Top slide banner
Kế hoạch Triển khai tháng hành động vì trẻ em năm 2016

UỶ BAN NHÂN DÂN

HUYỆN MỘC CHÂU

 

 

Số: 759/KH-UBND

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

 

Mộc Châu, ngày 23 tháng 5 năm 2016

 

KẾ HOẠCH

Triển khai tháng hành động vì trẻ em năm 2016

Thực hiện Công văn 1315/UBND-KGVX ngày 05/5/2016 của UBND tỉnh Sơn La về việc triển khai Tháng hành động vì trẻ em năm 2016; Công văn số 383-CV/HU ngày 20/4/2016 của Thường trực huyện ủy Mộc Châu về việc thực hiện Công văn số 738-CV/TU ngày 11/4/2016 của Thường trực tỉnh ủy.

Uỷ ban nhân dân huyện Mộc Châu ban hành Kế hoạch triển khai tháng hành động vì trẻ em năm 2016 với chủ đề “Vì cuộc sống an toàn, chống tai nạn, thương tích cho trẻ em” trên địa bàn huyện Mộc Châu với những nội dung sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

- Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ, chính quyền các cấp, các ngành, gia đình và xã hội về ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác bảo vệ chăm sóc trẻ em nói chung; công tác phòng, chống tại nạn, thương tích trẻ em nói riêng, tạo môi trường sống an toàn, lành mạnh cho trẻ em.

- Thực hiện hiệu quả các chính sách, chương trình; nhằm giảm thiểu tình trạng trẻ em bị mắc và tử vong do tai nạn thương tích.

- Tạo điều kiện để mọi trẻ em, đặc biệt trẻ em vùng sâu, vùng xa, trẻ em sống gần vùng sông nước, trục đường giao thông có một kỳ nghỉ hè an toàn, vui tươi và lành mạnh.

- Tháng hành động vì trẻ em năm 2016 được tổ chức với nhiều hình thức đa dạng, phong phú, các hoạt động thiết thực có hiệu quả nhân kỷ niệm ngày Quốc tế thiếu nhi 1/6, lồng ghép với các chương trình bảo vệ, chăm sóc trẻ em.

II. NỘI DUNG

1. Chủ đề: “Vì cuộc sống an toàn, phòng, chống tai nạn, thương tích cho trẻ em”

Tai nạn, thương tích trẻ em là vấn đề mang tính toàn cầu, mỗi ngày trên thế giới, hàng nghìn trẻ em bị tử vong do tại nạn, thương tích. Ở Việt Nam trung bình mỗi ngày có gần 20 gia đình chịu sự mất mát, đau thương vì sự ra đi của trẻ em do tai nạn, thương tích. Tai nạn, thương tích cũng là nguyên nhân hàng đầu gây nên khuyết tật có thể kéo dài suốt cuộc đời trẻ em.

Trong những năm qua, các cấp, các ngành và địa phương đã có nhiều giải pháp về phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em. Tuy vậy, tình hình tai nạn, thương tích trẻ em ở huyện vẫn còn cao. Nguyên nhân chính gây tử vong do tai nạn, thương tích ở trẻ em là do tai nạn giao thông đường bộ và tai nạn đuối nước, nhiều gia đình vẫn chưa có nhận thức và kỹ năng phòng ngừa tai nạn, thương tích cho trẻ em dẫn đến những cái chết không đang có. Ý thực chấp hành pháp luật về phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em, đặc biệt là việc chấp hành pháp luật về an toàn giao thông của một bộ phận người dân chưa cao.

Việc lựa chọn chủ đề: “Vì cuộc sống an toàn, phòng, chống tai nạn, thương tích cho trẻ em” nhằm tiếp tục nâng cao hơn nữa nhận thức, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân và trẻ em trong việc phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em nhằm kiểm soát tình hình tai nạn, thương tích trẻ em, đặc biệt là tai nạn đuối nước và tai nạn giao thông, đảm bảo cho trẻ em được sống trong môi trường an toàn, lành mạnh.

2. Khẩu hiệu truyền thông

“Phòng, chống tai nạn, thương tích cho trẻ em là bảo đảm quyền được sống của trẻ em”.

“Hãy tạo cho trẻ em một môi trường sống an toàn, không tai nạn, thương tích”.

“Xây dựng Ngôi nhà an toàn, Trường học an toàn, Cộng đồng an toàn để mọi trẻ em, gia đình có cuộc sống bình yên, hạnh phúc”.

“Hãy cho trẻ em học bơi, học kỹ năng an toàn dưới nước và mặc áo phao khi tham gia giao thông đường thủy”.

