Top slide banner
Rộn ràng Lễ hội đường phố Mộc Châu

Một hoạt động quan trọng trong tổng thể chương trình Ngày hội văn hóa các dân tộc huyện Mộc Châu năm 2014 là Văn hóa cộng đồng đường phố (còn gọi là Lễ hội đường phố). Với sự tham gia của 150 diễn viên, nghệ nhân đến từ 5 xã, thị trấn Lễ hội đường phố đã đem đến không khí vô cùng đặc sắc trong Ngày hội Văn hóa các dân tộc huyện Mộc Châu 2014.

Một hoạt động quan trọng trong tổng thể chương trình Ngày hội văn hóa các dân tộc huyện Mộc Châu năm 2014 là Văn hóa cộng đồng đường phố (còn gọi là Lễ hội đường phố). Với sự tham gia của 150 diễn viên, nghệ nhân đến từ 5 xã, thị trấn Lễ hội đường phố đã đem đến không khí vô cùng đặc sắc trong Ngày hội Văn hóa các dân tộc huyện Mộc Châu 2014.

Đến với Lễ hội đường phố năm nay, đồng bào dân tộc Mông tiểu khu Pa Khen thị trấn Nông Trường Mộc Châu đã tái hiện một cách sinh động những nét văn hóa dân tộc mình qua điệu nhảy, tiếng khèn độc đáo và đặc sắc.

Điệu nhảy khèn của người Mông có động tác rất phong phú, đa dạng như: đưa chân, quay đổi chỗ, vờn khèn, quay gót... Âm điệu, tiết tấu của tiếng khèn cũng hết sức trau chuốt lúc trầm buồn, da diết, dìu dặt, tha thiết, lúc lại vui tươi, rộn ràng; Điệu múa Khèn thể hiện sức mạnh, sự dẻo dai của các chàng trai dân tộc Mông; Chiếc khèn và tiếng khèn Mông vừa mang cái bao la hùng vĩ của núi rừng, vừa mang nét chân thành, giản dị trong cuộc sống của họ.

 

Ngoài ra, trong Lễ hội đường phố năm nay, hình ảnh người vợ dắt ngựa, chở chồng sau mỗi đêm hội trở về cũng được tái hiện một cách sinh động và nhận được sự quan tâm cổ vũ của đông đảo du khách.

Người phụ nữ Mông dắt ngựa cùng chồng đi hội

Lễ hội cầu mưa (hay còn gọi là lễ hội Xến Xó Phốn) vùng Tây Bắc, được ra đời và hình thành cùng kho tàng văn hóa phi vật thể của người Thái. Do người Thái canh tác nông nghiệp chủ yếu dựa vào thiên nhiên nên họ cũng rất tin tưởng ở các vị thần. Họ tin rằng khi thật tâm cầu xin, các vị thần sẽ mang lại cho dân làng sự ấm no, hạnh phúc.

Tái hiện Lễ hội Cầu Mưa

Người Thái ở bản Nà Bó, xã Mường Sang đã tái hiện lại Lễ hội cầu mưa trong Lễ hội đường phố năm nay. Lễ hội nhằm cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, con người được sống trong ấm no hạnh phúc.

 

Điệu múa sạp của các cô gái Thái

Trong đời sống văn hóa của dân tộc Mường thì cồng, chiêng đóng vai trò quan trọng trong cả đời sống văn hóa tinh thần và tâm linh. Tiếng cồng, chiêng thể hiện sự vui nhộn cũng như tiếng mời gọi của các cô gái dân tộc Mường khi có bất cứ lễ hội nào của bản.

Đến với đoàn nghệ nhân dân tộc Mường, du khách sẽ không chỉ được thấy sự dịu dàng, đằm thắm của các cô gái Mường qua giai điệu của những ca khúc như: hoa đất mường, hát mời trầu,...mà còn được thấy sự mềm mại, uyển chuyển của họ qua điệu múa giã cốm đặc trưng vô cùng độc đáo và hấp dẫn.

Các nghệ nhân dân tộc Mường thể hiện điệu múa giã cốm

Cùng với đồng bào các dân tộc, trong lễ hội đường phố ở Mộc Châu các chàng trai, cô gái Dao say mê trong điệu múa chuông rộn rã và sinh động. Với đạo cụ chính là chiếc chuông nhỏ bằng đồng kết hợp với trống, chiêng để tạo nên âm thanh sôi đọng. Người múa tay trái cầm một đoạn tre được trang trí bằng sợi vài nhiều màu sắc, tay phải cầm một chiếc chuông để đánh nhịp, những sợi tua mầu được tung lên, hạ xuống, lượn tròn nhịp nhàng thật sinh động và đẹp mắt… Điệu múa chuông của người Dao là sự kết hợp nhịp nhàng của sự khỏe khoắn, dẻo dai của các chàng trai và các động tác nhún chân mềm mại, duyên dáng của các cô gái.

Điệu múa chuông của các nghệ nhân dân tộc Dao

Đoàn nghệ nhân, diễn viên dân tộc kinh cũng mang đến Lễ hội đường phố những tiết mục dân ca, dân vũ, trong đó phải kể đến là điệu múa Lân truyền thống hết sức vui nhộn và đặc sắc với nhiều động tác khó đã thu hút được sự quan tâm, của đông đảo người dân và du khách tham gia lễ hội.

Điệu múa lân của đoàn nghệ nhân dân tộc Kinh

Lễ hội đường phố trong Ngày hội Văn hoá các dân tộc  Mộc Châu với sự tham gia của các dân tộc Mông, Dao, Thái, Mường, Kinh đã thể hiện rõ nét những nét đẹp văn hóa đặc sắc và vô cùng độc đáo của các dân tộc. Mỗi dân tộc có những nét văn hóa đặc trưng riêng đã tạo nên một “bức tranh” phong phú, đa sắc màu, đậm đà bản sắc của đồng bào các dân tộc đang sinh sống trên mảnh đất cao nguyên tươi đẹp đồng thời thể hiện tinh thần đoàn kết, gắn bó giữa các dân tộc trong cuộc sống, lao động sản xuất để xây dựng Mộc Châu ngày phát triển giàu mạnh và văn minh.

THÔNG TIN CHỈ ĐẠO ĐIỀU HÀNH
Đăng nhập
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1