Top slide banner
Đề cương tuyên truyền Kỷ niệm 70 năm ngày Tổng tuyển cử đầu tiên bầu ra Quốc hội Việt Nam (06.01.1946-06.01.2016)

ĐỀ CƯƠNG TUYÊN TRUYỀN

Kỷ niệm 70 năm ngày Tổng tuyển cử đầu tiên bầu ra Quốc hội Việt Nam

 (06.01.1946-06.01.2016)

---------------

 

    Cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên bầu đại biểu Quốc hội khóa I là một trong những sự kiện đánh dấu sự mở đầu thời đại mới trong lịch sử dân tộc, là dấu mốc phát triển nhảy vọt đầu tiên về thể chế dân chủ của nước Việt Nam. Trải qua 70 năm hình thành và phát triển, Quốc hội đã ngày càng khẳng định vị trí, vai trò là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Ngày 13.8.1945, Hội nghị toàn quốc của Đảng họp ở Tân Trào, nhận định cơ hội ngàn năm có một cho nhân dân ta khởi nghĩa giành chính quyền đã tới. Quốc dân đại hội đã ban hành Nghị quyết phát động Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước. Cuộc tổng khởi nghĩa đã nhanh chóng giành được thắng lợi, chính quyền trong cả nước đã thuộc về nhân dân. Ngày 2.9.1945, tại Quảng trường Ba Đình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Ngày 3.9.1945, tại phiên họp đầu tiên của Chính phủ lâm thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề nghị một trong sáu nhiệm vụ cấp bách cần phải thực hiện ngay là “... tổ chức càng sớm càng hay cuộc tổng tuyển cử với chế độ phổ thông đầu phiếu” để bầu ra Quốc hội.

    Ngày 05.01.1946 Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi quốc dân đi bỏ phiếu, trong đó có đoạn: “ ... Ngày mai là một ngày đầu tiên trong lịch sử Việt Nam mà nhân dân ta bắt đầu hưởng dụng quyền dân chủ của mình...”

    Đáp lại lời kêu gọi thiêng liêng của Tổ quốc, trong ngày Chủ nhật 06.01.1946 toàn thể nhân dân Việt Nam từ miền xuôi đến miền ngược, từ miền Bắc đến miền Nam, từ nông thôn đến thành thị, không phân biệt trai gái, già trẻ đã đi bỏ phiếu để bầu những người đại biểu xứng đáng vào Quốc hội đầu tiên của nước ta. Cả nước đã bầu được 333 đại biểu, trong đó có 57% số đại biểu thuộc các đảng phái khác nhau; 43% số đại biểu không đảng phái; 87% số đại biểu là công nhân, nông dân, chiến sĩ cách mạng; 10 đại biểu nữ và 34 đại biểu dân tộc thiểu số.

Cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội đầu tiên đánh dấu một sự kiện quan trọng trong lịch sử nước ta khi lần đầu tiên người dân Việt Nam thông qua lá phiếu của mình được quyền trực tiếp lựa chọn, bầu những người có tài, có đức vào Quốc hội để gánh vác công việc nước nhà. Thành công của cuộc Tổng tuyển cử đã đánh dấu sự ra đời của Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, ngày nay là Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Qua 13 khóa hoạt động, thông qua 5 bản Hiến pháp và nhiều đạo luật quan trọng cùng với nhiều đổi mới về tổ chức, hoạt động, Quốc hội ngày càng khẳng định vai trò quan trọng là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có thể phân chia các thời kỳ phát triển của Quốc hội như sau: 

 Thời kỳ 1946-1960: Trong năm 1946, (Nghị viện nhân dân) Quốc hội đã thể hiện ý chí đoàn kết, thống nhất dân tộc, chống giặc ngoài, thù trong, xây dựng và củng cố chính quyền cách mạng bằng việc thực hiện nhiệm vụ của cơ quan có quyền cao nhất của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, biểu quyết thông qua danh sách các thành viên Chính phủ liên hiệp kháng chiến, bầu Ban thường trực Quốc hội, khi Chính phủ muốn tuyên chiến hay đình chiến bắt buộc phải hỏi ý kiến của Ban thường trực Quốc hội...

Từ 1946-1954, Quốc hội đã cùng với nhân dân thực hiện cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện, quyết liệt trên các mặt trận quân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa… Cụ thể Trưởng ban thường trực Quốc hội luôn ở bên cạnh Chính phủ để giúp và theo dõi đường lối chính trị, cùng với Chính phủ chỉ đạo cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện. Các đại biểu Quốc hội sẽ tùy năng lực và địa vị mà tham gia vào mọi công tác kháng chiến.

Từ năm 1954-1960, theo Hiệp định Genève, đất nước ta tạm thời chia làm hai miền Bắc-Nam, trong bối cảnh đó Quốc hội đã cùng với nhân dân đồng thời tiến hành hai nhiệm vụ chiến lược cách mạng đó là Miền Bắc bước vào thời kỳ khôi phục, cải tạo, phát triển kinh tế và văn hóa theo con đường xã hội chủ nghĩa, Miền Nam tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc dân chủ, tiến hành cuộc đấu tranh giải phóng miền Nam tiến tới hòa bình, thống nhất đất nước.