“Hãy đội mũ bảo hiểm cho trẻ em khi tham gia giao thông bằng xe máy”.

“An toàn cho con, hạnh phúc cho cha mẹ”.

3. Tổ chức các hoạt động truyền thông

3.1. Hoạt động truyền thông

- Tăng cường công tác truyền thông về phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em nói chung, đặc biệt là phòng, chống tai nạn, thương đuối nước và tai nạn giao thông cho trẻ em; vận động sử dụng mũ bảo hiểm cho trẻ em khi tham gia giao thông bằng xe máy; sử dụng áo phao, cặp phao khi trẻ em tham gia giao thông bằng các phương tiện giao thông đường thủy,..

- Xây dựng, phổ biến các khẩu hiệu, thông điệp, phóng sự, tài liệu, áp phích, băng zôn…về phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em trong Tháng hành động vì trẻ em.

- Phối hợp tổ chức giải bơi truyền thống thanh thiếu niên nhi đồng và  năm 2016.

- Cung cấp tài liệu, thông tin liên quan đến chủ đề, nội dung Tháng hành động vì trẻ em cho các cơ quan thông tin đại chúng.

- Phối hợp với các ban, ngành và Đài Truyền thanh - Truyền hình huyện phổ biến rộng rãi về chủ đề, các hoạt động, sáng kiến phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em trong Tháng hành động vì trẻ em.

3.2. Tổ chức các hoạt động vận động xã hội

- Vận động, kêu gọi các tổ chức, cá nhân ủng hộ nguồn lực cho Quỹ Bảo trợ trẻ em các cấp để xây dựng các công trình phúc lợi, các công trình trường, lớp học, nhà bán trú, cơ sở vật chất, thiết bị vui chơi giải trí , sân chơi cho trẻ em tại cộng đồng, trường học.

- Vận động xây dựng Ngôi nhà an toàn, Trường học an toàn, Cộng đồng an toàn. Cải tạo môi trường sống bảo đảm an toàn phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em.

- Thăm, tặng quà, trao học bổng, đỡ đầu, trợ giúp trẻ em nghèo, trẻ em chịu ảnh hưởng bởi tai nạn, thương tích.

- Hỗ trợ phẫu thuật, chỉnh hình, phục hồi chức năng, tư vấn tâm lý cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, trẻ em chịu ảnh hưởng bởi tai nạn, thương tích; vận động tổ chức, cá nhân đỡ đầu, giúp đỡ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.

4. Khuyến khích các cơ quan, đơn vị, UBND các xã, thị trấn tổ chức các hoạt động nhằm khích lệ sự tham gia của trẻ em.

- Tổ chức diễn đàn trẻ em các cấp để trẻ em có kiến nghị, sáng kiến về phòng, chống tai nạn, thương tích cho trẻ em.

- Tổ chức các cuộc thi về phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em: Viết vẽ, sáng tác thông điệp và tìm hiểu về phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em.

- Tổ chức các lớp dạy bơi, trang bị các kỹ năng an toàn trong môi trường nước, an toàn khi tham gia giao thông.

- Tổ chức các hoạt động văn hóa vui chơi, giải trí, thể dục, thể thao, du lịch, tham quan an toàn, lành mạnh cho trẻ em trong dịp hè.

- Tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ em kỹ năng tự bảo vệ mình, phòng chống tai nạn, thương tích (đặc biệt các tai nạn giao thông, đuối nước), tham gia giao thông an toàn, học bơi, sơ cứu người bị tai nạn, thương tích…

- Giáo dục, hướng dẫn trẻ em kiến thức, kỹ năng thực hiện quyền tham gia làm việc nhóm, bày tỏ ý kiến phù hợp với lứa tuổi, đặc biệt là trong dịp nghỉ hè tổ chức và khuyến khích trẻ em tham gia các hoạt động vui chơi, an toàn, lành mạnh.

- Tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí cho trẻ em thông qua các hình thức như: Thi các trò chơi dân gian, các giải bóng đá, cầu lông, đá cầu, bóng bàn, cờ vua... nhằm thu hút và phát huy quyền tham gia của trẻ em, góp phần hạn chế trẻ em sa đà vào các trò chơi mang tính bạo lực, tham gia các vụ việc gây mất trật tự nơi công cộng và các tệ nạn xã hội khác.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội

- Tham mưu cho UBND huyện ban hành kế hoạch triển khai Tháng hành động vì trẻ em năm 2016; hướng dẫn, tổ chức triển khai Tháng hành động vì trẻ em năm 2016.

