Top slide banner
Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 126 năm ngày sinh chủ tịch Hồ Chí Minh

ĐỀ CƯƠNG TUYÊN TRUYỀN

KỶ NIỆM 126 NĂM NGÀY SINH CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH

 

 

I. KHÁI QUÁT THÂN THẾ VÀ SỰ NGHIỆP CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH

              Chủ tịch Hồ Chí Minh (lúc nhỏ tên là Nguyễn Sinh Cung) sinh ngày 19/5/1890 trong một gia đình nhà nho yêu nước, ở làng Hoàng Trù, xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, nơi có truyền thống đấu tranh kiên cường, bất khuất chống ách thống trị của thực dân phong kiến. Hoàn cảnh xã hội và sự giáo dục của gia đình đã ảnh hưởng sâu sắc đến Người ngay từ những ngày niên thiếu.

          Chứng kiến cảnh đất nước cơ cực lầm than, với tinh thần yêu nước nồng nàn, thương dân sâu sắc, sự nhạy bén về chính trị, Người đã bắt đầu suy nghĩ về những nguyên nhân thành bại của các phong trào yêu nước lúc bấy giờ. Ngày 05/6/1911 với tên gọi mới là Văn Ba, Người đã lên tàu sang Pháp bắt đầu hành trình tìm đường cứu nước của mình.  

          Trong những năm hoạt động, Người đã đi đến nước Pháp và  qua nhiều nước châu Âu, châu Á, châu Phi, châu Mỹ. Người hòa mình với các phong trào của công nhân và nhân dân các dân tộc thuộc địa, vừa lao động kiếm sống vừa học tập, hoạt động cách mạng và nghiên cứu các học thuyết cách mạng. Năm 1917 thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga và sự ra đời của Quốc tế Cộng sản đã đưa Người đến với Chủ nghĩa Mác - Lênin. Người xác định đây là con đường đúng đắn duy nhất có thể giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp.

          Năm 1919, Người gia nhập Đảng Xã hội Pháp và hoạt động trong phong trào công nhân Pháp. Tháng 6/1919, thay mặt những người Việt Nam yêu nước tại Pháp, Người gửi bản yêu sách 8 điểm (ký tên Nguyễn Ái Quốc) đến Hội nghị Véc-xây (Pháp) yêu cầu Chính phủ Pháp thừa nhận các quyền tự do, bình đẳng của dân tộc Việt Nam. Tháng 12/1920, tại Đại hội lần thứ 18 của Đảng Xã hội Pháp, Người bỏ phiếu tán thành gia nhập Quốc tế Cộng sản và tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp. Đây là sự kiện có ý nghĩa quan trọng trong cuộc đời hoạt động của Người đánh dấu bước chuyển từ chủ nghĩa yeu nước chân chính đến chủ nghĩa cộng sản.

            Năm 1921, Người tham gia thành lập Hội Liên hiệp các dân tộc thuộc địa nhằm tuyên truyền cách mạng trong nhân dân các nước thuộc địa. Năm 1922, Người làm chủ bút báo Người cùng khổ và người tham gia viết nhiều bài đăng trên các báo như Nhân đạo, Đời sống thợ thuyền, Sự thật, Tạp chí Cộng sản, Thư tín quốc tế.... Đặc biệt với tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp,  Người đã tố cáo mạnh mẽ chính sách thực dân tàn bạo của Pháp, thức tỉnh nhân dân các nước thuộc địa. Tất cả các bài viết của Người đều được bí mật chuyển về nước và lưu truyền tới tay các tầng lớp nhân dân.

          Tháng 6/1923, Người sang Liên Xô bắt đầu một thời kỳ hoạt động, học tập và nghiên cứu về Chủ nghĩa Mác - Lênin, về chế độ xã hội chủ nghĩa trên đất nước của Lênin vĩ đại. Tại Đại hội lần thứ nhất Quốc tế Nông dân (10/1923) Người được bầu vào Đoàn Chủ tịch Quốc tế Nông dân. Năm 1924, Người dự Đại hội lần thứ V của Quốc tế Cộng sản và được chỉ định là Ủy viên Thường trực Bộ phương Đông, trực tiếp phụ trách Cục phương Nam, theo dõi và chỉ đạo phong trào cách mạng ở một số nước châu Á.

Năm 1925, tại Quảng Châu (Trung Quốc), Người tham gia thành lập Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức Á Đông, sáng lập tổ chức Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, xuất bản Báo Thanh niên để truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin về trong nước đồng thời mở các lớp đào tạo cán bộ cho cách mạng Việt Nam.