    Trong nhiệm kỳ 14 năm hoạt động, địa điểm làm việc của Ban Thường trực Quốc hội cũng thay đổi để phù hợp với tình hình kháng chiến (Từ tháng 3.1946 đến tháng 12.1946 làm việc tại số nhà 71 phố Hàng trống-Hà Nội; từ tháng 4.1947 đến tháng 7.1954 làm việc tại các thôn thuộc huyện Sơn Dương-Tuyên Quang; sau chiến thắng Điện Biên Phủ, Ban Thường trực trở về Hà Nội). Quốc hội khóa I đã bầu lại Ban thường trực, thành lập các tiểu ban, tăng thêm số lượng các ủy viên chuyên trách, tăng cường các bộ phận giúp việc về hành chính và nghiên cứu của Ban thường trực Quốc hội. Quốc hội đã tổ chức 12 kỳ họp, thông qua bản Hiến pháp 1946 và Hiến pháp 1959, 16 đạo luật và 50 nghị quyết, trong đó có những đạo luật quan trọng như Luật cải cách ruộng đất, Luật quy định quyền tự do hội họp, Luật quy định quyền lập hội, Luật bảo đảm quyền tự do thân thể và quyền bất khả xâm phạm đối với nhà ở, đồ vật và thư tín của nhân dân và Luật về chế độ báo chí, Luật hôn nhân và gia đình, Luật bầu cử Quốc hội.

          Thời kỳ 1960-1975 ( từ khóa II đến khóa V):Trong giai đoạn này Nghị viện nhân dân được đổi tên là Quốc hội, Quốc hội được tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp năm 1959 và Luật tổ chức Quốc hội năm 1960.

Về cơ cấu tổ chức: Gồm Ủy ban thường vụ Quốc hội (Chủ tịch, các Phó Chủ tịch, Tổng thư ký và các ủy viên) và các Ủy ban thuộc Quốc hội (Ủy ban dự án pháp luật, Ủy ban kế hoạch và ngân sách,  Ủy ban thống nhất của Quốc hội (1963), Ủy ban văn hóa và xã hội của Quốc hội (1964), Ủy ban đối ngoại của Quốc hội (1974)) Văn phòng Ủy ban thường vụ Quốc hội (1963) gồm Vụ Hành chính, Vụ Pháp chính, Vụ Dân chính.

Về đại biểu Quốc hội: Đã quy định cụ thể hơn về nhiệm vụ, quyền hạn như nhiệm kỳ của ĐBQH là 4 năm, không được bắt giam và truy tố ĐBQH nếu không được sự đồng ý của Quốc hội hoặc Ủy ban thường vụ Quốc hội, đại biểu Quốc hội có quyền chất vấn Hội đồng Chính phủ và các cơ quan thuộc Hội đồng Chính phủ, ĐBQH bị bãi miễn nếu không xứng đáng với sự tín nhiệm của nhân dân...

Thời kỳ này Quốc hội có 3 chức năng cơ bản nhất là: “lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát”. Đây là thời kỳ Quốc hội phát huy vai trò quan trọng trong việc động viên sức người, sức của để xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất nước nhà. Các nhiệm vụ của Quốc hội đã được bổ sung đầy đủ hơn trước như: Giám sát việc thi hành Hiến pháp, bổ nhiệm các cán bộ cấp cao của nhà nước; thành lập, sáp nhập, chia tách, điều chỉnh địa giới hành chính cấp tỉnh và khu tự trị; quyết định kế hoạch kinh tế nhà nước, xét duyệt và phê chuẩn dự toán và quyết toán ngân sách của Nhà nước, ấn định các thứ thuế, ân xá những phạm nhân đã cải tạo tốt.... Quốc hội đã giao cho Ủy ban thường vụ Quốc hội thêm một số quyền hạn trong trường hợp Quốc hội không có điều kiện thuận tiện để họp. Mối quan hệ giữa Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội với Chính phủ ngày càng chặt chẽ và thống nhất, bảo đảm động viên kịp thời yêu cầu cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về việc ký kết Hiệp định về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam (1973). Hoạt động của Quốc hội đã góp phần tạo thêm sức mạnh cho nhân dân ta thực hiện chiến lược tiến công giành thắng lợi hoàn toàn vào mùa xuân năm 1975, đánh đổ chế độ thực dân mới của đế quốc Mỹ ở miền Nam, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ và thống nhất Tổ quốc.

 Thời kỳ 1976-1986 (Từ khóa VI đến khóa VII):Thời kỳ này Quốc hội được tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp năm 1959 và Luật tổ chức Quốc hội năm 1960. Đến năm 1980 Quốc hội hoạt động theo Hiến pháp năm 1980 và Luật tổ chức Quốc hội và Hội đồng Nhà nước năm 1981.

Quốc hội đã quy định Khóa Quốc hội của nước Việt Nam thống nhất là Quốc hội khóa VI. Đây là thời kỳ hàn gắn vết thương chiến tranh, đẩy mạnh công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Quốc hội quyết định đổi tên nước là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; quy định Quốc kỳ là lá cờ đỏ sao vàng, Quốc huy mang dòng chữ “Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, Quốc ca là bài Tiến quân ca và chính thức đặt tên cho thành phố Sài Gòn - Gia Định là Thành phố Hồ Chí Minh; Thủ đô của nước Việt Nam thống nhất là Hà Nội. Quốc hội đã thông qua nhiệm vụ cơ bản của kế hoạch Nhà nước 5 năm lần thứ hai (1976-1980); thành lập các cơ quan nhà nước ở Trung ương; phê chuẩn việc phân chia lại địa giới thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh, thành khác. Trong công tác giám sát, Quốc hội đã tập trung chất vấn vào việc đánh giá những sai lầm, khuyết điểm về thực hiện chính sách giá-lương-tiền và đề ra những biện pháp khắc phục.

