Top slide banner
ĐỀ CƯƠNG TUYÊN TRUYỀN

ĐỀ CƯƠNG TUYÊN TRUYỀN

I- TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI TỈNH SƠN LA SAU 5 NĂM THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ TỈNH LẦN THỨ XIII.

1- Kinh tế tiếp tục duy trì được tốc độ tăng trưởng khá, cơ cấu có bước chuyển dịch tích cực và vững chắc hơn. Tổng sản phẩm (GRDP) năm 2015 ước đạt 22.126 tỷ đồng, gấp 1,7 lần năm 2010, bình quân giai đoạn 2011 - 2015 tăng 10,93%/năm. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng phát huy mạnh mẽ lợi thế, tiềm năng của tỉnh.Năm 2015, thu ngân sách trên địa bàn ước đạt 3.300 tỷ đồng, gấp 3,5 lần năm 2010; GRDP bình quân đầu người đạt 1.257 USD (tương đương 26,4 triệu), gấp 2 lần năm 2010.

1.1- Sản xuất nông lâm nghiệp phát triển khá; ứng dụng nhiều tiến bộ khoa học - công nghệ vào sản xuất; tạo dựng một số mô hình sản xuất hiệu quả cao. Giá trị sản xuất nông lâm nghiệp năm 2015 ước đạt 10.875 tỷ đồng, tăng 30,1% so với năm 2010.Chương trình xây dựng nông thôn mới được tập trung triển khai quyết liệt, đạt một số kết quả quan trọng, nhiều mô hình mới, cách làm hay được nhân diện.Trong 5 năm, đã huy động, lồng ghép, bố trí được hơn 40.000 tỷ đồng đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng trên địa bàn nông thôn. 

1.2- Công nghiệp có bước phát triển mới, tiềm năng, lợi thế được phát huy.Giá trị sản xuất công nghiệp ước đến hết năm 2015 đạt 5.764 tỷ đồng, tăng 68,4% so với năm 2010. Thương mại, dịch vụ, du lịch phát triển mạnh cả về quy mô, ngành nghề và thị trường; giá trị sản xuất ngành dịch vụ ước đạt 16.280 tỷ đồng, tăng gấp 2,6 lần so với năm 2010; kim ngạch xuất khẩu giai đoạn 2011 - 2015 đạt bình quân 43,3 triệu USD/năm.

1.3- Hoạt động tài chính, tín dụng đạt kết quả quan trọng.Tổng thu ngân sách nhà nước của địa phương 5 năm ước đạt 51.546 tỷ đồng; trong đó thu ngân sách trên địa bàn năm 2015 vượt 65% so với chỉ tiêu Đại hội. Huy động có hiệu quả các nguồn lực cho đầu tư phát triển; hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được hoàn thiện một bước; trong 5 năm, huy động được khoảng 65.300 tỷ đồng cho đầu tư phát triển.  

1.4- Các vùng kinh tế tiếp tục hình thành rõ nét theo hướng phát huy lợi thế, đồng thời có sự tương hỗ, tạo sự liên kết trong tổng thể kinh tế của tỉnh. Tập trung ổn định và phát triển kinh tế - xã hội ở các xã, bản đặc biệt khó khăn; tăng cường các nguồn vốn để đầu tư kết cấu hạ tầng, ổn định sản xuất, định canh, định cư, giảm nghèo, phát triển kinh tế - xã hội, hạn chế tình trạng di cư không theo kế hoạch. Hạ tầng vùng tái định cư thủy điện Sơn La, thuỷ điện Hoà Bình cơ bản được đầu tư đồng bộ, đời sống và sản xuất của nhân dân tiếp tục ổn định và được cải thiện đáng kể.  

1.5- Các thành phần kinh tế phát triển khá đồng bộ. Kinh tế nhà nước giữ vị trí quan trọng trong đầu tư cho phát triển kinh tế - xã hội, đóng góp lớn vào thu ngân sách; kinh tế tập thể và hợp tác xã tiếp tục phát triển; kinh tế tư nhân và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đầu tư vào khai khoáng, chế biến nông sản góp phần tạo việc làm, tăng thu ngân sách cho tỉnh.

2- Về văn hóa - xã hội có nhiều tiến bộ

2.1- Bước đầu thực hiện có hiệu quả chủ trương đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo; các cấp học, bậc học tiếp tục phát triển về quy mô và số lượng, xã hội hoá được đẩy mạnh; hoàn thành phổ cập tiểu học đúng độ tuổi, phổ cập trung học cơ sở và phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi; đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục được quan tâm bồi dưỡng nâng cao trình độ. Quan tâm lựa chọn cán bộ có năng lực cử đi đào tạo chuyên sâu đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. 

