đất đồi bạc màu sang trông cây gai đồng thời thành lập tổ hợp tác tiến tới thành lập Hợp tác xã nhằm liên kết với doanh nghiệp phát triển vùng nguyên liệu.

Năm 2018 huyện Mộc Châu triển khai mở rộng diện tích cây gai xanh ra điạ bàn các xã Hua Păng, Tân Lập, Tân Hợp, Lóng Sập, Thị trấn Nông Trường, Tà Lại, Quy Hướng. Cùng với thực hiện các mô hình điểm huyện cũng tổ chức rà soát chuyển đổi một số diện tích trồng cây kém hiệu quả sang trồng cây gai xanh, trong đó chú trọng chuyển đổi diện tích đất dốc trồng ngô, lúa sang trồng cây gai xanh vừa mang lại hiệu quả kinh tế vừa gióp phần bảo vệ đất, chống sói mòn.   

          Hiện nay, Công ty CP Đầu tư phát triển sản xuất và Xuất nhập khẩu An Phước đã xây dựng Nhà máy sản xuất sợi dệt tại tỉnh Thanh Hóa với công suất 10.000 cọc sợi/năm, tương ứng với đầu ra 1.700 tấn sợi/năm; bông gai 1.500 tấn/năm. Tuy nhiên, với vùng nguyên liệu hiện tại thì chỉ mới đáp ứng được một phần công suất nhà máy. Công ty đang mở rộng vùng nguyên liệu ra các tỉnh miền núi phía Bắc để cung cấp nguyên liệu đáp ứng nhu cầu sản xuất tơ sợi trong nước và xuất khẩu.

Việc phát triển cây Gai xanh đã khai thác triệt để tiềm năng lợi thế của địa phương, nâng cao đời sống của nhân dân, mở ra nhiều cơ hội để huyện Mộc Châu nâng cao hiệu quả công tác giảm nghèo bền vững và đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Điều này cũng khẳng định việc tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng cải thiện năng xuất, nâng cao chất lượng, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật, sản xuất quy mô lớn có hiệu quả kinh tế cao tăng sức cạnh tranh là hướng đi đúng, nhằm giải quyết việc làm, nâng cao đời sống cho người lao động nhất là vùng nông thôn miền núi.

 

 

 

 

THÔNG TIN CHỈ ĐẠO ĐIỀU HÀNH
Đăng nhập
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1