- Phối hợp với Phòng Văn hóa - Thông tin; Trung tâm Văn hóa thể thao và Du lịch; Phòng Giáo dục và Đào tạo, Huyện đoàn triển khai các hoạt động Tháng hành động vì trẻ em.

- Phối hợp với Sở Lao động - TB&XH trao học bổng cho trẻ em nghèo, trẻ em có hoàn cảnh đặc biêt khó khăn; hỗ trợ phẫu thuật, chỉnh hình cho trẻ em khuyết tật, trẻ em bị bệnh tim bẩm sinh, giúp đỡ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.

- Phối hợp tổ chức các hoạt động truyền thông, các chương trình, phóng sự, tin về hoạt động bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em qua từng giai đoạn.

- Theo dõi, giám sát quá trình thực hiện kế hoạch và báo cáo kết quả Tháng hành động vì trẻ em.

2. Phòng Giáo dục và Đào tạo

- Chỉ đạo công tác tuyên truyền, giáo dục, phổ biến kiến thức về thực hiện quyền tham gia của trẻ em cho học sinh, giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục.

 - Chỉ đạo các nhà trường chuẩn bị cho trẻ em có kỳ nghỉ hè an toàn, lành mạnh; giáo dục trẻ em kỹ năng thực hiện quyền tham gia, kỹ năng phòng, tránh các nguy cơ xâm hại, bạo lực, tránh các tệ nạn xã hội, phòng tránh tai nạn thương tích; kỹ năng tham gia giao thông an toàn, sơ cứu người bị tai nạn, thương tích…

3. Phòng Y tế

- Chỉ đạo, hướng dẫn chuyên môn, kỹ thuật trong việc thực hiện cấp cứu, điều trị cho trẻ em bị tai nạn, thương tích. Nâng cao năng lực cho cán bộ y tế các tuyến cơ sở, y tế trường học về kiến thức, kỹ thuật sơ cứu ban đầu trước khi đến bệnh viện, chăm sóc chấn thương và phục hồi chức năng cho trẻ em bị tai nạn, thương tích.

- Hướng dẫn rộng rãi toàn dân sử dụng thuốc chữa bệnh an toàn và bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng, chống ngộ độc thức ăn; theo dõi, tổng hợp phân loại các tai nạn thương tích xảy ra.

- Chỉ đạo đảm bảo việc cung cấp đủ thuốc có chất lượng phục vụ việc phòng bệnh, chữa bệnh cho trẻ em; điều kiện và chất lượng phòng bệnh, khám bệnh, phát hiện bệnh, chữa bệnh, cấp cứu và vận chuyển cấp cứu.

 4. Công an huyện

- Chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện các biện pháp phòng tránh tai nạn, thương tích trong giao thông đường bộ.

- Phối hợp với các cơ quan có liên quan quản lý, giáo dục trẻ em vi phạm pháp luật; xử lý nghiêm khắc các hành vi vi phạm quyền và lợi ích của trẻ em theo quy định của pháp luật.

- Quán triệt thực hiện nghiêm túc Chương trình hành động quốc gia vì trẻ em giai đoạn 2012- 2020 theo Quyết định 1555/QĐ-TTg ngày 17/10/2012 của Thủ tướng Chính phủ trong lực lượng Công an, từng bước ngăn chặn và giảm dần số vụ bạo lực, xâm hại trẻ em trong phạm vi toàn quốc.

5. Phòng Văn hóa và Thông tin, Trung tâm Văn hoá - Thể thao huyện

- Chỉ đạo, hướng dẫn việc sử dụng thư viện, câu lạc bộ, nhà văn hoá, điểm vui chơi, giải trí, cơ sở thể dục, thể thao dành cho trẻ em; tạo điều kiện cho trẻ em thăm quan danh lam, thắng cảnh, sử dụng các cơ sở thể dục, thể thao; tổ chức các hoạt động văn hoá, vui chơi, giải trí cho trẻ em.

- Đẩy mạnh và đổi mới các hoạt động phổ biến, tuyên truyền chủ chương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em và thực hiện các quyền trẻ em; tăng cường nội dung thông tin phục vụ nhu cầu văn hóa, văn nghệ, vui chơi, giải trí cho trẻ em trong dịp hè.

- Kiểm tra, thanh tra các hoạt động, sản phẩm, phương tiện thông tin, truyền thông dành cho trẻ em và có liên quan đến bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.

6. Đề nghị UBMTTQ huyện, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Đoàn Thanh niên và  các tổ chức đoàn thể huyện

- Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình chủ động tham gia thực hiện Kế hoạch, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức về phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em.