2.2-Sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ nhân dân được quan tâm chăm lo đúng mức. Các chương trình mục tiêu quốc gia được triển khai thực hiện có hiệu quả, góp phần cải thiện chất lượng chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, nhất là các đối tượng chính sách, trẻ em dưới 6 tuổi, người dân tộc thiểu số, người cao tuổi...

2.3- Văn hoá, thể dục - thể thao tiếp tục phát triển. Truyền thống và bản sắc văn hoá tốt đẹp của đồng bào các dân tộc được gìn giữ và phát huy; nhiều lễ hội truyền thống được phục dựng gắn với phát triển du lịch; chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước được phổ biến kịp thời, tạo sự đồng thuận, góp phần ngăn chặn, đẩy lùi tiêu cực và tệ nạn xã hội. 

2.4- Hiệu quả hoạt động khoa học - công nghệ được nâng cao, cơ chế quản lý được đổi mới. Tăng cường ứng dụng và chuyển giao tiến bộ khoa học góp phầntăng năng suất, chất lượng sản phẩm, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. 

2.5- Thực hiện tốt chính sách xã hội, cơ bản đảm bảo an sinh xã hội, phúc lợi xã hội; đời sống nhân dân, đời sống các đối tượng chính sách được cải thiện và nâng lên đáng kể. Các vấn đề xã hội bức xúc được tập trung giải quyết; công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy tiếp tục đạt kết quả tích cực. Các chính sách về dân tộc được triển khai có hiệu quả; đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân các dân tộc được nâng lên. 

2.6- Chú trọng quản lý sử dụng đất đai, khoáng sản, gắn với bảo vệ môi trường, giảm thiểu mức độ gia tăng ô nhiễm, phục hồi suy thoái và nâng cao chất lượng môi trường. Triển khai chặt chẽ việc đưa nội dung môi trường và phát triển bền vững vào các quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội. 

3- Quốc phòng được đảm bảo; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững; đối ngoại được tăng cường

3.1- Tiềm lực quốc phòng được nâng lên, xây dựng khu vực phòng thủ đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới; giải quyết kịp thời, có hiệu quả an ninh biên giới; công tác xây dựng lực lượng vũ trang được tăng cường và củng cố; công tác tuyển quân gắn với tạo nguồn cán bộ cơ sở được triển khai tích cực.

3.2- Thực hiện có hiệu quả chiến lược bảo vệ an ninh quốc gia trong tình hình mới; phòng chống có hiệu quả âm mưu “diễn biến hoà bình”, các hoạt động lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo, dân chủ, nhân quyền; phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, chuyển hoá địa bàn trọng điểm phức tạp về an ninh trật tự đạt kết quả quan trọng.

3.3- Quan hệ hữu nghị đặc biệt và hợp tác toàn diện với các tỉnh Bắc Lào được duy trì, đặc biệt là với tỉnh Hủa Phăn và Luông Pha Băng; công tác đối ngoại nhân dân được phát huy và mang lại hiệu quả tích cực, góp phần bảo vệ vững chắc chủ quyền, an ninh biên giới.

4- Xây dựng Đảng và các tổ chức trong hệ thống chính trị đạt nhiều kết quả tích cực

4.1-  Khối đoàn kết các dân tộc được tăng cường, củng cố; quyền làm chủ của nhân dân được phát huy, nhân dân tích cực tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền trong sạch, vững mạnh.Nội dung và phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân tiếp tục được đổi mới; bước đầu phát huy được vai trò phản biện theo quy định. 

4.2- Bộ máy chính quyền các cấp tiếp tục được kiện toàn, phát huy dân chủ, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa.

4.3- Công tác xây dựng Đảng đạt nhiều kết quả quan trọng

 - Việc quán triệt, thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” và Chỉ thị số 03 của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; Chỉ thị 25 được triển khai thực hiện một cách nghiêm túc, đồng bộ đã tạo sự chuyển biến về đạo đức, phong cách, trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, đảng viên.  

- Công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị tư tưởng được tăng cường, góp phần quan trọng tạo sự thống nhất trong Đảng, sự đồng thuận trong xã hội. Các biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống được cảnh báo, ngăn chặn. Kịp thời lãnh đạo, định hướng tư tưởng, chủ động phòng ngừa những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ. 

- Công tác tổ chức và cán bộ có bước chuyển biến tích cực, chất lượng đội ngũ cán bộ được nâng lên.Chú trọng củng cố các cơ sở đảng yếu kém, tăng cường nâng cao chất lượng công tác phát triển đảng viên.

- Công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật của Đảng được tăng cường, có hiệu lực, hiệu quả hơn.

