Top slide banner
Xử lý chất thải trong chăn nuôi bò sữa ở Mộc Châu - Hướng phát triển sản xuất bền vững

 

 

 

Hiện nay, đàn bò sữa của Công ty cổ phần giống bò sữa Mộc Châu đã lên tới 20.000 con giải quyết việc làm cho hàng ngàn lao động và mang lại thu nhập cao cho người chăn nuôi.

 

Hiện nay, đàn bò sữa của Công ty cổ phần giống bò sữa Mộc Châu đã lên tới 20.000 con giải quyết việc làm cho hàng ngàn lao động và mang lại thu nhập cao cho người chăn nuôi. Tuy nhiên khi đàn bò phát triển nhanh chóng thì lượng chất thải cũng gia tăng, gây ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến sản xuất và phát triển du lịch trên địa bàn. Để giải quyết vấn đề này nhiều hộ chăn nuôi bò sữa đã mạnh dạn đầu tư xây dựng dây chuyền xử lý phân tự động, nhằm tiếp tục phát triển bò sữa bền vững và thân thiện với môi trường.

{youtube}bcFw41LQV6Q{/youtube}

Sau hơn 20 năm lập nghiệp trên cao nguyên Mộc Châu bằng nghề chăn nuôi bò sữa, anh Trần Văn Khương ở tiểu khu 70, thị trấn Nông Trường Mộc Châu đã tạo những bước phát triển vượt bậc. Khi bắt đầu lập nghiệp gia đình đình anh cũng như các hộ chăn nuôi bò sữa trên cao nguyên  Mộc Châu sản xuất rất thô sơ sử dụng sức người là chính đến nay, tất cả các khâu trong chăn nuôi đều sử dụng máy móc hiện đại như: máy cày, bừa đất trồng cỏ; máy cắt cỏ; máy băm cỏ; máy vắt sữa …  Hiện nay, gia đình anh Trần Văn Khương có một trang trại bề thế, với 65 con bò sữa, trong đó có 30 con cho sữa thường xuyên; sản lượng sữa mỗi con đạt khoảng 5 tạ mỗi tháng. Với giá bán sữa tươi  bình quân 13.000đ/lít đã mang lại lợi nhuận lên tới gần 200 triệu đồng mỗi tháng.  

Nắm bắt cơ hội phát triển nông nghiệp gắn với phát triển du lịch trên cao nguyên Mộc Châu, từ nàm 2016, anh Khương quyết định phối hợp với Công ty cổ phần giống bò sữa Mộc Châu đầu tư xây dựng trạng trại bò sữa làm điểm tham quan du lịch. Trang trại  du lịch  hoàn thành và đi vào hoạt động, trung bình mỗi tuần đón  từ 2000-3000 khách đến tham quan, trải nghiệm.

Tuy nhiên một bài toán khó đặt ra với anh khi đàn bò phát triển nhanh chóng thì lượng chất thải cũng gia tăng, gây ô nhiễm môi trường. Nếu không xử lý chất thải tốt còn tăng nguy cơ gây dịch bệnh cho đàn bò. Sau những trăn trở, tính toán việc xử lý chất thải của bò sữa hằng ngày, anh Trần Văn Khương quyết định đầu tư 600 triệu đồng để xây dựng dây chuyền xử lý phân tự động, nhằm tiếp tục phát triển bò sữa bền vững và thân thiện với môi trường.

Nhận thấy, hiệu quả của việc xử lý chất thải trong chăn nuôi, hiện nay, rất nhiều hộ chăn nuôi bò sữa ở Mộc Châu đã mạnh dạn đầu tư từ 800 triệu đến 1 tỉ đồng để xây dựng dây chuyền xử lý chất thải tự động. Cách làm này, vừa mang lại  nguồn chất đốt cho gia đình vừa mang nguồn thu từ bán phân vi sinh mà còn mang lại lợi ích lớn hơn đó là giải quyết vấn đề bảo vệ môi trường xanh, thân thiện với cuộc sống, phục tốt khách du lịch thập phương.

Với dây chuyền xử lý phân tự động toàn bộ chất thải do bò sữa thải ra hàng ngày được dọn rửa đưa về bể thu gom để xử lý bằng men vi sinh. Sau đó chất thải sẽ được máy hút lên để tách nước và chất thải rắn. Đối với nước khi được tách ra một phần chảy vào hầm biogas, phần còn lại chảy qua các bể xử lý bằng men vi sinh và enzym theo phương pháp hiếm khí. Sau đó, nước thải tiếp tục được đưa qua các bể lọc đến khi đạt tiêu chuẩn cho phép sẽ được đưa đi tưới cho đồng cỏ. Đối với chất thải rắn, sau khi đã tách nước tiếp tục được xử lý bằng các loại men vi sinh, tới khi độ ẩm còn khoảng 15-20%. Sau 10 ngày chất thải này là loại phân hữu cơ rất tốt cho trồng rau màu, hoa, cây ăn quả. Như vậy, các hộ chăn nuôi bò sữa sử dụng dây chuyền xử lý chất thải trong chăn nuôi bò sữa không nhưng bảo vệ môi trường, phòng chống dịch bệnh cho đàn bò mà còn mang lại nguồn thu đáng kể từ khí đốt của bể bioga phục vụ sinh hoạt của gia đình và sản phẩm phân ép khô vi sinh. Chỉ tính riêng nguồn thu từ bán phân bò ép khô, mỗi năm một trang trại có thể thu lên tới trên 100 triệu đồng.

Phát huy tiềm năng lợi thế, điều kiện tự nhiên, từ việc thử nghiệm chăn nuôi những con bò sữa đầu tiên, sau 60 năm chăn nuôi bò sữa trên cao nguyên đã có những bước phát triển vượt bậc, đóng góp to lớn cho phát triển kinh tế-xã hội. Hiện nay, sản xuất chăn nuôi bò sữa còn tương hỗ cho phát triển du lịch, tạo ra những sản phẩm du lịch mới để du khách được trải nghiệm, nhất là khi  Mộc Châu được Thủ tưởng Chính phủ quyết định phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển khu du lịch quốc gia  Mộc Châu đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Vì vậy, việc xử lý chất thải từ các trang trại chăn nuôi sẽ bảo vệ được môi trường, để ngành chăn nuôi bò sữa tiếp tục phát triển, hiệu quả, bền vững. Đó là điều Công ty Cổ phần Giống bò sữa Mộc Châu và cả người lao động đang hướng tới.

 

 

 

THÔNG TIN CHỈ ĐẠO ĐIỀU HÀNH
Đăng nhập
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1