- Vận động các tổ chức thành viên, các tổ chức hội, đoàn thẻ cấp dưới triển khai các hoạt động hưởng ứng “Tháng hành động vì trẻ em” tại đơn vị: Tặng quà cho trẻ em trong ngành có thành tích cao trong học tập, tổ chức vui chơi giải trí với các hoạt động thiết thực bổ ích cho trẻ em nhân ngày Quốc tế Thiếu nhi 1/6, vận động cán bộ công nhân viên chức quyên góp tiền và vật chất ủng hộ trẻ em vùng sâu, vùng xa đầu tư xây dựng các công trình phúc lợi, khu vui chơi giải trí phục vụ nhu cầu của trẻ em.         

- Phát động và triển khai đến cấp cơ sở địa bàn dân cư phong trào “Toàn dân chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em” trong cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư”. Hướng dẫn, đánh giá nội dung chăm sóc, giáo dục bảo vệ trẻ em của Ban công tác Mặt trận vào cuối năm 2016.

- Chỉ đạo các cấp Hội, đoàn thể tổ chức các hoạt động truyền thông giáo dục hội viên tổ chức cuộc sống gia đình ấm no, hạnh phúc; phát triển kinh tế bảo đảm nguồn thực phẩm; phòng, chống suy dinh dưỡng cho bà mẹ, trẻ em và chăm sóc, giáo dục con tốt; có trách nhiệm tạo mọi điều kiện cho trẻ em được học tập, chăm sóc sức khoẻ, vui chơi, giải trí thực hiện đầy đủ các quyền và bổn phận trẻ em.

- Vận động hội viên, đoàn viên đưa trẻ đi học đúng độ tuổi, không để trẻ em bỏ học; phối hợp với các tổ chức doanh nghiệp tặng sách vở, quần áo, trao học bổng cho các em học sinh nghèo; trẻ em được khám bệnh và được chăm sóc sức khoẻ; không để trẻ em lao động trong môi trường nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; tham gia xây dựng ngôi nhà an toàn ở nông thôn.

7. Uỷ ban nhân dân các xã, thị trấn

- Xây dựng kế hoạch triển khai tháng hành động vì trẻ em năm 2016;  hoạt động thiết thực tham gia phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em.

- Tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì trẻ em năm 2016 với quy mô, hình thức phù hợp với điều kiện địa phương, trong thời gian từ ngày 25/5 đến ngày 01/6/2016.

- Vận động ủng hộ xây dựng quỹ bảo trợ trẻ em các cấp, kết hợp trao học bổng, thăm hỏi tặng quà cho các đối tượng trẻ em, con em các gia đình chính sách, trẻ em nghèo vượt khó đạt thành tích cao trong học tập.

- Chỉ đạo các bản, tiểu khu tích cực vận động hưởng ứng phong trào xây dựng nếp sống văn hóa, gia đình văn hóa, chủ động phòng chống các tệ nạn xã hội ngay tại gia đình và cộng đồng. Tổ chức các hoạt động vui chơi giải trí cho trẻ em trong dịp hè. Thăm hỏi tặng quà cho trẻ em nghèo và gia đình chính sách. Biểu dương những gia đình chấp hành tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính phủ, pháp luật của Nhà nước về bảo vệ, chăm sóc trẻ em.

- Tổng hợp báo cáo kết quả các hoạt động “Tháng hành động vì trẻ em” của xã, thị trấn gửi về Phòng Lao động - TB&XH trước ngày 24/6/2016 để tổng hợp báo cáo UBND huyện và Sở Lao động - TB&XH.

          Trên đây là kế hoạch triển khai Tháng hành động vì trẻ em năm 2016 trên địa bàn huyện Mộc Châu. Uỷ ban nhân huyện yêu cầu các cơ quan, đơn vị, các tổ chức hội, đoàn thể huyện, Uỷ ban nhân dân các xã, thị trấn tổ chức triển khai thực hiện. Trong quá trình triển khai có khó khăn, vướng mắc đề nghị phản ánh về Uỷ ban nhân dân huyện (qua Phòng Lao động - TB&XH) để kịp thời giải quyết./.

Nơi nhận:

- TT HU, HĐND huyện;

- CT, PCT UBND huyện (V/X);

- Các cơ quan liên quan;

- CVVP HĐND - UBND huyện (V/X);

- UBND các xã, thị trấn;

- Lưu: VT, LĐ (C) 26b.