- Công tác dân vận được quan tâm và có bước đổi mới, phương thức hoạt động hiệu quả hơn. Quan tâm chỉ đạo công tác dân vận chính quyền.

- Phương thức lãnh đạo của cấp ủy các cấp có bước chuyển biến tích cực cả về lề lối và tác phong công tác.  

II. MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN TỈNH SƠN LA GIAI ĐOẠN 2015 - 2020

1- Mục tiêu tổng quát

Tăng cường xây dựng Đảng bộ trong sạch, vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu; xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh; phát huy dân chủ và sức mạnh đoàn kết các dân tộc, đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới; phát triển kinh tế nhanh, bền vững, tập trung phát triển kinh tế nông lâm nghiệp và xây dựng nông thôn mới; giảm nghèo bền vững, nâng cao đời sống nhân dân; giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo quốc phòng, an ninh; sớm xây dựng Sơn La trở thành tỉnh phát triển khá trong vùng Trung du và miền núi phía Bắc.      

2- Chỉ tiêu chủ yếu 

Dự kiến có 19 chỉ tiêu chủ yếu; trong đó có một số chỉ tiêu chính : (1) Bình quân giai đoạn 2015 - 2020: Tốc độ tăng tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) 10%/năm. Kim ngạch xuất khẩu bình quân đạt 60 triệu USD/năm. Tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 2 - 2,5%/năm. Hàng năm có 90% tổ chức cơ sở đảng hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên, trong đó có 50% đạt trong sạch vững mạnh. (2) Phấn đấu đạt được vào năm 2020: GRDP bình quân đạt 2.000 USD/người. Cơ cấu kinh tế: Dịch vụ 48%; nông lâm nghiệp 28%; công nghiệp - xây dựng 24%. Thu ngân sách trên địa bàn đạt 4.500 tỷ đồng. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội 5 năm đạt 70.000 tỷ đồng. Có 7,5 - 8 bác sỹ và 25 giường bệnh/1 vạn dân. 100% xã có đường ô tô đến trung tâm đi được 4 mùa. Tỷ lệ che phủ rừng đạt 50%. Tỷ lệ hộ gia đình được dùng điện quốc gia 97,5%. 100% cơ quan, doanh nghiệp, trường học, trạm y tế đạt tiêu chuẩn 4 không về ma tuý. 100% tổ bản có chi bộ.

III- CÁC NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

1- Về kinh tế

1.1- Tăng trưởng kinh tế duy trì tốc độ khá và phấn đấu không thấp hơn nhiệm kỳ qua, trọng tâm là nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của kinh tế. Rà soát, bổ sung quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh, các huyện, thành phố; quy hoạch ngành, lĩnh vực, sản phẩm, quy hoạch các vùng kinh tế trọng điểm, vùng nguyên liệu; quy hoạch xây dựng, nhất là quy hoạch xây dựng các đô thị mới, điểm dân cư nông thôn tập trung, cụm công nghiệp, điểm du lịch.

1.2- Tập trung phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, ứng dụng công nghệ cao, chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu sản xuất gắn với phát huy lợi thế của địa phương và thị trường tiêu thụ; đảm bảo an ninh lương thực và thực phẩm. Duy trì tốc độ gia tăng giá trị nông, lâm nghiệp, thủy sản bình quân 5,25%/năm.

1.3- Thực hiện hiệu quả chương trình xây dựng nông thôn mới; phấn đấu đến năm 2020, có 11 xã trở lên đạt chuẩn nông thôn mới và 50% trở lên đạt các tiêu chí cơ bản về nông thôn mới; ổn định thêm một bước đời sống nhân dân tại các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội còn đặc biệt khó khăn.

1.4- Phát triển công nghiệp theo hướng nâng cao chất lượng, sức cạnh tranh, hàm lượng khoa học công nghệ và bảo vệ môi trường; phấn đấu giá trị gia tăng lĩnh vực công nghiệp bình quân 10,94%/năm.

1.5- Nâng cao hiệu quả hoạt động thương mại; phát triển nhanh khu vực dịch vụ, ưu tiên phát triển các ngành dịch vụ có tiềm năng lớn và sức cạnh tranh cao, trọng tâm là phát triển kinh tế du lịch; phấn đấu giá trị gia tăng khu vực dịch vụ bình quân 12,51%/năm.   

1.6- Đẩy mạnh phát triển sản xuất kinh doanh để nuôi dưỡng các nguồn thu, huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực tài chính trong dân và các thành phần kinh tế; phát huy vai trò các tổ chức tín dụng trong cung ứng nguồn lực cho phát triển kinh tế.  Tăng cường các hoạt động xúc tiến, thu hút đầu tư để tranh thủ huy động các nguồn lực phục vụ mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội; mở rộng các hình thức đầu tư BOT, BT, PPP..., phát triển các hình thức liên kết đầu tư, góp vốn đầu tư bằng tài sản; đẩy mạnh xã hội hoá để thu hút đầu tư...; khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển; tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp ngoài nhà nước phát triển; tăng cường giải pháp thu hút đầu tư nước ngoài.