Ngày 03/02/1930 tại Hương Cảng (Trung Quốc), Nguyễn Ái Quốc chủ trì Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản trong nước, thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.

Từ năm 1930 đến năm 1940, Người tham gia công tác của Quốc tế Cộng sản ở nước ngoàisongvẫn chỉ đạo phong trào cách mạng trong nước và có những chỉ đạo sát sao cho Ban Chấp hành Trung ương Đảng ta.

Sau 30 năm hoạt động ở nước ngoài, ngày 28/01/1941 Người về nước và triệu tập Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng, xác định đường lối đấu tranh của dân tộc Việt Nam lúc này là đánh Pháp, đuổi Nhật, thành lập Mặt trận Việt Minh, gấp rút xây dựng lực lượng vũ trang, đẩy mạnh phong trào đấu tranh cách mạng quần chúng, chuẩn bị tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước.

Tháng 8/1945, Người chủ trì Đại hội Quốc dân ở Tân Trào. Đại hội tán thành chủ trương tổng khởi nghĩa, cử Hồ Chí Minh làm Chủ Tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Thay mặt Chính phủ lâm thời, Người phát lệnh tổng khởi nghĩa giành chính quyền trên phạm vi cả nước.

Ngày 02/9/1945 tại Quảng trường Ba Đình, Người đọc Tuyên ngôn độc lập, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Tháng 9/1945, thực dân Pháp câu kết với đế quốc Mỹ, Anh và lực lượng Quốc dân Đảng (Trung Quốc) trở lại xâm lược nước ta một lần nữa. Ngày 09/01/1946, diễn ra cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội và thông qua bản Hiến pháp dân chủ đầu tiên của Việt Nam. Quốc hội khóa I (01/1946) đã bầu Người làm Chủ tịch Chính phủ Liên hiệp kháng chiến. Tháng 12/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi toàn quốc kháng chiến, Người tiếp tục cùng Trung ương Đảng lãnh đạo nhân dân kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.

Tháng 7/1954, với thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ, Hiệp định Giơnevơ được ký kết. Miền Bắc được hoàn toàn giải phóng, miền Nam bị đế quốc Mỹ biến thành thuộc địa kiểu mới của chúng. Người cùng với Trung ương Đảng lãnh đạo nhân dân cả nước thực hiện đồng thời hai cuộc cách mạng: cánh mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam.

Tháng 9/1960, tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ ba của Đảng Lao động Việt Nam, Hồ Chí Minh được bầu làm Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Dưới sự lãnh đạo của Người, nhân dân ta vừa xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc vừa tiến hành kháng chiến chống Mỹ, giải phóng miền Nam, thống nhất nước nhà, đưa cả nước tiến lên chủ nghĩa xã hội.

    Ngày 02/9/1969, Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời, để lại sự tiếc thương vô hạn cho toàn Đảng, dân tộc Việt Nam và nhân dân thế giới. Cuộc đời Chủ tịch Hồ Chí Minh là cuộc đời trong sáng cao đẹp của một người cộng sản vĩ đại, một anh hùng dân tộc kiệt xuất, một chiến sĩ quốc tế lỗi lạc đã đấu tranh không mệt mỏi và hiến dâng cả đời mình cho Tổ quốc, cho nhân dân vì lý tưởng cộng sản, vì độc lập tự do của các dân tộc bị áp bức, vì hòa bình và công lý thế giới.

Năm 1987, tại kỳ họp lần thứ 24, Tổ chức Giáo dục - Văn hóa – Khoa học của Liên Hợp quốc (UNESCO) đã ra Nghị quyết tôn vinh Hồ Chí Minh là: “Anh hùng giải phóng dân tộc Việt Nam, Danh nhân Văn hóa kiệt xuất”.

           II- CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH - ANH HÙNG GIẢI PHÓNG DÂN TỘC, DANH NHÂN VĂN HÓA THẾ GIỚI

         1. Chủ tịch Hồ Chí Minh - Anh hùng giải phóng dân tộc, chiến sĩ lỗi lạc của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế

Giữa lúc các phong trào cách mạng Việt Nam bế tắc về đường lối và tổ chức lãnh đạo, Nguyễn Ái Quốc đã tìm ra con đường cách mạng thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là lãnh tụ Hồ Chí Minh, nhân dân Việt Nam đã gắn kết thành một khối, phát huy cao độ sức mạnh toàn dân tộc, làm nên thắng lợi Cách mạng tháng Tám năm 1945, lật đổ chế độ thực dân, phong kiến, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa - Nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam Á. Trong bản Tuyên ngôn độc lập đọc ngày 02/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh trịnh trọng tuyên bố trước đồng bào quốc dân và toàn thế giới:“Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập và thật sự đã trở thành một nước tự do độc lập”.