TM. UỶ BAN NHÂN DÂN

KT. CHỦ TỊCH

PHÓ CHỦ TỊCH

 

 

 

 

Nguyễn Thị Hoa

 

 

 

 

UỶ BAN NHÂN DÂN

HUYỆN MỘC CHÂU

 

 

Số: 759/KH-UBND

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

 

Mộc Châu, ngày 23 tháng 5 năm 2016

 

KẾ HOẠCH

Triển khai tháng hành động vì trẻ em năm 2016

Thực hiện Công văn 1315/UBND-KGVX ngày 05/5/2016 của UBND tỉnh Sơn La về việc triển khai Tháng hành động vì trẻ em năm 2016; Công văn số 383-CV/HU ngày 20/4/2016 của Thường trực huyện ủy Mộc Châu về việc thực hiện Công văn số 738-CV/TU ngày 11/4/2016 của Thường trực tỉnh ủy.

Uỷ ban nhân dân huyện Mộc Châu ban hành Kế hoạch triển khai tháng hành động vì trẻ em năm 2016 với chủ đề “Vì cuộc sống an toàn, chống tai nạn, thương tích cho trẻ em” trên địa bàn huyện Mộc Châu với những nội dung sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

- Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ, chính quyền các cấp, các ngành, gia đình và xã hội về ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác bảo vệ chăm sóc trẻ em nói chung; công tác phòng, chống tại nạn, thương tích trẻ em nói riêng, tạo môi trường sống an toàn, lành mạnh cho trẻ em.

- Thực hiện hiệu quả các chính sách, chương trình; nhằm giảm thiểu tình trạng trẻ em bị mắc và tử vong do tai nạn thương tích.

- Tạo điều kiện để mọi trẻ em, đặc biệt trẻ em vùng sâu, vùng xa, trẻ em sống gần vùng sông nước, trục đường giao thông có một kỳ nghỉ hè an toàn, vui tươi và lành mạnh.

- Tháng hành động vì trẻ em năm 2016 được tổ chức với nhiều hình thức đa dạng, phong phú, các hoạt động thiết thực có hiệu quả nhân kỷ niệm ngày Quốc tế thiếu nhi 1/6, lồng ghép với các chương trình bảo vệ, chăm sóc trẻ em.

II. NỘI DUNG

1. Chủ đề: “Vì cuộc sống an toàn, phòng, chống tai nạn, thương tích cho trẻ em”

Tai nạn, thương tích trẻ em là vấn đề mang tính toàn cầu, mỗi ngày trên thế giới, hàng nghìn trẻ em bị tử vong do tại nạn, thương tích. Ở Việt Nam trung bình mỗi ngày có gần 20 gia đình chịu sự mất mát, đau thương vì sự ra đi của trẻ em do tai nạn, thương tích. Tai nạn, thương tích cũng là nguyên nhân hàng đầu gây nên khuyết tật có thể kéo dài suốt cuộc đời trẻ em.

Trong những năm qua, các cấp, các ngành và địa phương đã có nhiều giải pháp về phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em. Tuy vậy, tình hình tai nạn, thương tích trẻ em ở huyện vẫn còn cao. Nguyên nhân chính gây tử vong do tai nạn, thương tích ở trẻ em là do tai nạn giao thông đường bộ và tai nạn đuối nước, nhiều gia đình vẫn chưa có nhận thức và kỹ năng phòng ngừa tai nạn, thương tích cho trẻ em dẫn đến những cái chết không đang có. Ý thực chấp hành pháp luật về phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em, đặc biệt là việc chấp hành pháp luật về an toàn giao thông của một bộ phận người dân chưa cao.

Việc lựa chọn chủ đề: “Vì cuộc sống an toàn, phòng, chống tai nạn, thương tích cho trẻ em” nhằm tiếp tục nâng cao hơn nữa nhận thức, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân và trẻ em trong việc phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em nhằm kiểm soát tình hình tai nạn, thương tích trẻ em, đặc biệt là tai nạn đuối nước và tai nạn giao thông, đảm bảo cho trẻ em được sống trong môi trường an toàn, lành mạnh.

2. Khẩu hiệu truyền thông

“Phòng, chống tai nạn, thương tích cho trẻ em là bảo đảm quyền được sống của trẻ em”.

“Hãy tạo cho trẻ em một môi trường sống an toàn, không tai nạn, thương tích”.

“Xây dựng Ngôi nhà an toàn, Trường học an toàn, Cộng đồng an toàn để mọi trẻ em, gia đình có cuộc sống bình yên, hạnh phúc”.

“Hãy cho trẻ em học bơi, học kỹ năng an toàn dưới nước và mặc áo phao khi tham gia giao thông đường thủy”.

“Hãy đội mũ bảo hiểm cho trẻ em khi tham gia giao thông bằng xe máy”.