1.7- Tiếp tục hoàn thiện quy hoạch và xây dựng kế hoạch đầu tư phát triển các vùng kinh tế của tỉnh.Triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án “Ổn định dân cư, phát triển kinh tế - xã hội vùng tái định cư thủy điện Sơn La” giai đoạn 2016 - 2020 và Dự án ổn định dân cư vùng di chuyển dân lòng hồ thuỷ điện Hoà Bình; phấn đấu đạt mục tiêu đồng bào tại nơi tái định cư có cuộc sống bằng và tiến tới tốt hơn nơi ở cũ.  

2- Văn hoá - xã hội

2.1- Tiếp tục thực hiện tốt chủ trương lớn của Đảng về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực; về chăm sóc sức khoẻ nhân dân; về phát triển văn hoá; về khoa học và công nghệ, thông tin.

2.2- Giải quyết có hiệu quả các vấn đề xã hội, tạo việc làm, tăng thu nhập, giảm nghèo bền vững. Thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, bảo trợ xã hội. Huy động mọi nguồn lực chăm sóc tốt hơn đời sống vật chất, tinh thần của người có công, gia đình chính sách. Giải quyết tốt vấn đề lao động, việc làm và tăng thu nhập cho người lao động; chú trọng ổn định đời sống nhân dân vùng tái định cư thuỷ điện, các dự án phát triển kinh tế - xã hội; phấn đấu giảm mạnh tỷ lệ hộ nghèo, cơ bản xoá xong nhà ở tạm. Thực hiện tốt chương trình quốc gia về phòng, chống ma tuý. 

2.3- Tăng cường quản lý, bảo vệ tài nguyên, phòng chống thiên tai, bảo vệ môi trường sinh thái, ứng phó với biến đổi khí hậu.Quản lý tốt quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch tài nguyên khoáng sản, quản lý các dự án khai thác tài nguyên khoáng sản. Lồng ghép nội dung bảo vệ, khắc phục ô nhiễm, cải thiện môi trường và ứng phó với thiên tai, biến đổi khí hậu vào các quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. 

3- Quốc phòng, an ninh, đối ngoại

3.1- Bảo vệ vững chắc chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trong mọi tình huống. 

3.2- Tăng cường các hoạt động đối ngoại để đảm bảo ổn định và phục vụ phát triển kinh tế;xây dựng tuyến biên giới Việt Nam - Lào hoà bình, ổn định và phát triển toàn diện. Xây dựng và tổ chức thực hiện có hiệu quả chương trình, kế hoạch đối ngoại, kế hoạch xúc tiến vận động nguồn viện trợ.

4-    Xây dựng Đảng và các tổ chức trong hệ thống chính trị

4.1- Tiếp tục xây dựng, củng cố vững chắc khối đoàn kết các dân tộc; phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân trong tham gia xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch, vững mạnh; thực hiện tốt Quy chế giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội; Quy định Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội và nhân dân góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền.

4.2- Nâng cao chất lượng, hiệu quả điều hành của chính quyền các cấp: Nâng cao chất lượng hoạt động của Hội đồng nhân dân các cấp. Tăng cường công tác giám sát của Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân. Nâng cao năng lực quản lý, điều hành của ủy ban nhân dân các cấp theo quy định của pháp luật. 

4.3-Tăng cường xây dựng Đảng bộ trong sạch, vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức đảng và đảng viên. 

Đẩy mạnh và kiên trì thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khoá XI về xây dựng Đảng. Trọng tâm là tăng cường công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống cho cán bộ, đảng viên gắn với việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; đẩy mạnh tự phê bình và phê bình, nêu cao vai trò gương mẫu, tính tiên phong của đội ngũ cán bộ, trước hết là cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt các cấp. 

Tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của các tổ chức trong hệ thống chính trị. Kiện toàn tổ chức bộ máy, xây dựng đội ngũ cán bộ có cơ cấu hợp lý, đảm bảo tính ổn định, kế thừa và phát triển. Đẩy mạnh việc luân chuyển cán bộ, từng bước bố trí cán bộ lãnh đạo là người đứng đầu không phải là người địa phương.

Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng; công tác dân vận; nâng cao hiệu quả phong trào thi đua “Dân vận khéo”; xây dựng và nhân rộng các điển hình tiên tiến trên mọi lĩnh vực.