Về công tác lập pháp: Quốc hội đã thông qua Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và Hiến pháp mới của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam – Hiến pháp 1980, Bộ luật hình sự (1985), Luật hôn nhân gia đình (1986). Uỷ ban thường vụ Quốc hội cũng đã ban hành Pháp lệnh về việc xin ân giảm án tử hình và xét duyệt án tử hình, Pháp lệnh về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, Pháp lệnh sửa đổi và bổ sung một số điểm về thuế công thương nghiệp và thuế sát sinh; Pháp lệnh sửa đổi và bổ sung một số điều khoản của Pháp lệnh năm 1961 quy định thể lệ bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp và Pháp lệnh trừng trị tội hối lộ. Trong hoạt động đối ngoại, Quốc hội luôn tuân thủ nguyên tắc nhất quán, ủng hộ những sáng kiến hòa bình, bảo đảm an ninh chung của nhân loại.

Về cơ cấu tổ chức: Thiết lập Hội đồng Nhà nước thay cho chế định Ủy ban thường vụ Quốc hội và Chủ tịch nước, lần đầu tiên quy định chức danh Chủ tịch Quốc hội để khắc phục những tồn tại trong việc điều hành các kỳ họp Quốc hội (vì trước đây tại mỗi kỳ họp phải bầu ra Chủ tịch đoàn để điều hành kỳ họp). Quốc hội bầu ra Hội đồng quốc phòng, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban thường trực, Ủy ban lâm thời, Hội đồng Nhà nước thành lập Văn phòng Quốc hội và Hội đồng Nhà nước.

Về đại biểu Quốc hội: Đã quy định nhiệm kỳ của ĐBQH là 5 năm, thành lập các Đoàn ĐBQH ở tỉnh, thành phố; nhiệm vụ và quyền hạn của ĐBQH được quy định cụ thể hơn so với trước đây như ĐBQH phải liên hệ chặt chẽ với cử tri, chịu sự giám sát cử cử tri, thực hiện tiếp xúc cử tri, tham gia giải quyết khiếu nại, kiến nghị với cơ quan nhà nước về việc thi hành pháp luật, chính sách của Nhà nước, tham dự hội nghị Hội đồng nhân dân các cấp nơi mình được bầu, bị bãi miễn nếu không xứng đáng với sự tín nhiệm của nhân dân...

 Thời kỳ từ năm 1987 đến nay (khóa VIII đến khóa XIII): Năm 1986, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng đề ra chủ trương tiến hành đổi mới toàn diện đất nước, trong đó, tập trung đổi mới kinh tế, phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước. Trong điều kiện phát triển mới của đất nước, Hiến pháp năm 1980 được thay thế bằng Hiến pháp năm 1992, địa vị pháp lý của Quốc hội đã được sửa đổi, bổ sung để phù hợp với điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Một số nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội mới đã được bổ sung như quyết định xây dựng chương trình xây dựng luật, pháp lệnh, quyết định kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của đất nước; quyết định chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia, phân bổ ngân sách Nhà nước. Đến năm 2001, Hiến pháp năm 1992 được bổ sung quy định Quốc hội là chủ thể duy nhất có quyền quyết định nhân sự cấp cao của nhà nước (trước đây nhân sự cấp cao nhà nước do Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định). Quốc hội phân bổ ngân sách trung ương, còn việc phân bổ ngân sách địa phương thì giao cho HĐND cấp tỉnh; Quốc hội quyết định chính sách tôn giáo, phê chuẩn đề nghị của Chủ tịch nước về danh sách thành viên Hội đồng quốc phòng và an ninh, bỏ phiếu tín nhiệm đối với những người giữ các chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn. Thực hiện chức năng quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước, từ năm 2006 các dự án, công trình quan trọng của quốc gia phải trình Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư như: Đường Hồ Chí Minh, Nhà máy thủy điện Sơn La, Nhà máy lọc dầu Dung Quất, Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận, Cảng hàng không quốc tế Long Thành. Vào đầu nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIII tình hình kinh tế xã hội của đất nước có nhiều khó khăn, Quốc hội đã ban hành một số giải pháp về thuế nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và cá nhân, thảo luận về đề án tái cơ cấu nền kinh tế, giảm các khoản chi tiêu chưa thật cần thiết và kém hiệu quả.