Ngay sau khi giành độc lập, đứng trước muôn vàn khó khăn, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cùng toàn Đảng, toàn dân đoàn kết chèo lái con thuyền cách mạng vượt qua thác ghềnh, bảo vệ Đảng và giữ vững chính quyền cách mạng non trẻ. Với dã tâm xâm lược của thực dân Pháp, Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng toàn Đảng xây dựng đường lối “vừa kháng chiến vừa kiến quốc”, lãnh đạo nhân dân phát huy cao độ lòng yêu nước, khí phách anh hùng, đánh thắng chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, xây dựng và bảo vệ miền Bắc, giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc, hoàn thành sự nghiệp cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, đưa cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội.

Sau gần 30 năm đổi mới, đất nước ta đã có sự thay đổi cơ bản và toàn diện, giành được những thành tựu to lớn và có ý nghĩa lịch sử, càng chứng tỏ đường lối lãnh đạo của Đảng rất đúng đắn và sáng tạo, phù hợp với thực tiễn Việt Nam. Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh đã dẫn dắt toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta vượt qua mọi khó khăn, thử thách tiến lên giành những thắng lợi vẻ vang trong sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc và công cuộc đổi mới đất nước, hội nhập quốc tế.

           2. Chủ tịch Hồ Chí Minh - Danh nhân văn hóa thế giới

  Danh nhân văn hóa thế giới là sự tôn vinh của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc (UNESCO) đối với những đóng góp to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh cho dân tộc Việt Nam và cho thế giới. Bởi văn hóa Hồ Chí Minh được hình thành trong truyền thống văn hóa dân tộc, nhất là trong quá trình Người tìm đường cứu nước và lãnh đạo cách mạng Việt Nam.

Với tư cách là danh nhân văn hóa thế giới đã góp phần, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã góp phần vào sự phát triển chung của văn hóa nhân loại. Từ Nguyễn Ái Quốc tỏa ra một nền văn hóa, không phải văn hóa châu Âu, mà có lẽ là một nền văn hóa của tương lai... Qua cử chỉ cao thượng, tiếng nói trầm lắng của Nguyễn Ái Quốc, tôi như thấy được ngày mai, như thấy được viễn cảnh trời yên bể lặng của tình hữu ái toàn thế giới bao la như đại dương” ( Nhà thơ Xô Viết – Ôxip Mandextam)

Cả cuộc đời hoạt động cách mạng, Người đã chiến đấu chống áp bức, bất công,  không chỉ đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho dân tộc Việt Nam mà còn mưu cầu hạnh phúc cho nhân loại. Người đã hiến dâng trọn vẹn cả cuộc đời cho dân tộc, cho phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. Trong những giá trị trường tồn mà Người để lại, có di sản tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh về chủ nghĩa yêu nước; độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; về nhà nước xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân; về xây dựng Đảng thật sự trong sạch, vững mạnh; về đại đoàn kết toàn dân tộc; về đạo đức cách mạng cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư...

        III- TIẾP TỤC THỰC HIỆN TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH TRONG GIAI ĐOẠN CÁCH MẠNG MỚI

         1- Kiên định chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng của Đảng

     Ngày nay, khi sự nghiệp đổi mới vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội ở nước ta ngày càng đi vào chiều sâu, những biến đổi trên thế giới nhanh chóng, phức tạp, khó lường; những vấn đề mới đặt ra trong đời sống xã hội ngày càng nhiều, càng đòi hỏi phải có những lời giải đáp thuyết phục, có cơ sở lý luận và thực tiễn. Trong lúc đó, các thế lực thù địch đang tìm mọi thủ đoạn hòng xuyên tạc, phủ nhận từng luận điểm trong học thuyết Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh để đi tới xóa bỏ nền tảng tư tưởng, lý luận của Đảng. Vì vậy, hơn lúc nào hết Đảng ta xác định phải kiên định chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, lấy đó làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động, làm cơ sở quy tụ, xây dựng và phát huy sức mạnh đoàn kết trong Đảng, đoàn kết toàn dân tộc. Trong bất kỳ điều kiện và tình huống nào, chúng ta cũng cần phải kiên trì thực hiện đường lối và mục tiêu đổi mới, kiên định và vận dụng sáng tạo, phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.