_________

ĐỀ CƯƠNG TUYÊN TRUYỀN

I- TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI TỈNH SƠN LA SAU 5 NĂM THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ TỈNH LẦN THỨ XIII.

1- Kinh tế tiếp tục duy trì được tốc độ tăng trưởng khá, cơ cấu có bước chuyển dịch tích cực và vững chắc hơn. Tổng sản phẩm (GRDP) năm 2015 ước đạt 22.126 tỷ đồng, gấp 1,7 lần năm 2010, bình quân giai đoạn 2011 - 2015 tăng 10,93%/năm. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng phát huy mạnh mẽ lợi thế, tiềm năng của tỉnh.Năm 2015, thu ngân sách trên địa bàn ước đạt 3.300 tỷ đồng, gấp 3,5 lần năm 2010; GRDP bình quân đầu người đạt 1.257 USD (tương đương 26,4 triệu), gấp 2 lần năm 2010.

1.1- Sản xuất nông lâm nghiệp phát triển khá; ứng dụng nhiều tiến bộ khoa học - công nghệ vào sản xuất; tạo dựng một số mô hình sản xuất hiệu quả cao. Giá trị sản xuất nông lâm nghiệp năm 2015 ước đạt 10.875 tỷ đồng, tăng 30,1% so với năm 2010.Chương trình xây dựng nông thôn mới được tập trung triển khai quyết liệt, đạt một số kết quả quan trọng, nhiều mô hình mới, cách làm hay được nhân diện.Trong 5 năm, đã huy động, lồng ghép, bố trí được hơn 40.000 tỷ đồng đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng trên địa bàn nông thôn. 

1.2- Công nghiệp có bước phát triển mới, tiềm năng, lợi thế được phát huy.Giá trị sản xuất công nghiệp ước đến hết năm 2015 đạt 5.764 tỷ đồng, tăng 68,4% so với năm 2010. Thương mại, dịch vụ, du lịch phát triển mạnh cả về quy mô, ngành nghề và thị trường; giá trị sản xuất ngành dịch vụ ước đạt 16.280 tỷ đồng, tăng gấp 2,6 lần so với năm 2010; kim ngạch xuất khẩu giai đoạn 2011 - 2015 đạt bình quân 43,3 triệu USD/năm.

1.3- Hoạt động tài chính, tín dụng đạt kết quả quan trọng.Tổng thu ngân sách nhà nước của địa phương 5 năm ước đạt 51.546 tỷ đồng; trong đó thu ngân sách trên địa bàn năm 2015 vượt 65% so với chỉ tiêu Đại hội. Huy động có hiệu quả các nguồn lực cho đầu tư phát triển; hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được hoàn thiện một bước; trong 5 năm, huy động được khoảng 65.300 tỷ đồng cho đầu tư phát triển.  

1.4- Các vùng kinh tế tiếp tục hình thành rõ nét theo hướng phát huy lợi thế, đồng thời có sự tương hỗ, tạo sự liên kết trong tổng thể kinh tế của tỉnh. Tập trung ổn định và phát triển kinh tế - xã hội ở các xã, bản đặc biệt khó khăn; tăng cường các nguồn vốn để đầu tư kết cấu hạ tầng, ổn định sản xuất, định canh, định cư, giảm nghèo, phát triển kinh tế - xã hội, hạn chế tình trạng di cư không theo kế hoạch. Hạ tầng vùng tái định cư thủy điện Sơn La, thuỷ điện Hoà Bình cơ bản được đầu tư đồng bộ, đời sống và sản xuất của nhân dân tiếp tục ổn định và được cải thiện đáng kể.  

1.5- Các thành phần kinh tế phát triển khá đồng bộ. Kinh tế nhà nước giữ vị trí quan trọng trong đầu tư cho phát triển kinh tế - xã hội, đóng góp lớn vào thu ngân sách; kinh tế tập thể và hợp tác xã tiếp tục phát triển; kinh tế tư nhân và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đầu tư vào khai khoáng, chế biến nông sản góp phần tạo việc làm, tăng thu ngân sách cho tỉnh.

2- Về văn hóa - xã hội có nhiều tiến bộ

2.1- Bước đầu thực hiện có hiệu quả chủ trương đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo; các cấp học, bậc học tiếp tục phát triển về quy mô và số lượng, xã hội hoá được đẩy mạnh; hoàn thành phổ cập tiểu học đúng độ tuổi, phổ cập trung học cơ sở và phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi; đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục được quan tâm bồi dưỡng nâng cao trình độ. Quan tâm lựa chọn cán bộ có năng lực cử đi đào tạo chuyên sâu đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. 