Về cơ cấu tổ chức: Hiến pháp năm 1992 đã bãi bỏ chế định Hội đồng Nhà nước và tách thành hai chế định là Chủ tịch nước và Uỷ ban thường vụ Quốc hội. Uỷ ban thường vụ Quốc hội gồm có Chủ tịch Quốc hội, các Phó Chủ tịch Quốc hội và các ủy viên; thành viên Uỷ ban thường vụ Quốc hội không thể đồng thời là thành viên Chính phủ. Quốc hội đã thành lập Hội đồng Dân tộc và chín Uỷ ban của Quốc hội; Ủy ban thường vụ Quốc hội đã thành lập các cơ quan chuyên môn trực thuộc giúp việc Ủy ban thường vụ Quốc hội là Ban công tác đại biểu, Ban công tác lập pháp, Viện nghiên cứu lập pháp. Kênh truyền hình Quốc hội Việt Nam, Cổng thông tin điện tử của Quốc hội, Báo Đại biểu nhân dân đã được thành lập để chuyển tải các hoạt động của Quốc hội, các Đoàn đại biểu Quốc hội tới công chúng, cử tri trong nước và kiều bào Việt Nam ở nước ngoài.

Điểm mới nổi bật trong giai đoạn này là có ĐBQH hoạt động chuyên trách ở các cơ quan của Quốc hội và 63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (số lượng ĐBQH hoạt động chuyên trách được tăng dần từ 5,31% (khoá IX) lên 23,8% (khoá XI) và  30,8% (Khóa XIII). Mối quan hệ giữa ĐBQH với cử tri được bổ sung thêm là ĐBQH có trách nhiệm tiếp xúc cử tri theo chương trình của Đoàn ĐBQH, tiếp xúc cử tri nơi cư trú và nơi làm việc; các điều kiện bảo đảm hoạt động của ĐBQH như tài liệu, dịch vụ thông tin, nghiên cứu thư viện, Internet được đảm bảo. HĐND, UBND có trách nhiệm cung cấp các nghị quyết của HĐND, các văn bản quy phạm pháp luật của UBND và các báo cáo tình hình kinh tế - xã hội ở địa phương cho ĐBQH...

Công tác lập pháp: Quốc hội đã ban hành 23 nghị quyết, 321 luật, bộ luật và Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành 136 pháp lệnh, 44 nghị quyết trong đó đáng chú ý là nhiều đạo luật quan trong thể chế hóa chính sách kinh tế mới lần đầu tiên được ban hành như Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (1987), Luật Doanh nghiệp tư nhân (1990) và Luật công ty (1990)... Đặc biệt là năm 2013 Quốc hội đã thông qua bản Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa việt Nam (sửa đổi), đây là bản Hiến pháp thể hiện tinh thần đổi mới sâu sắc, đề cao nhân tố con người, coi con người là chủ thể, nguồn lưc chủ yếu và là mục tiêu của sự phát triển.

    Hoạt động giám sát, chất vấn và trả lời chất vấn ngày càng đổi mới tiến bộ. Công tác dân nguyện, tiếp dân và giải quyết các đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân luôn được Quốc hội và các vị ĐBQH xem xét, giải quyết theo thẩm quyền. Hoạt động đối ngoại của Quốc hội có nhiều đổi mới, chủ động, tích cực, thực hiện có kết quả đường lối đối ngoại mở rộng, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ đối ngoại, vị thế nước ta trên trường quốc tế ngày càng được nâng cao.

    Văn phòng Quốc hội đã được tổ chức lại theo hướng đổi mới mô hình tổ chức bộ máy giúp việc theo hướng chuyên nghiệp, hiệu quả, hợp lý; phân công, phân nhiệm cụ thể, rõ ràng; có sự liên thông, phối hợp chặt chẽ, đồng bộ, bảo đảm không chồng chéo và phân tán nguồn lực để tiếp tục nâng cao chất lượng tham mưu, phục vụ các hoạt động của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội và đại biểu Quốc hội. Tại các tỉnh, thành phố Văn phòng giúp việc các Đoàn ĐBQH cũng được thành lập có cán bộ và chuyên viên giúp việc chuyên trách cho hoạt động của ĐBQH ở địa phương. Từ tháng 10.2014, Tòa nhà Quốc hội mới đã được đưa vào khai thác sử dụng phục vụ tối đa cho các hoạt động của Quốc hội và góp phần nâng cao vị thế của Quốc hội.

     70 năm qua, Quốc hội Việt Nam đã trải qua một chặng đường vẻ vang, xây dựng một chỗ đứng vững chắc trong lòng dân, không ngừng lớn mạnh và phát triển, ngày càng khẳng định vững chắc, vị trí, vai trò là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, thực hiện tốt chức năng cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất. Trong mỗi giai đoạn thăng trầm của cách mạng, Quốc hội giúp khơi dậy ý chí và tinh thần đoàn kết trong toàn dân, góp phần vào sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất, xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước.

MỘT SỐ KHẨU HIỆU TUYÊN TRUYỀN

1. Nhiệt liệt chào mừng 70 năm Ngày Tổng tuyển cử đầu tiên bầu ra Quốc hội Việt Nam (06/01/1946 - 06/01/2016)!

2. Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam!

3. Quốc hội là tiêu biểu cho tinh thần đoàn kết của toàn dân, cho chí khí quật cường của dân tộc!

4. Quốc hội Việt Nam: 70 năm gắn bó với Nhân dân, đồng hành cùng dân tộc!

5. Thi đua lập thành tích chào mừng 70 năm Ngày Tổng tuyển cử đầu tiên bầu ra Quốc hội Việt Nam (06/01/1946 - 06/01/2016)!

6. Sống và làm việc theo Hiến pháp và Pháp luật!

7. Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh muôn năm!

8. Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam muôn năm!