              2- Cán bộ, đảng viên và nhân dân các dân tộc huyện Mộc Châu tích cực thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 03-CT/TW của Bộ Chính trị

              Ngày 14/5/2011, Bộ Chính trị ban hành Chỉ thị số 03- CT/TW nhằm tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Sau 04 năm thực hiện, với sự chỉ đạo thường xuyên, chặt chẽ của cấp ủy Đảng các cấp cuộc vận động đã thực sự đi vào cuộc sống; không chỉ dừng lại ở việc “học tập” mà đã trở thành những việc “làm theo”, có sức lan tỏa trong quần chúng nhân dân; góp phần vào công tác xây dựng và chỉnh đốn Đảng.

Ban Thường vụ huyện uỷ đã tổ chức hội nghị quán triệt, triển khai học tập các chuyên đề tại huyện, tổ chức học tập tại cơ sở. Các chi, đảng bộ đã đưa nội dung học tập các chuyên đề, các tác phẩm của Chủ tịch Hồ Chí Minh vào sinh hoạt thường kỳ hoặc chuyên đề; 100% cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên trong toàn huyện được tham gia nghiên cứu, học tập.

Qua học tập nội dung các chuyên đề, cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức đã nhận thức sâu sắc hơn, ý thức tốt hơn trong việc rèn luyện phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; tích cực học tập nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, nâng cao tinh thần trách nhiệm phục vụ nhân dân, giữ vững tình đoàn kết nội bộ, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

          Sau năm năm thực hiện Chỉ thị số 03-CT/TW, kết quả, đã có 15.799 đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức ký cam kết và gửi bản cam kết về Ban Thường vụ huyện ủy (trong đó, có 6.302 đảng viên; 9.497 cán bộ, công chức, viên chức không phải đảng viên). Đến nay, Ban Thường vụ huyện ủy đã biểu dương, khen thưởng 93 tập thể và 89 cá nhân. Ban Thường vụ tỉnh ủy biểu dương, khen thưởng 04 tập thể và 09 cá nhân. Ban Tuyên giáo Trung ương biểu dương, khen thưởng 02 cá nhân.

          Cũng qua 5 năm triển khai thực hiện Chỉ thị 03 của Bộ Chính trị, đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức trong toàn huyện đã có sự chuyển biến tích cực về ý thức rèn luyện phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; luôn cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, có lối sống trong sáng, lành mạnh, giản dị; nêu cao tinh thần trách nhiệm phục vụ nhân dân, gắn bó hơn với nhân dân, nêu cao ý thức trách nhiệm gương mẫu trước nhân dân và đồng chí, đồng nghiệp; ý thức đúng đắn hơn về trách nhiệm của mình trên mọi cương vị công tác; tích cực, tự giác thực hiện nhiệm vụ được giao, không mắc bệnh quan liêu, mệnh lệnh, chủ quan; tích cực đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, giải quyết hài hoà giữa lợi ích cá nhân với lợi ích tập thể, chất lượng công tác được nâng lên.

Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là giải pháp hàng đầu thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Trung ương 4 khoá XI "Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”. Góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức đảng và đảng viên; thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị, kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh của huyện; củng cố, xây dựng tổ chức Đảng trong sạch, vững mạnh, xứng đáng với niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân./.

          Trong thời gian tới, Cùng với nhân dân cả nước, Đảng bộ, chính quyền, nhân dân các dân tộc huyện Mộc Châu đang tích cực chuẩn bị và tổ chức thắng lợi cuộc bầu cử Đại biểu Quốc hội khóa XIVvà đại biểu HĐND các cấp, nhiệm kì 2016 – 2021. Đó thực sự là những việc làm có ý nghĩa thiết thực hướng tới kỉ niệm 126 năm ngày sinh của Người./.

 

 
   

 

 

 

 

 

MỐT SỐ KHẨU HIỆU TUYÊN TRUYỀN

 

         1. Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động của Đảng!

         2. Nhiệt liệt chào mừng kỷ niệm 125 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại (19/5/1890-19/5/2015)!

           3. Tích cực học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh!

         4. Sống, chiến đấu, lao động, học tập theo gương Bác Hồ vĩ đại!

         5. Chủ tịch Hồ Chí Minh - Anh hùng giải phóng dân tộc, Danh nhân Văn hóa thế giới!

           6. Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh muôn năm!

           7. Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam muôn năm!

           8. Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại sống mãi trong sự nghiệp của chúng ta!

         9. Đảng bộ, Chính quyền và nhân dân các dân tộc huyện Mộc Châu  tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh!