2.2-Sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ nhân dân được quan tâm chăm lo đúng mức. Các chương trình mục tiêu quốc gia được triển khai thực hiện có hiệu quả, góp phần cải thiện chất lượng chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, nhất là các đối tượng chính sách, trẻ em dưới 6 tuổi, người dân tộc thiểu số, người cao tuổi...

2.3- Văn hoá, thể dục - thể thao tiếp tục phát triển. Truyền thống và bản sắc văn hoá tốt đẹp của đồng bào các dân tộc được gìn giữ và phát huy; nhiều lễ hội truyền thống được phục dựng gắn với phát triển du lịch; chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước được phổ biến kịp thời, tạo sự đồng thuận, góp phần ngăn chặn, đẩy lùi tiêu cực và tệ nạn xã hội. 

2.4- Hiệu quả hoạt động khoa học - công nghệ được nâng cao, cơ chế quản lý được đổi mới. Tăng cường ứng dụng và chuyển giao tiến bộ khoa học góp phầntăng năng suất, chất lượng sản phẩm, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. 

2.5- Thực hiện tốt chính sách xã hội, cơ bản đảm bảo an sinh xã hội, phúc lợi xã hội; đời sống nhân dân, đời sống các đối tượng chính sách được cải thiện và nâng lên đáng kể. Các vấn đề xã hội bức xúc được tập trung giải quyết; công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy tiếp tục đạt kết quả tích cực. Các chính sách về dân tộc được triển khai có hiệu quả; đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân các dân tộc được nâng lên. 

2.6- Chú trọng quản lý sử dụng đất đai, khoáng sản, gắn với bảo vệ môi trường, giảm thiểu mức độ gia tăng ô nhiễm, phục hồi suy thoái và nâng cao chất lượng môi trường. Triển khai chặt chẽ việc đưa nội dung môi trường và phát triển bền vững vào các quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội. 

3- Quốc phòng được đảm bảo; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững; đối ngoại được tăng cường

3.1- Tiềm lực quốc phòng được nâng lên, xây dựng khu vực phòng thủ đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới; giải quyết kịp thời, có hiệu quả an ninh biên giới; công tác xây dựng lực lượng vũ trang được tăng cường và củng cố; công tác tuyển quân gắn với tạo nguồn cán bộ cơ sở được triển khai tích cực.

3.2- Thực hiện có hiệu quả chiến lược bảo vệ an ninh quốc gia trong tình hình mới; phòng chống có hiệu quả âm mưu “diễn biến hoà bình”, các hoạt động lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo, dân chủ, nhân quyền; phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, chuyển hoá địa bàn trọng điểm phức tạp về an ninh trật tự đạt kết quả quan trọng.

3.3- Quan hệ hữu nghị đặc biệt và hợp tác toàn diện với các tỉnh Bắc Lào được duy trì, đặc biệt là với tỉnh Hủa Phăn và Luông Pha Băng; công tác đối ngoại nhân dân được phát huy và mang lại hiệu quả tích cực, góp phần bảo vệ vững chắc chủ quyền, an ninh biên giới.

4- Xây dựng Đảng và các tổ chức trong hệ thống chính trị đạt nhiều kết quả tích cực

4.1-  Khối đoàn kết các dân tộc được tăng cường, củng cố; quyền làm chủ của nhân dân được phát huy, nhân dân tích cực tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền trong sạch, vững mạnh.Nội dung và phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân tiếp tục được đổi mới; bước đầu phát huy được vai trò phản biện theo quy định. 

4.2- Bộ máy chính quyền các cấp tiếp tục được kiện toàn, phát huy dân chủ, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa.

4.3- Công tác xây dựng Đảng đạt nhiều kết quả quan trọng

 - Việc quán triệt, thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” và Chỉ thị số 03 của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; Chỉ thị 25 được triển khai thực hiện một cách nghiêm túc, đồng bộ đã tạo sự chuyển biến về đạo đức, phong cách, trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, đảng viên.  

- Công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị tư tưởng được tăng cường, góp phần quan trọng tạo sự thống nhất trong Đảng, sự đồng thuận trong xã hội. Các biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống được cảnh báo, ngăn chặn. Kịp thời lãnh đạo, định hướng tư tưởng, chủ động phòng ngừa những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ. 

- Công tác tổ chức và cán bộ có bước chuyển biến tích cực, chất lượng đội ngũ cán bộ được nâng lên.Chú trọng củng cố các cơ sở đảng yếu kém, tăng cường nâng cao chất lượng công tác phát triển đảng viên.

- Công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật của Đảng được tăng cường, có hiệu lực, hiệu quả hơn.

- Công tác dân vận được quan tâm và có bước đổi mới, phương thức hoạt động hiệu quả hơn. Quan tâm chỉ đạo công tác dân vận chính quyền.