9. Chủ tịch Hồ Chí Minh sống mãi trong sự nghiệp chúng ta!

ĐỀ CƯƠNG TUYÊN TRUYỀN

Kỷ niệm 70 năm ngày Tổng tuyển cử đầu tiên bầu ra Quốc hội Việt Nam

 (06.01.1946-06.01.2016)

---------------

 

    Cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên bầu đại biểu Quốc hội khóa I là một trong những sự kiện đánh dấu sự mở đầu thời đại mới trong lịch sử dân tộc, là dấu mốc phát triển nhảy vọt đầu tiên về thể chế dân chủ của nước Việt Nam. Trải qua 70 năm hình thành và phát triển, Quốc hội đã ngày càng khẳng định vị trí, vai trò là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Ngày 13.8.1945, Hội nghị toàn quốc của Đảng họp ở Tân Trào, nhận định cơ hội ngàn năm có một cho nhân dân ta khởi nghĩa giành chính quyền đã tới. Quốc dân đại hội đã ban hành Nghị quyết phát động Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước. Cuộc tổng khởi nghĩa đã nhanh chóng giành được thắng lợi, chính quyền trong cả nước đã thuộc về nhân dân. Ngày 2.9.1945, tại Quảng trường Ba Đình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Ngày 3.9.1945, tại phiên họp đầu tiên của Chính phủ lâm thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề nghị một trong sáu nhiệm vụ cấp bách cần phải thực hiện ngay là “... tổ chức càng sớm càng hay cuộc tổng tuyển cử với chế độ phổ thông đầu phiếu” để bầu ra Quốc hội.

    Ngày 05.01.1946 Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi quốc dân đi bỏ phiếu, trong đó có đoạn: “ ... Ngày mai là một ngày đầu tiên trong lịch sử Việt Nam mà nhân dân ta bắt đầu hưởng dụng quyền dân chủ của mình...”

    Đáp lại lời kêu gọi thiêng liêng của Tổ quốc, trong ngày Chủ nhật 06.01.1946 toàn thể nhân dân Việt Nam từ miền xuôi đến miền ngược, từ miền Bắc đến miền Nam, từ nông thôn đến thành thị, không phân biệt trai gái, già trẻ đã đi bỏ phiếu để bầu những người đại biểu xứng đáng vào Quốc hội đầu tiên của nước ta. Cả nước đã bầu được 333 đại biểu, trong đó có 57% số đại biểu thuộc các đảng phái khác nhau; 43% số đại biểu không đảng phái; 87% số đại biểu là công nhân, nông dân, chiến sĩ cách mạng; 10 đại biểu nữ và 34 đại biểu dân tộc thiểu số.

Cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội đầu tiên đánh dấu một sự kiện quan trọng trong lịch sử nước ta khi lần đầu tiên người dân Việt Nam thông qua lá phiếu của mình được quyền trực tiếp lựa chọn, bầu những người có tài, có đức vào Quốc hội để gánh vác công việc nước nhà. Thành công của cuộc Tổng tuyển cử đã đánh dấu sự ra đời của Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, ngày nay là Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Qua 13 khóa hoạt động, thông qua 5 bản Hiến pháp và nhiều đạo luật quan trọng cùng với nhiều đổi mới về tổ chức, hoạt động, Quốc hội ngày càng khẳng định vai trò quan trọng là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có thể phân chia các thời kỳ phát triển của Quốc hội như sau: 

 Thời kỳ 1946-1960: Trong năm 1946, (Nghị viện nhân dân) Quốc hội đã thể hiện ý chí đoàn kết, thống nhất dân tộc, chống giặc ngoài, thù trong, xây dựng và củng cố chính quyền cách mạng bằng việc thực hiện nhiệm vụ của cơ quan có quyền cao nhất của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, biểu quyết thông qua danh sách các thành viên Chính phủ liên hiệp kháng chiến, bầu Ban thường trực Quốc hội, khi Chính phủ muốn tuyên chiến hay đình chiến bắt buộc phải hỏi ý kiến của Ban thường trực Quốc hội...

Từ 1946-1954, Quốc hội đã cùng với nhân dân thực hiện cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện, quyết liệt trên các mặt trận quân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa… Cụ thể Trưởng ban thường trực Quốc hội luôn ở bên cạnh Chính phủ để giúp và theo dõi đường lối chính trị, cùng với Chính phủ chỉ đạo cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện. Các đại biểu Quốc hội sẽ tùy năng lực và địa vị mà tham gia vào mọi công tác kháng chiến.

Từ năm 1954-1960, theo Hiệp định Genève, đất nước ta tạm thời chia làm hai miền Bắc-Nam, trong bối cảnh đó Quốc hội đã cùng với nhân dân đồng thời tiến hành hai nhiệm vụ chiến lược cách mạng đó là Miền Bắc bước vào thời kỳ khôi phục, cải tạo, phát triển kinh tế và văn hóa theo con đường xã hội chủ nghĩa, Miền Nam tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc dân chủ, tiến hành cuộc đấu tranh giải phóng miền Nam tiến tới hòa bình, thống nhất đất nước.