“An toàn cho con, hạnh phúc cho cha mẹ”.

3. Tổ chức các hoạt động truyền thông

3.1. Hoạt động truyền thông

- Tăng cường công tác truyền thông về phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em nói chung, đặc biệt là phòng, chống tai nạn, thương đuối nước và tai nạn giao thông cho trẻ em; vận động sử dụng mũ bảo hiểm cho trẻ em khi tham gia giao thông bằng xe máy; sử dụng áo phao, cặp phao khi trẻ em tham gia giao thông bằng các phương tiện giao thông đường thủy,..

- Xây dựng, phổ biến các khẩu hiệu, thông điệp, phóng sự, tài liệu, áp phích, băng zôn…về phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em trong Tháng hành động vì trẻ em.

- Phối hợp tổ chức giải bơi truyền thống thanh thiếu niên nhi đồng và  năm 2016.

- Cung cấp tài liệu, thông tin liên quan đến chủ đề, nội dung Tháng hành động vì trẻ em cho các cơ quan thông tin đại chúng.

- Phối hợp với các ban, ngành và Đài Truyền thanh - Truyền hình huyện phổ biến rộng rãi về chủ đề, các hoạt động, sáng kiến phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em trong Tháng hành động vì trẻ em.

3.2. Tổ chức các hoạt động vận động xã hội

- Vận động, kêu gọi các tổ chức, cá nhân ủng hộ nguồn lực cho Quỹ Bảo trợ trẻ em các cấp để xây dựng các công trình phúc lợi, các công trình trường, lớp học, nhà bán trú, cơ sở vật chất, thiết bị vui chơi giải trí , sân chơi cho trẻ em tại cộng đồng, trường học.

- Vận động xây dựng Ngôi nhà an toàn, Trường học an toàn, Cộng đồng an toàn. Cải tạo môi trường sống bảo đảm an toàn phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em.

- Thăm, tặng quà, trao học bổng, đỡ đầu, trợ giúp trẻ em nghèo, trẻ em chịu ảnh hưởng bởi tai nạn, thương tích.

- Hỗ trợ phẫu thuật, chỉnh hình, phục hồi chức năng, tư vấn tâm lý cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, trẻ em chịu ảnh hưởng bởi tai nạn, thương tích; vận động tổ chức, cá nhân đỡ đầu, giúp đỡ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.

4. Khuyến khích các cơ quan, đơn vị, UBND các xã, thị trấn tổ chức các hoạt động nhằm khích lệ sự tham gia của trẻ em.

- Tổ chức diễn đàn trẻ em các cấp để trẻ em có kiến nghị, sáng kiến về phòng, chống tai nạn, thương tích cho trẻ em.

- Tổ chức các cuộc thi về phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em: Viết vẽ, sáng tác thông điệp và tìm hiểu về phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em.

- Tổ chức các lớp dạy bơi, trang bị các kỹ năng an toàn trong môi trường nước, an toàn khi tham gia giao thông.

- Tổ chức các hoạt động văn hóa vui chơi, giải trí, thể dục, thể thao, du lịch, tham quan an toàn, lành mạnh cho trẻ em trong dịp hè.

- Tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ em kỹ năng tự bảo vệ mình, phòng chống tai nạn, thương tích (đặc biệt các tai nạn giao thông, đuối nước), tham gia giao thông an toàn, học bơi, sơ cứu người bị tai nạn, thương tích…

- Giáo dục, hướng dẫn trẻ em kiến thức, kỹ năng thực hiện quyền tham gia làm việc nhóm, bày tỏ ý kiến phù hợp với lứa tuổi, đặc biệt là trong dịp nghỉ hè tổ chức và khuyến khích trẻ em tham gia các hoạt động vui chơi, an toàn, lành mạnh.

- Tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí cho trẻ em thông qua các hình thức như: Thi các trò chơi dân gian, các giải bóng đá, cầu lông, đá cầu, bóng bàn, cờ vua... nhằm thu hút và phát huy quyền tham gia của trẻ em, góp phần hạn chế trẻ em sa đà vào các trò chơi mang tính bạo lực, tham gia các vụ việc gây mất trật tự nơi công cộng và các tệ nạn xã hội khác.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội

- Tham mưu cho UBND huyện ban hành kế hoạch triển khai Tháng hành động vì trẻ em năm 2016; hướng dẫn, tổ chức triển khai Tháng hành động vì trẻ em năm 2016.

- Phối hợp với Phòng Văn hóa - Thông tin; Trung tâm Văn hóa thể thao và Du lịch; Phòng Giáo dục và Đào tạo, Huyện đoàn triển khai các hoạt động Tháng hành động vì trẻ em.