- Phương thức lãnh đạo của cấp ủy các cấp có bước chuyển biến tích cực cả về lề lối và tác phong công tác.  

II. MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN TỈNH SƠN LA GIAI ĐOẠN 2015 - 2020

1- Mục tiêu tổng quát

Tăng cường xây dựng Đảng bộ trong sạch, vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu; xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh; phát huy dân chủ và sức mạnh đoàn kết các dân tộc, đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới; phát triển kinh tế nhanh, bền vững, tập trung phát triển kinh tế nông lâm nghiệp và xây dựng nông thôn mới; giảm nghèo bền vững, nâng cao đời sống nhân dân; giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo quốc phòng, an ninh; sớm xây dựng Sơn La trở thành tỉnh phát triển khá trong vùng Trung du và miền núi phía Bắc.      

2- Chỉ tiêu chủ yếu 

Dự kiến có 19 chỉ tiêu chủ yếu; trong đó có một số chỉ tiêu chính : (1) Bình quân giai đoạn 2015 - 2020: Tốc độ tăng tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) 10%/năm. Kim ngạch xuất khẩu bình quân đạt 60 triệu USD/năm. Tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 2 - 2,5%/năm. Hàng năm có 90% tổ chức cơ sở đảng hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên, trong đó có 50% đạt trong sạch vững mạnh. (2) Phấn đấu đạt được vào năm 2020: GRDP bình quân đạt 2.000 USD/người. Cơ cấu kinh tế: Dịch vụ 48%; nông lâm nghiệp 28%; công nghiệp - xây dựng 24%. Thu ngân sách trên địa bàn đạt 4.500 tỷ đồng. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội 5 năm đạt 70.000 tỷ đồng. Có 7,5 - 8 bác sỹ và 25 giường bệnh/1 vạn dân. 100% xã có đường ô tô đến trung tâm đi được 4 mùa. Tỷ lệ che phủ rừng đạt 50%. Tỷ lệ hộ gia đình được dùng điện quốc gia 97,5%. 100% cơ quan, doanh nghiệp, trường học, trạm y tế đạt tiêu chuẩn 4 không về ma tuý. 100% tổ bản có chi bộ.

III- CÁC NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

1- Về kinh tế

1.1- Tăng trưởng kinh tế duy trì tốc độ khá và phấn đấu không thấp hơn nhiệm kỳ qua, trọng tâm là nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của kinh tế. Rà soát, bổ sung quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh, các huyện, thành phố; quy hoạch ngành, lĩnh vực, sản phẩm, quy hoạch các vùng kinh tế trọng điểm, vùng nguyên liệu; quy hoạch xây dựng, nhất là quy hoạch xây dựng các đô thị mới, điểm dân cư nông thôn tập trung, cụm công nghiệp, điểm du lịch.

1.2- Tập trung phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, ứng dụng công nghệ cao, chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu sản xuất gắn với phát huy lợi thế của địa phương và thị trường tiêu thụ; đảm bảo an ninh lương thực và thực phẩm. Duy trì tốc độ gia tăng giá trị nông, lâm nghiệp, thủy sản bình quân 5,25%/năm.

1.3- Thực hiện hiệu quả chương trình xây dựng nông thôn mới; phấn đấu đến năm 2020, có 11 xã trở lên đạt chuẩn nông thôn mới và 50% trở lên đạt các tiêu chí cơ bản về nông thôn mới; ổn định thêm một bước đời sống nhân dân tại các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội còn đặc biệt khó khăn.

1.4- Phát triển công nghiệp theo hướng nâng cao chất lượng, sức cạnh tranh, hàm lượng khoa học công nghệ và bảo vệ môi trường; phấn đấu giá trị gia tăng lĩnh vực công nghiệp bình quân 10,94%/năm.

1.5- Nâng cao hiệu quả hoạt động thương mại; phát triển nhanh khu vực dịch vụ, ưu tiên phát triển các ngành dịch vụ có tiềm năng lớn và sức cạnh tranh cao, trọng tâm là phát triển kinh tế du lịch; phấn đấu giá trị gia tăng khu vực dịch vụ bình quân 12,51%/năm.   

1.6- Đẩy mạnh phát triển sản xuất kinh doanh để nuôi dưỡng các nguồn thu, huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực tài chính trong dân và các thành phần kinh tế; phát huy vai trò các tổ chức tín dụng trong cung ứng nguồn lực cho phát triển kinh tế.  Tăng cường các hoạt động xúc tiến, thu hút đầu tư để tranh thủ huy động các nguồn lực phục vụ mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội; mở rộng các hình thức đầu tư BOT, BT, PPP..., phát triển các hình thức liên kết đầu tư, góp vốn đầu tư bằng tài sản; đẩy mạnh xã hội hoá để thu hút đầu tư...; khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển; tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp ngoài nhà nước phát triển; tăng cường giải pháp thu hút đầu tư nước ngoài.