         10. Tuổi trẻ các dân tộc huyện Mộc Châu nguyện sống, chiến đấu, lao động, học tập theo gương Bác Hồ vĩ đại!

ĐỀ CƯƠNG TUYÊN TRUYỀN

KỶ NIỆM 126 NĂM NGÀY SINH CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH

 

 

I. KHÁI QUÁT THÂN THẾ VÀ SỰ NGHIỆP CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH

              Chủ tịch Hồ Chí Minh (lúc nhỏ tên là Nguyễn Sinh Cung) sinh ngày 19/5/1890 trong một gia đình nhà nho yêu nước, ở làng Hoàng Trù, xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, nơi có truyền thống đấu tranh kiên cường, bất khuất chống ách thống trị của thực dân phong kiến. Hoàn cảnh xã hội và sự giáo dục của gia đình đã ảnh hưởng sâu sắc đến Người ngay từ những ngày niên thiếu.

          Chứng kiến cảnh đất nước cơ cực lầm than, với tinh thần yêu nước nồng nàn, thương dân sâu sắc, sự nhạy bén về chính trị, Người đã bắt đầu suy nghĩ về những nguyên nhân thành bại của các phong trào yêu nước lúc bấy giờ. Ngày 05/6/1911 với tên gọi mới là Văn Ba, Người đã lên tàu sang Pháp bắt đầu hành trình tìm đường cứu nước của mình.  

          Trong những năm hoạt động, Người đã đi đến nước Pháp và  qua nhiều nước châu Âu, châu Á, châu Phi, châu Mỹ. Người hòa mình với các phong trào của công nhân và nhân dân các dân tộc thuộc địa, vừa lao động kiếm sống vừa học tập, hoạt động cách mạng và nghiên cứu các học thuyết cách mạng. Năm 1917 thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga và sự ra đời của Quốc tế Cộng sản đã đưa Người đến với Chủ nghĩa Mác - Lênin. Người xác định đây là con đường đúng đắn duy nhất có thể giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp.

          Năm 1919, Người gia nhập Đảng Xã hội Pháp và hoạt động trong phong trào công nhân Pháp. Tháng 6/1919, thay mặt những người Việt Nam yêu nước tại Pháp, Người gửi bản yêu sách 8 điểm (ký tên Nguyễn Ái Quốc) đến Hội nghị Véc-xây (Pháp) yêu cầu Chính phủ Pháp thừa nhận các quyền tự do, bình đẳng của dân tộc Việt Nam. Tháng 12/1920, tại Đại hội lần thứ 18 của Đảng Xã hội Pháp, Người bỏ phiếu tán thành gia nhập Quốc tế Cộng sản và tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp. Đây là sự kiện có ý nghĩa quan trọng trong cuộc đời hoạt động của Người đánh dấu bước chuyển từ chủ nghĩa yeu nước chân chính đến chủ nghĩa cộng sản.

            Năm 1921, Người tham gia thành lập Hội Liên hiệp các dân tộc thuộc địa nhằm tuyên truyền cách mạng trong nhân dân các nước thuộc địa. Năm 1922, Người làm chủ bút báo Người cùng khổ và người tham gia viết nhiều bài đăng trên các báo như Nhân đạo, Đời sống thợ thuyền, Sự thật, Tạp chí Cộng sản, Thư tín quốc tế.... Đặc biệt với tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp,  Người đã tố cáo mạnh mẽ chính sách thực dân tàn bạo của Pháp, thức tỉnh nhân dân các nước thuộc địa. Tất cả các bài viết của Người đều được bí mật chuyển về nước và lưu truyền tới tay các tầng lớp nhân dân.

          Tháng 6/1923, Người sang Liên Xô bắt đầu một thời kỳ hoạt động, học tập và nghiên cứu về Chủ nghĩa Mác - Lênin, về chế độ xã hội chủ nghĩa trên đất nước của Lênin vĩ đại. Tại Đại hội lần thứ nhất Quốc tế Nông dân (10/1923) Người được bầu vào Đoàn Chủ tịch Quốc tế Nông dân. Năm 1924, Người dự Đại hội lần thứ V của Quốc tế Cộng sản và được chỉ định là Ủy viên Thường trực Bộ phương Đông, trực tiếp phụ trách Cục phương Nam, theo dõi và chỉ đạo phong trào cách mạng ở một số nước châu Á.

Năm 1925, tại Quảng Châu (Trung Quốc), Người tham gia thành lập Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức Á Đông, sáng lập tổ chức Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, xuất bản Báo Thanh niên để truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin về trong nước đồng thời mở các lớp đào tạo cán bộ cho cách mạng Việt Nam.

Ngày 03/02/1930 tại Hương Cảng (Trung Quốc), Nguyễn Ái Quốc chủ trì Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản trong nước, thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.