    Trong nhiệm kỳ 14 năm hoạt động, địa điểm làm việc của Ban Thường trực Quốc hội cũng thay đổi để phù hợp với tình hình kháng chiến (Từ tháng 3.1946 đến tháng 12.1946 làm việc tại số nhà 71 phố Hàng trống-Hà Nội; từ tháng 4.1947 đến tháng 7.1954 làm việc tại các thôn thuộc huyện Sơn Dương-Tuyên Quang; sau chiến thắng Điện Biên Phủ, Ban Thường trực trở về Hà Nội). Quốc hội khóa I đã bầu lại Ban thường trực, thành lập các tiểu ban, tăng thêm số lượng các ủy viên chuyên trách, tăng cường các bộ phận giúp việc về hành chính và nghiên cứu của Ban thường trực Quốc hội. Quốc hội đã tổ chức 12 kỳ họp, thông qua bản Hiến pháp 1946 và Hiến pháp 1959, 16 đạo luật và 50 nghị quyết, trong đó có những đạo luật quan trọng như Luật cải cách ruộng đất, Luật quy định quyền tự do hội họp, Luật quy định quyền lập hội, Luật bảo đảm quyền tự do thân thể và quyền bất khả xâm phạm đối với nhà ở, đồ vật và thư tín của nhân dân và Luật về chế độ báo chí, Luật hôn nhân và gia đình, Luật bầu cử Quốc hội.

          Thời kỳ 1960-1975 ( từ khóa II đến khóa V):Trong giai đoạn này Nghị viện nhân dân được đổi tên là Quốc hội, Quốc hội được tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp năm 1959 và Luật tổ chức Quốc hội năm 1960.

Về cơ cấu tổ chức: Gồm Ủy ban thường vụ Quốc hội (Chủ tịch, các Phó Chủ tịch, Tổng thư ký và các ủy viên) và các Ủy ban thuộc Quốc hội (Ủy ban dự án pháp luật, Ủy ban kế hoạch và ngân sách,  Ủy ban thống nhất của Quốc hội (1963), Ủy ban văn hóa và xã hội của Quốc hội (1964), Ủy ban đối ngoại của Quốc hội (1974)) Văn phòng Ủy ban thường vụ Quốc hội (1963) gồm Vụ Hành chính, Vụ Pháp chính, Vụ Dân chính.

Về đại biểu Quốc hội: Đã quy định cụ thể hơn về nhiệm vụ, quyền hạn như nhiệm kỳ của ĐBQH là 4 năm, không được bắt giam và truy tố ĐBQH nếu không được sự đồng ý của Quốc hội hoặc Ủy ban thường vụ Quốc hội, đại biểu Quốc hội có quyền chất vấn Hội đồng Chính phủ và các cơ quan thuộc Hội đồng Chính phủ, ĐBQH bị bãi miễn nếu không xứng đáng với sự tín nhiệm của nhân dân...

Thời kỳ này Quốc hội có 3 chức năng cơ bản nhất là: “lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát”. Đây là thời kỳ Quốc hội phát huy vai trò quan trọng trong việc động viên sức người, sức của để xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất nước nhà. Các nhiệm vụ của Quốc hội đã được bổ sung đầy đủ hơn trước như: Giám sát việc thi hành Hiến pháp, bổ nhiệm các cán bộ cấp cao của nhà nước; thành lập, sáp nhập, chia tách, điều chỉnh địa giới hành chính cấp tỉnh và khu tự trị; quyết định kế hoạch kinh tế nhà nước, xét duyệt và phê chuẩn dự toán và quyết toán ngân sách của Nhà nước, ấn định các thứ thuế, ân xá những phạm nhân đã cải tạo tốt.... Quốc hội đã giao cho Ủy ban thường vụ Quốc hội thêm một số quyền hạn trong trường hợp Quốc hội không có điều kiện thuận tiện để họp. Mối quan hệ giữa Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội với Chính phủ ngày càng chặt chẽ và thống nhất, bảo đảm động viên kịp thời yêu cầu cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về việc ký kết Hiệp định về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam (1973). Hoạt động của Quốc hội đã góp phần tạo thêm sức mạnh cho nhân dân ta thực hiện chiến lược tiến công giành thắng lợi hoàn toàn vào mùa xuân năm 1975, đánh đổ chế độ thực dân mới của đế quốc Mỹ ở miền Nam, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ và thống nhất Tổ quốc.

 Thời kỳ 1976-1986 (Từ khóa VI đến khóa VII):Thời kỳ này Quốc hội được tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp năm 1959 và Luật tổ chức Quốc hội năm 1960. Đến năm 1980 Quốc hội hoạt động theo Hiến pháp năm 1980 và Luật tổ chức Quốc hội và Hội đồng Nhà nước năm 1981.

Quốc hội đã quy định Khóa Quốc hội của nước Việt Nam thống nhất là Quốc hội khóa VI. Đây là thời kỳ hàn gắn vết thương chiến tranh, đẩy mạnh công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Quốc hội quyết định đổi tên nước là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; quy định Quốc kỳ là lá cờ đỏ sao vàng, Quốc huy mang dòng chữ “Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, Quốc ca là bài Tiến quân ca và chính thức đặt tên cho thành phố Sài Gòn - Gia Định là Thành phố Hồ Chí Minh; Thủ đô của nước Việt Nam thống nhất là Hà Nội. Quốc hội đã thông qua nhiệm vụ cơ bản của kế hoạch Nhà nước 5 năm lần thứ hai (1976-1980); thành lập các cơ quan nhà nước ở Trung ương; phê chuẩn việc phân chia lại địa giới thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh, thành khác. Trong công tác giám sát, Quốc hội đã tập trung chất vấn vào việc đánh giá những sai lầm, khuyết điểm về thực hiện chính sách giá-lương-tiền và đề ra những biện pháp khắc phục.