1.7- Tiếp tục hoàn thiện quy hoạch và xây dựng kế hoạch đầu tư phát triển các vùng kinh tế của tỉnh.Triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án “Ổn định dân cư, phát triển kinh tế - xã hội vùng tái định cư thủy điện Sơn La” giai đoạn 2016 - 2020 và Dự án ổn định dân cư vùng di chuyển dân lòng hồ thuỷ điện Hoà Bình; phấn đấu đạt mục tiêu đồng bào tại nơi tái định cư có cuộc sống bằng và tiến tới tốt hơn nơi ở cũ.  

2- Văn hoá - xã hội

2.1- Tiếp tục thực hiện tốt chủ trương lớn của Đảng về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực; về chăm sóc sức khoẻ nhân dân; về phát triển văn hoá; về khoa học và công nghệ, thông tin.

2.2- Giải quyết có hiệu quả các vấn đề xã hội, tạo việc làm, tăng thu nhập, giảm nghèo bền vững. Thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, bảo trợ xã hội. Huy động mọi nguồn lực chăm sóc tốt hơn đời sống vật chất, tinh thần của người có công, gia đình chính sách. Giải quyết tốt vấn đề lao động, việc làm và tăng thu nhập cho người lao động; chú trọng ổn định đời sống nhân dân vùng tái định cư thuỷ điện, các dự án phát triển kinh tế - xã hội; phấn đấu giảm mạnh tỷ lệ hộ nghèo, cơ bản xoá xong nhà ở tạm. Thực hiện tốt chương trình quốc gia về phòng, chống ma tuý. 

2.3- Tăng cường quản lý, bảo vệ tài nguyên, phòng chống thiên tai, bảo vệ môi trường sinh thái, ứng phó với biến đổi khí hậu.Quản lý tốt quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch tài nguyên khoáng sản, quản lý các dự án khai thác tài nguyên khoáng sản. Lồng ghép nội dung bảo vệ, khắc phục ô nhiễm, cải thiện môi trường và ứng phó với thiên tai, biến đổi khí hậu vào các quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. 

3- Quốc phòng, an ninh, đối ngoại

3.1- Bảo vệ vững chắc chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trong mọi tình huống. 

3.2- Tăng cường các hoạt động đối ngoại để đảm bảo ổn định và phục vụ phát triển kinh tế;xây dựng tuyến biên giới Việt Nam - Lào hoà bình, ổn định và phát triển toàn diện. Xây dựng và tổ chức thực hiện có hiệu quả chương trình, kế hoạch đối ngoại, kế hoạch xúc tiến vận động nguồn viện trợ.

4-    Xây dựng Đảng và các tổ chức trong hệ thống chính trị

4.1- Tiếp tục xây dựng, củng cố vững chắc khối đoàn kết các dân tộc; phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân trong tham gia xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch, vững mạnh; thực hiện tốt Quy chế giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội; Quy định Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội và nhân dân góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền.

4.2- Nâng cao chất lượng, hiệu quả điều hành của chính quyền các cấp: Nâng cao chất lượng hoạt động của Hội đồng nhân dân các cấp. Tăng cường công tác giám sát của Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân. Nâng cao năng lực quản lý, điều hành của ủy ban nhân dân các cấp theo quy định của pháp luật. 

4.3-Tăng cường xây dựng Đảng bộ trong sạch, vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức đảng và đảng viên. 

Đẩy mạnh và kiên trì thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khoá XI về xây dựng Đảng. Trọng tâm là tăng cường công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống cho cán bộ, đảng viên gắn với việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; đẩy mạnh tự phê bình và phê bình, nêu cao vai trò gương mẫu, tính tiên phong của đội ngũ cán bộ, trước hết là cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt các cấp. 

Tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của các tổ chức trong hệ thống chính trị. Kiện toàn tổ chức bộ máy, xây dựng đội ngũ cán bộ có cơ cấu hợp lý, đảm bảo tính ổn định, kế thừa và phát triển. Đẩy mạnh việc luân chuyển cán bộ, từng bước bố trí cán bộ lãnh đạo là người đứng đầu không phải là người địa phương.

Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng; công tác dân vận; nâng cao hiệu quả phong trào thi đua “Dân vận khéo”; xây dựng và nhân rộng các điển hình tiên tiến trên mọi lĩnh vực.

_________

THÔNG TIN CHỈ ĐẠO ĐIỀU HÀNH
Đăng nhập
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1