Từ năm 1930 đến năm 1940, Người tham gia công tác của Quốc tế Cộng sản ở nước ngoàisongvẫn chỉ đạo phong trào cách mạng trong nước và có những chỉ đạo sát sao cho Ban Chấp hành Trung ương Đảng ta.

Sau 30 năm hoạt động ở nước ngoài, ngày 28/01/1941 Người về nước và triệu tập Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng, xác định đường lối đấu tranh của dân tộc Việt Nam lúc này là đánh Pháp, đuổi Nhật, thành lập Mặt trận Việt Minh, gấp rút xây dựng lực lượng vũ trang, đẩy mạnh phong trào đấu tranh cách mạng quần chúng, chuẩn bị tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước.

Tháng 8/1945, Người chủ trì Đại hội Quốc dân ở Tân Trào. Đại hội tán thành chủ trương tổng khởi nghĩa, cử Hồ Chí Minh làm Chủ Tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Thay mặt Chính phủ lâm thời, Người phát lệnh tổng khởi nghĩa giành chính quyền trên phạm vi cả nước.

Ngày 02/9/1945 tại Quảng trường Ba Đình, Người đọc Tuyên ngôn độc lập, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Tháng 9/1945, thực dân Pháp câu kết với đế quốc Mỹ, Anh và lực lượng Quốc dân Đảng (Trung Quốc) trở lại xâm lược nước ta một lần nữa. Ngày 09/01/1946, diễn ra cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội và thông qua bản Hiến pháp dân chủ đầu tiên của Việt Nam. Quốc hội khóa I (01/1946) đã bầu Người làm Chủ tịch Chính phủ Liên hiệp kháng chiến. Tháng 12/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi toàn quốc kháng chiến, Người tiếp tục cùng Trung ương Đảng lãnh đạo nhân dân kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.

Tháng 7/1954, với thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ, Hiệp định Giơnevơ được ký kết. Miền Bắc được hoàn toàn giải phóng, miền Nam bị đế quốc Mỹ biến thành thuộc địa kiểu mới của chúng. Người cùng với Trung ương Đảng lãnh đạo nhân dân cả nước thực hiện đồng thời hai cuộc cách mạng: cánh mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam.

Tháng 9/1960, tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ ba của Đảng Lao động Việt Nam, Hồ Chí Minh được bầu làm Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Dưới sự lãnh đạo của Người, nhân dân ta vừa xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc vừa tiến hành kháng chiến chống Mỹ, giải phóng miền Nam, thống nhất nước nhà, đưa cả nước tiến lên chủ nghĩa xã hội.

    Ngày 02/9/1969, Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời, để lại sự tiếc thương vô hạn cho toàn Đảng, dân tộc Việt Nam và nhân dân thế giới. Cuộc đời Chủ tịch Hồ Chí Minh là cuộc đời trong sáng cao đẹp của một người cộng sản vĩ đại, một anh hùng dân tộc kiệt xuất, một chiến sĩ quốc tế lỗi lạc đã đấu tranh không mệt mỏi và hiến dâng cả đời mình cho Tổ quốc, cho nhân dân vì lý tưởng cộng sản, vì độc lập tự do của các dân tộc bị áp bức, vì hòa bình và công lý thế giới.

Năm 1987, tại kỳ họp lần thứ 24, Tổ chức Giáo dục - Văn hóa – Khoa học của Liên Hợp quốc (UNESCO) đã ra Nghị quyết tôn vinh Hồ Chí Minh là: “Anh hùng giải phóng dân tộc Việt Nam, Danh nhân Văn hóa kiệt xuất”.

           II- CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH - ANH HÙNG GIẢI PHÓNG DÂN TỘC, DANH NHÂN VĂN HÓA THẾ GIỚI

         1. Chủ tịch Hồ Chí Minh - Anh hùng giải phóng dân tộc, chiến sĩ lỗi lạc của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế

Giữa lúc các phong trào cách mạng Việt Nam bế tắc về đường lối và tổ chức lãnh đạo, Nguyễn Ái Quốc đã tìm ra con đường cách mạng thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là lãnh tụ Hồ Chí Minh, nhân dân Việt Nam đã gắn kết thành một khối, phát huy cao độ sức mạnh toàn dân tộc, làm nên thắng lợi Cách mạng tháng Tám năm 1945, lật đổ chế độ thực dân, phong kiến, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa - Nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam Á. Trong bản Tuyên ngôn độc lập đọc ngày 02/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh trịnh trọng tuyên bố trước đồng bào quốc dân và toàn thế giới:“Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập và thật sự đã trở thành một nước tự do độc lập”.