- Phối hợp với Sở Lao động - TB&XH trao học bổng cho trẻ em nghèo, trẻ em có hoàn cảnh đặc biêt khó khăn; hỗ trợ phẫu thuật, chỉnh hình cho trẻ em khuyết tật, trẻ em bị bệnh tim bẩm sinh, giúp đỡ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.

- Phối hợp tổ chức các hoạt động truyền thông, các chương trình, phóng sự, tin về hoạt động bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em qua từng giai đoạn.

- Theo dõi, giám sát quá trình thực hiện kế hoạch và báo cáo kết quả Tháng hành động vì trẻ em.

2. Phòng Giáo dục và Đào tạo

- Chỉ đạo công tác tuyên truyền, giáo dục, phổ biến kiến thức về thực hiện quyền tham gia của trẻ em cho học sinh, giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục.

 - Chỉ đạo các nhà trường chuẩn bị cho trẻ em có kỳ nghỉ hè an toàn, lành mạnh; giáo dục trẻ em kỹ năng thực hiện quyền tham gia, kỹ năng phòng, tránh các nguy cơ xâm hại, bạo lực, tránh các tệ nạn xã hội, phòng tránh tai nạn thương tích; kỹ năng tham gia giao thông an toàn, sơ cứu người bị tai nạn, thương tích…

3. Phòng Y tế

- Chỉ đạo, hướng dẫn chuyên môn, kỹ thuật trong việc thực hiện cấp cứu, điều trị cho trẻ em bị tai nạn, thương tích. Nâng cao năng lực cho cán bộ y tế các tuyến cơ sở, y tế trường học về kiến thức, kỹ thuật sơ cứu ban đầu trước khi đến bệnh viện, chăm sóc chấn thương và phục hồi chức năng cho trẻ em bị tai nạn, thương tích.

- Hướng dẫn rộng rãi toàn dân sử dụng thuốc chữa bệnh an toàn và bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng, chống ngộ độc thức ăn; theo dõi, tổng hợp phân loại các tai nạn thương tích xảy ra.

- Chỉ đạo đảm bảo việc cung cấp đủ thuốc có chất lượng phục vụ việc phòng bệnh, chữa bệnh cho trẻ em; điều kiện và chất lượng phòng bệnh, khám bệnh, phát hiện bệnh, chữa bệnh, cấp cứu và vận chuyển cấp cứu.

 4. Công an huyện

- Chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện các biện pháp phòng tránh tai nạn, thương tích trong giao thông đường bộ.

- Phối hợp với các cơ quan có liên quan quản lý, giáo dục trẻ em vi phạm pháp luật; xử lý nghiêm khắc các hành vi vi phạm quyền và lợi ích của trẻ em theo quy định của pháp luật.

- Quán triệt thực hiện nghiêm túc Chương trình hành động quốc gia vì trẻ em giai đoạn 2012- 2020 theo Quyết định 1555/QĐ-TTg ngày 17/10/2012 của Thủ tướng Chính phủ trong lực lượng Công an, từng bước ngăn chặn và giảm dần số vụ bạo lực, xâm hại trẻ em trong phạm vi toàn quốc.

5. Phòng Văn hóa và Thông tin, Trung tâm Văn hoá - Thể thao huyện

- Chỉ đạo, hướng dẫn việc sử dụng thư viện, câu lạc bộ, nhà văn hoá, điểm vui chơi, giải trí, cơ sở thể dục, thể thao dành cho trẻ em; tạo điều kiện cho trẻ em thăm quan danh lam, thắng cảnh, sử dụng các cơ sở thể dục, thể thao; tổ chức các hoạt động văn hoá, vui chơi, giải trí cho trẻ em.

- Đẩy mạnh và đổi mới các hoạt động phổ biến, tuyên truyền chủ chương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em và thực hiện các quyền trẻ em; tăng cường nội dung thông tin phục vụ nhu cầu văn hóa, văn nghệ, vui chơi, giải trí cho trẻ em trong dịp hè.

- Kiểm tra, thanh tra các hoạt động, sản phẩm, phương tiện thông tin, truyền thông dành cho trẻ em và có liên quan đến bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.

6. Đề nghị UBMTTQ huyện, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Đoàn Thanh niên và  các tổ chức đoàn thể huyện

- Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình chủ động tham gia thực hiện Kế hoạch, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức về phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em.