Về công tác lập pháp: Quốc hội đã thông qua Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và Hiến pháp mới của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam – Hiến pháp 1980, Bộ luật hình sự (1985), Luật hôn nhân gia đình (1986). Uỷ ban thường vụ Quốc hội cũng đã ban hành Pháp lệnh về việc xin ân giảm án tử hình và xét duyệt án tử hình, Pháp lệnh về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, Pháp lệnh sửa đổi và bổ sung một số điểm về thuế công thương nghiệp và thuế sát sinh; Pháp lệnh sửa đổi và bổ sung một số điều khoản của Pháp lệnh năm 1961 quy định thể lệ bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp và Pháp lệnh trừng trị tội hối lộ. Trong hoạt động đối ngoại, Quốc hội luôn tuân thủ nguyên tắc nhất quán, ủng hộ những sáng kiến hòa bình, bảo đảm an ninh chung của nhân loại.

Về cơ cấu tổ chức: Thiết lập Hội đồng Nhà nước thay cho chế định Ủy ban thường vụ Quốc hội và Chủ tịch nước, lần đầu tiên quy định chức danh Chủ tịch Quốc hội để khắc phục những tồn tại trong việc điều hành các kỳ họp Quốc hội (vì trước đây tại mỗi kỳ họp phải bầu ra Chủ tịch đoàn để điều hành kỳ họp). Quốc hội bầu ra Hội đồng quốc phòng, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban thường trực, Ủy ban lâm thời, Hội đồng Nhà nước thành lập Văn phòng Quốc hội và Hội đồng Nhà nước.

Về đại biểu Quốc hội: Đã quy định nhiệm kỳ của ĐBQH là 5 năm, thành lập các Đoàn ĐBQH ở tỉnh, thành phố; nhiệm vụ và quyền hạn của ĐBQH được quy định cụ thể hơn so với trước đây như ĐBQH phải liên hệ chặt chẽ với cử tri, chịu sự giám sát cử cử tri, thực hiện tiếp xúc cử tri, tham gia giải quyết khiếu nại, kiến nghị với cơ quan nhà nước về việc thi hành pháp luật, chính sách của Nhà nước, tham dự hội nghị Hội đồng nhân dân các cấp nơi mình được bầu, bị bãi miễn nếu không xứng đáng với sự tín nhiệm của nhân dân...

 Thời kỳ từ năm 1987 đến nay (khóa VIII đến khóa XIII): Năm 1986, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng đề ra chủ trương tiến hành đổi mới toàn diện đất nước, trong đó, tập trung đổi mới kinh tế, phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước. Trong điều kiện phát triển mới của đất nước, Hiến pháp năm 1980 được thay thế bằng Hiến pháp năm 1992, địa vị pháp lý của Quốc hội đã được sửa đổi, bổ sung để phù hợp với điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Một số nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội mới đã được bổ sung như quyết định xây dựng chương trình xây dựng luật, pháp lệnh, quyết định kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của đất nước; quyết định chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia, phân bổ ngân sách Nhà nước. Đến năm 2001, Hiến pháp năm 1992 được bổ sung quy định Quốc hội là chủ thể duy nhất có quyền quyết định nhân sự cấp cao của nhà nước (trước đây nhân sự cấp cao nhà nước do Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định). Quốc hội phân bổ ngân sách trung ương, còn việc phân bổ ngân sách địa phương thì giao cho HĐND cấp tỉnh; Quốc hội quyết định chính sách tôn giáo, phê chuẩn đề nghị của Chủ tịch nước về danh sách thành viên Hội đồng quốc phòng và an ninh, bỏ phiếu tín nhiệm đối với những người giữ các chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn. Thực hiện chức năng quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước, từ năm 2006 các dự án, công trình quan trọng của quốc gia phải trình Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư như: Đường Hồ Chí Minh, Nhà máy thủy điện Sơn La, Nhà máy lọc dầu Dung Quất, Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận, Cảng hàng không quốc tế Long Thành. Vào đầu nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIII tình hình kinh tế xã hội của đất nước có nhiều khó khăn, Quốc hội đã ban hành một số giải pháp về thuế nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và cá nhân, thảo luận về đề án tái cơ cấu nền kinh tế, giảm các khoản chi tiêu chưa thật cần thiết và kém hiệu quả.

Về cơ cấu tổ chức: Hiến pháp năm 1992 đã bãi bỏ chế định Hội đồng Nhà nước và tách thành hai chế định là Chủ tịch nước và Uỷ ban thường vụ Quốc hội. Uỷ ban thường vụ Quốc hội gồm có Chủ tịch Quốc hội, các Phó Chủ tịch Quốc hội và các ủy viên; thành viên Uỷ ban thường vụ Quốc hội không thể đồng thời là thành viên Chính phủ. Quốc hội đã thành lập Hội đồng Dân tộc và chín Uỷ ban của Quốc hội; Ủy ban thường vụ Quốc hội đã thành lập các cơ quan chuyên môn trực thuộc giúp việc Ủy ban thường vụ Quốc hội là Ban công tác đại biểu, Ban công tác lập pháp, Viện nghiên cứu lập pháp. Kênh truyền hình Quốc hội Việt Nam, Cổng thông tin điện tử của Quốc hội, Báo Đại biểu nhân dân đã được thành lập để chuyển tải các hoạt động của Quốc hội, các Đoàn đại biểu Quốc hội tới công chúng, cử tri trong nước và kiều bào Việt Nam ở nước ngoài.