Ngay sau khi giành độc lập, đứng trước muôn vàn khó khăn, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cùng toàn Đảng, toàn dân đoàn kết chèo lái con thuyền cách mạng vượt qua thác ghềnh, bảo vệ Đảng và giữ vững chính quyền cách mạng non trẻ. Với dã tâm xâm lược của thực dân Pháp, Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng toàn Đảng xây dựng đường lối “vừa kháng chiến vừa kiến quốc”, lãnh đạo nhân dân phát huy cao độ lòng yêu nước, khí phách anh hùng, đánh thắng chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, xây dựng và bảo vệ miền Bắc, giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc, hoàn thành sự nghiệp cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, đưa cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội.

Sau gần 30 năm đổi mới, đất nước ta đã có sự thay đổi cơ bản và toàn diện, giành được những thành tựu to lớn và có ý nghĩa lịch sử, càng chứng tỏ đường lối lãnh đạo của Đảng rất đúng đắn và sáng tạo, phù hợp với thực tiễn Việt Nam. Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh đã dẫn dắt toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta vượt qua mọi khó khăn, thử thách tiến lên giành những thắng lợi vẻ vang trong sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc và công cuộc đổi mới đất nước, hội nhập quốc tế.

           2. Chủ tịch Hồ Chí Minh - Danh nhân văn hóa thế giới

  Danh nhân văn hóa thế giới là sự tôn vinh của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc (UNESCO) đối với những đóng góp to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh cho dân tộc Việt Nam và cho thế giới. Bởi văn hóa Hồ Chí Minh được hình thành trong truyền thống văn hóa dân tộc, nhất là trong quá trình Người tìm đường cứu nước và lãnh đạo cách mạng Việt Nam.

Với tư cách là danh nhân văn hóa thế giới đã góp phần, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã góp phần vào sự phát triển chung của văn hóa nhân loại. Từ Nguyễn Ái Quốc tỏa ra một nền văn hóa, không phải văn hóa châu Âu, mà có lẽ là một nền văn hóa của tương lai... Qua cử chỉ cao thượng, tiếng nói trầm lắng của Nguyễn Ái Quốc, tôi như thấy được ngày mai, như thấy được viễn cảnh trời yên bể lặng của tình hữu ái toàn thế giới bao la như đại dương” ( Nhà thơ Xô Viết – Ôxip Mandextam)

Cả cuộc đời hoạt động cách mạng, Người đã chiến đấu chống áp bức, bất công,  không chỉ đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho dân tộc Việt Nam mà còn mưu cầu hạnh phúc cho nhân loại. Người đã hiến dâng trọn vẹn cả cuộc đời cho dân tộc, cho phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. Trong những giá trị trường tồn mà Người để lại, có di sản tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh về chủ nghĩa yêu nước; độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; về nhà nước xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân; về xây dựng Đảng thật sự trong sạch, vững mạnh; về đại đoàn kết toàn dân tộc; về đạo đức cách mạng cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư...

        III- TIẾP TỤC THỰC HIỆN TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH TRONG GIAI ĐOẠN CÁCH MẠNG MỚI

         1- Kiên định chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng của Đảng

     Ngày nay, khi sự nghiệp đổi mới vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội ở nước ta ngày càng đi vào chiều sâu, những biến đổi trên thế giới nhanh chóng, phức tạp, khó lường; những vấn đề mới đặt ra trong đời sống xã hội ngày càng nhiều, càng đòi hỏi phải có những lời giải đáp thuyết phục, có cơ sở lý luận và thực tiễn. Trong lúc đó, các thế lực thù địch đang tìm mọi thủ đoạn hòng xuyên tạc, phủ nhận từng luận điểm trong học thuyết Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh để đi tới xóa bỏ nền tảng tư tưởng, lý luận của Đảng. Vì vậy, hơn lúc nào hết Đảng ta xác định phải kiên định chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, lấy đó làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động, làm cơ sở quy tụ, xây dựng và phát huy sức mạnh đoàn kết trong Đảng, đoàn kết toàn dân tộc. Trong bất kỳ điều kiện và tình huống nào, chúng ta cũng cần phải kiên trì thực hiện đường lối và mục tiêu đổi mới, kiên định và vận dụng sáng tạo, phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.