- Vận động các tổ chức thành viên, các tổ chức hội, đoàn thẻ cấp dưới triển khai các hoạt động hưởng ứng “Tháng hành động vì trẻ em” tại đơn vị: Tặng quà cho trẻ em trong ngành có thành tích cao trong học tập, tổ chức vui chơi giải trí với các hoạt động thiết thực bổ ích cho trẻ em nhân ngày Quốc tế Thiếu nhi 1/6, vận động cán bộ công nhân viên chức quyên góp tiền và vật chất ủng hộ trẻ em vùng sâu, vùng xa đầu tư xây dựng các công trình phúc lợi, khu vui chơi giải trí phục vụ nhu cầu của trẻ em.         

- Phát động và triển khai đến cấp cơ sở địa bàn dân cư phong trào “Toàn dân chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em” trong cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư”. Hướng dẫn, đánh giá nội dung chăm sóc, giáo dục bảo vệ trẻ em của Ban công tác Mặt trận vào cuối năm 2016.

- Chỉ đạo các cấp Hội, đoàn thể tổ chức các hoạt động truyền thông giáo dục hội viên tổ chức cuộc sống gia đình ấm no, hạnh phúc; phát triển kinh tế bảo đảm nguồn thực phẩm; phòng, chống suy dinh dưỡng cho bà mẹ, trẻ em và chăm sóc, giáo dục con tốt; có trách nhiệm tạo mọi điều kiện cho trẻ em được học tập, chăm sóc sức khoẻ, vui chơi, giải trí thực hiện đầy đủ các quyền và bổn phận trẻ em.

- Vận động hội viên, đoàn viên đưa trẻ đi học đúng độ tuổi, không để trẻ em bỏ học; phối hợp với các tổ chức doanh nghiệp tặng sách vở, quần áo, trao học bổng cho các em học sinh nghèo; trẻ em được khám bệnh và được chăm sóc sức khoẻ; không để trẻ em lao động trong môi trường nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; tham gia xây dựng ngôi nhà an toàn ở nông thôn.

7. Uỷ ban nhân dân các xã, thị trấn

- Xây dựng kế hoạch triển khai tháng hành động vì trẻ em năm 2016;  hoạt động thiết thực tham gia phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em.

- Tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì trẻ em năm 2016 với quy mô, hình thức phù hợp với điều kiện địa phương, trong thời gian từ ngày 25/5 đến ngày 01/6/2016.

- Vận động ủng hộ xây dựng quỹ bảo trợ trẻ em các cấp, kết hợp trao học bổng, thăm hỏi tặng quà cho các đối tượng trẻ em, con em các gia đình chính sách, trẻ em nghèo vượt khó đạt thành tích cao trong học tập.

- Chỉ đạo các bản, tiểu khu tích cực vận động hưởng ứng phong trào xây dựng nếp sống văn hóa, gia đình văn hóa, chủ động phòng chống các tệ nạn xã hội ngay tại gia đình và cộng đồng. Tổ chức các hoạt động vui chơi giải trí cho trẻ em trong dịp hè. Thăm hỏi tặng quà cho trẻ em nghèo và gia đình chính sách. Biểu dương những gia đình chấp hành tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính phủ, pháp luật của Nhà nước về bảo vệ, chăm sóc trẻ em.

- Tổng hợp báo cáo kết quả các hoạt động “Tháng hành động vì trẻ em” của xã, thị trấn gửi về Phòng Lao động - TB&XH trước ngày 24/6/2016 để tổng hợp báo cáo UBND huyện và Sở Lao động - TB&XH.

          Trên đây là kế hoạch triển khai Tháng hành động vì trẻ em năm 2016 trên địa bàn huyện Mộc Châu. Uỷ ban nhân huyện yêu cầu các cơ quan, đơn vị, các tổ chức hội, đoàn thể huyện, Uỷ ban nhân dân các xã, thị trấn tổ chức triển khai thực hiện. Trong quá trình triển khai có khó khăn, vướng mắc đề nghị phản ánh về Uỷ ban nhân dân huyện (qua Phòng Lao động - TB&XH) để kịp thời giải quyết./.

Nơi nhận:

- TT HU, HĐND huyện;

- CT, PCT UBND huyện (V/X);

- Các cơ quan liên quan;

- CVVP HĐND - UBND huyện (V/X);

- UBND các xã, thị trấn;

- Lưu: VT, LĐ (C) 26b.

TM. UỶ BAN NHÂN DÂN

KT. CHỦ TỊCH

PHÓ CHỦ TỊCH

 

 

 

 

Nguyễn Thị Hoa

 

 

 

 

THÔNG TIN CHỈ ĐẠO ĐIỀU HÀNH
Đăng nhập
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1