Điểm mới nổi bật trong giai đoạn này là có ĐBQH hoạt động chuyên trách ở các cơ quan của Quốc hội và 63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (số lượng ĐBQH hoạt động chuyên trách được tăng dần từ 5,31% (khoá IX) lên 23,8% (khoá XI) và  30,8% (Khóa XIII). Mối quan hệ giữa ĐBQH với cử tri được bổ sung thêm là ĐBQH có trách nhiệm tiếp xúc cử tri theo chương trình của Đoàn ĐBQH, tiếp xúc cử tri nơi cư trú và nơi làm việc; các điều kiện bảo đảm hoạt động của ĐBQH như tài liệu, dịch vụ thông tin, nghiên cứu thư viện, Internet được đảm bảo. HĐND, UBND có trách nhiệm cung cấp các nghị quyết của HĐND, các văn bản quy phạm pháp luật của UBND và các báo cáo tình hình kinh tế - xã hội ở địa phương cho ĐBQH...

Công tác lập pháp: Quốc hội đã ban hành 23 nghị quyết, 321 luật, bộ luật và Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành 136 pháp lệnh, 44 nghị quyết trong đó đáng chú ý là nhiều đạo luật quan trong thể chế hóa chính sách kinh tế mới lần đầu tiên được ban hành như Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (1987), Luật Doanh nghiệp tư nhân (1990) và Luật công ty (1990)... Đặc biệt là năm 2013 Quốc hội đã thông qua bản Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa việt Nam (sửa đổi), đây là bản Hiến pháp thể hiện tinh thần đổi mới sâu sắc, đề cao nhân tố con người, coi con người là chủ thể, nguồn lưc chủ yếu và là mục tiêu của sự phát triển.

    Hoạt động giám sát, chất vấn và trả lời chất vấn ngày càng đổi mới tiến bộ. Công tác dân nguyện, tiếp dân và giải quyết các đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân luôn được Quốc hội và các vị ĐBQH xem xét, giải quyết theo thẩm quyền. Hoạt động đối ngoại của Quốc hội có nhiều đổi mới, chủ động, tích cực, thực hiện có kết quả đường lối đối ngoại mở rộng, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ đối ngoại, vị thế nước ta trên trường quốc tế ngày càng được nâng cao.

    Văn phòng Quốc hội đã được tổ chức lại theo hướng đổi mới mô hình tổ chức bộ máy giúp việc theo hướng chuyên nghiệp, hiệu quả, hợp lý; phân công, phân nhiệm cụ thể, rõ ràng; có sự liên thông, phối hợp chặt chẽ, đồng bộ, bảo đảm không chồng chéo và phân tán nguồn lực để tiếp tục nâng cao chất lượng tham mưu, phục vụ các hoạt động của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội và đại biểu Quốc hội. Tại các tỉnh, thành phố Văn phòng giúp việc các Đoàn ĐBQH cũng được thành lập có cán bộ và chuyên viên giúp việc chuyên trách cho hoạt động của ĐBQH ở địa phương. Từ tháng 10.2014, Tòa nhà Quốc hội mới đã được đưa vào khai thác sử dụng phục vụ tối đa cho các hoạt động của Quốc hội và góp phần nâng cao vị thế của Quốc hội.

     70 năm qua, Quốc hội Việt Nam đã trải qua một chặng đường vẻ vang, xây dựng một chỗ đứng vững chắc trong lòng dân, không ngừng lớn mạnh và phát triển, ngày càng khẳng định vững chắc, vị trí, vai trò là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, thực hiện tốt chức năng cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất. Trong mỗi giai đoạn thăng trầm của cách mạng, Quốc hội giúp khơi dậy ý chí và tinh thần đoàn kết trong toàn dân, góp phần vào sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất, xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước.

MỘT SỐ KHẨU HIỆU TUYÊN TRUYỀN

1. Nhiệt liệt chào mừng 70 năm Ngày Tổng tuyển cử đầu tiên bầu ra Quốc hội Việt Nam (06/01/1946 - 06/01/2016)!

2. Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam!

3. Quốc hội là tiêu biểu cho tinh thần đoàn kết của toàn dân, cho chí khí quật cường của dân tộc!

4. Quốc hội Việt Nam: 70 năm gắn bó với Nhân dân, đồng hành cùng dân tộc!

5. Thi đua lập thành tích chào mừng 70 năm Ngày Tổng tuyển cử đầu tiên bầu ra Quốc hội Việt Nam (06/01/1946 - 06/01/2016)!

6. Sống và làm việc theo Hiến pháp và Pháp luật!

7. Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh muôn năm!

8. Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam muôn năm!

9. Chủ tịch Hồ Chí Minh sống mãi trong sự nghiệp chúng ta!

THÔNG TIN CHỈ ĐẠO ĐIỀU HÀNH
Đăng nhập
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1