              2- Cán bộ, đảng viên và nhân dân các dân tộc huyện Mộc Châu tích cực thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 03-CT/TW của Bộ Chính trị

              Ngày 14/5/2011, Bộ Chính trị ban hành Chỉ thị số 03- CT/TW nhằm tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Sau 04 năm thực hiện, với sự chỉ đạo thường xuyên, chặt chẽ của cấp ủy Đảng các cấp cuộc vận động đã thực sự đi vào cuộc sống; không chỉ dừng lại ở việc “học tập” mà đã trở thành những việc “làm theo”, có sức lan tỏa trong quần chúng nhân dân; góp phần vào công tác xây dựng và chỉnh đốn Đảng.

Ban Thường vụ huyện uỷ đã tổ chức hội nghị quán triệt, triển khai học tập các chuyên đề tại huyện, tổ chức học tập tại cơ sở. Các chi, đảng bộ đã đưa nội dung học tập các chuyên đề, các tác phẩm của Chủ tịch Hồ Chí Minh vào sinh hoạt thường kỳ hoặc chuyên đề; 100% cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên trong toàn huyện được tham gia nghiên cứu, học tập.

Qua học tập nội dung các chuyên đề, cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức đã nhận thức sâu sắc hơn, ý thức tốt hơn trong việc rèn luyện phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; tích cực học tập nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, nâng cao tinh thần trách nhiệm phục vụ nhân dân, giữ vững tình đoàn kết nội bộ, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

          Sau năm năm thực hiện Chỉ thị số 03-CT/TW, kết quả, đã có 15.799 đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức ký cam kết và gửi bản cam kết về Ban Thường vụ huyện ủy (trong đó, có 6.302 đảng viên; 9.497 cán bộ, công chức, viên chức không phải đảng viên). Đến nay, Ban Thường vụ huyện ủy đã biểu dương, khen thưởng 93 tập thể và 89 cá nhân. Ban Thường vụ tỉnh ủy biểu dương, khen thưởng 04 tập thể và 09 cá nhân. Ban Tuyên giáo Trung ương biểu dương, khen thưởng 02 cá nhân.

          Cũng qua 5 năm triển khai thực hiện Chỉ thị 03 của Bộ Chính trị, đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức trong toàn huyện đã có sự chuyển biến tích cực về ý thức rèn luyện phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; luôn cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, có lối sống trong sáng, lành mạnh, giản dị; nêu cao tinh thần trách nhiệm phục vụ nhân dân, gắn bó hơn với nhân dân, nêu cao ý thức trách nhiệm gương mẫu trước nhân dân và đồng chí, đồng nghiệp; ý thức đúng đắn hơn về trách nhiệm của mình trên mọi cương vị công tác; tích cực, tự giác thực hiện nhiệm vụ được giao, không mắc bệnh quan liêu, mệnh lệnh, chủ quan; tích cực đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, giải quyết hài hoà giữa lợi ích cá nhân với lợi ích tập thể, chất lượng công tác được nâng lên.

Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là giải pháp hàng đầu thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Trung ương 4 khoá XI "Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”. Góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức đảng và đảng viên; thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị, kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh của huyện; củng cố, xây dựng tổ chức Đảng trong sạch, vững mạnh, xứng đáng với niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân./.

          Trong thời gian tới, Cùng với nhân dân cả nước, Đảng bộ, chính quyền, nhân dân các dân tộc huyện Mộc Châu đang tích cực chuẩn bị và tổ chức thắng lợi cuộc bầu cử Đại biểu Quốc hội khóa XIVvà đại biểu HĐND các cấp, nhiệm kì 2016 – 2021. Đó thực sự là những việc làm có ý nghĩa thiết thực hướng tới kỉ niệm 126 năm ngày sinh của Người./.

 

 
   

 

 

 

 

 

MỐT SỐ KHẨU HIỆU TUYÊN TRUYỀN

 

         1. Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động của Đảng!

         2. Nhiệt liệt chào mừng kỷ niệm 125 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại (19/5/1890-19/5/2015)!

           3. Tích cực học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh!

         4. Sống, chiến đấu, lao động, học tập theo gương Bác Hồ vĩ đại!

         5. Chủ tịch Hồ Chí Minh - Anh hùng giải phóng dân tộc, Danh nhân Văn hóa thế giới!

           6. Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh muôn năm!

           7. Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam muôn năm!

           8. Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại sống mãi trong sự nghiệp của chúng ta!

         9. Đảng bộ, Chính quyền và nhân dân các dân tộc huyện Mộc Châu  tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh!

         10. Tuổi trẻ các dân tộc huyện Mộc Châu nguyện sống, chiến đấu, lao động, học tập theo gương Bác Hồ vĩ đại!

THÔNG TIN CHỈ ĐẠO ĐIỀU HÀNH
Đăng nhập
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1