Top slide banner
Kế hoạch Triển khai thực hiện Chương trình giải quyết việc làm huyện Mộc Châu năm 2016

UỶ BAN NHÂN DÂN

HUYỆN MỘC CHÂU

 

 

Số: 576/KH-UBND

 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

 

Mộc Châu, ngày 15  tháng 4  năm 2016

       

KẾ HOẠCH

Triển khai thực hiện Chương trình giải quyết việc làm

huyện Mộc Châu năm 2016

 

 

Căn cứ Kế hoạch số 36/KH-UBND ngày 17/03/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La về việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 124/NQ-HĐND ngày 10/12/2015 của Hội đồng nhân dân tỉnh Sơn La về Chương trình giải quyết việc làm tỉnh Sơn La giai đoạn 2016 - 2020;

Thực hiện Kế hoạch số 38/KH-UBND ngày 18/03/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La về Chương trình việc làm tỉnh Sơn La năm 2016;

Ủy ban nhân dân huyện Mộc Châu xây dựng Kế hoạch thực hiện Chương trình giải quyết việc làm năm 2016 trên địa bàn huyện như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

Giải quyết việc làm với phương châm tạo việc làm cho người lao động thông qua chuyển dịch cơ cấu kinh tế, mùa vụ, cây trồng, vật nuôi. Tạo điều kiện thuận lợi để người lao động tự tạo việc làm và tìm kiếm việc làm thông qua các chương trình như xuất khẩu lao động và làm việc tại các khu cụm công nghiệp trong và ngoài tỉnh.

2. Yêu cầu

          - Các cấp, các ngành từ huyện đến cơ sở cần tập chung mọi nguồn lực, điều kiện cho phép để thực hiện hiệu quả Chương trình giải quyết việc làm của mỗi địa phương nói riêng và của huyện nói chung.

          - Các cơ quan liên quan; các xã, thị trấn điều tra, rà soát nắm bắt nhu cầu học nghề của người lao động, nhu cầu sử dụng lao động để giải quyết việc làm, nhu cầu cung ứng lao động của các doanh nghiệp, ngành nghề cần đào tạo… để xây dựng đào tạo nghề, giải quyết việc làm sát với thực tiễn.

- Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các hội đoàn thể xây dựng kế hoạch giúp đỡ đoàn viên, hội viên bằng các hình thức đa dạng phong phú sáng tạo để nâng cao trình độ nghề, tạo việc làm giúp nhân dân giảm nghèo bền vững.

- Phấn đấu năm 2016 giải quyết việc làm mới cho 1.627 lao động gồm:

+ Giải quyết việc làm từ chương trình phát triển kinh tế xã hội: 1.340 lao động (Trong đó: Nông, lâm, ngư nghiệp 310 lao động; công nghiệp 330 lao động; xây dựng 200 lao động; thương mại 400; du lịch 100 lao động).

+ Giải quyết việc làm từ cho vay vốn giải quyết việc làm: 172 lao động.

+ Giải quyết việc làm từ xuất khẩu lao động: 15 lao động.

+ Cung ứng lao động cho các khu công nghiệp ngoài huyện: 100 lao động.

- Giảm tỷ lệ lao động thất nghiệp và lao động chưa có việc làm khu vực thành thị ở mức 5%; ổn định tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở khu vực nông thôn ở mức trên 90%.

II. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM NĂM 2016

1. Giải quyết việc làm từ phát triển kinh tế - xã hội

1.1. Phát triển nông, lâm, ngư nghiệp

Duy trì tốc độ tăng trưởng ổn định và bền vững về lĩnh vực nông, lâm nghiệp và thủy sản thực hiện có hiệu quả chương trình xây dựng nông thôn mới.

- Trồng trọt: Bảo đảm đủ giống, phân bón, thuốc phòng bệnh cho cây trồng; đẩy mạnh thâm canh tăng vụ, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và đưa các giống mới phù hợp với điều kiện tự nhiên của huyện vào sản xuất. Phát triển trồng rau, củ, quả hoa màu và cây chè phù hợp tiêu chuẩn VIETGAP ở các vùng có điều kiện. Đẩy mạnh sản xuất lương thực theo hướng sản xuất hàng hóa; phấn đấu giảm dần diện tích cây lương thực trên đất dốc, phát triển cây công nghiệp, cây ăn quả có lợi thế theo hướng hình thành các vùng nguyên liệu chuyên canh phù hợp với quy hoạch được duyệt gắn với công nghiệp chế biến, tiêu thụ sản phẩm. Khuyến khích tập trung ruộng đất, đẩy mạnh phát triển sản xuất hàng hoá quy mô lớn với năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh cao.

- Chăn nuôi: Đẩy mạnh phát triển chăn nuôi theo hướng hiệu quả, bền vững và an toàn thực phẩm gắn với phát triển cơ sở chế biến, giết mổ tập trung. Phát triển đàn bò thịt nhốt chuồng gắn với trồng cỏ để có năng suất chất lượng, đáp ứng nhu cầu thịt, da. Đẩy mạnh phát triển chăn nuôi bò sữa gắn với phát triển đồng cỏ, trồng cây ngô làm thức ăn ủ ướp tại các xã có điều kiện; chủ động xây dựng các biện pháp phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm.

- Bảo vệ và phát triển rừng: Tăng cường bảo vệ khôi phục và phát triển vốn rừng; thực hiện có hiệu quả chương trình phát triển rừng nguyên liệu tre gắn với công nghiệp chế biến ván tre ép. Tiếp tục triển khai dự án quy hoạch và bảo vệ khoanh nuôi phát triển rừng huyện Mộc Châu giai đoạn 2012 - 2020.

- Thuỷ sản: Khuyến khích khai thác diện tích mặt nước và tăng số hộ nuôi trồng thuỷ sản, đặc biệt là nuôi trồng thuỷ sản lồng bè tại các xã dọc sông Đà, nhân rộng mô hình nuôi các loại thuỷ sản đặc sản có hiệu quả kinh tế cao như cá hồi, cá tầm.

- Đánh giá xây dựng mô hình nông nghiệp ở các xã, thị trấn để nhân diện nhằm đẩy mạnh phát triển tiềm năng, lợi thế ở mỗi vùng. Tiếp tục quan tâm phát triển mô hình trồng cây Sơn Tra, cây cam Vinh ở xã Lóng Sập, Chiềng Khừa, Chiềng Sơn, Chiềng Hắc, Tân Lập và Tân Hợp. Nâng cao trình độ, kiến thức về khoa học kỹ thuật cho người lao động phục vụ phát triển nông, lâm, ngư nghiệp. Thực hiện giải quyết việc làm gắn với đào tạo nghề cho lao động nông thôn.

1.2. Phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp

- Duy trì ổn định tốc độ tăng trưởng ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp theo hướng tích cực đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của sản phẩm, tăng hiệu quả sản xuất và sức cạnh tranh của doanh nghiệp.

- Tiếp tục tập trung đầu tư xây dựng hạ tầng cụm công nghiệp Mộc Châu, khuyến khích và tạo điều kiện để các nhà đầu tư phát triển mới các cơ sở chế biến nông, lâm sản, thực phẩm...

- Ưu tiên phát triển tiểu thủ công nghiệp và các ngành nghề truyền thống ở nông thôn. Khai thác tốt tiềm năng hiện có; tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện để các doanh nghiệp đẩy nhanh tiến độ, hoàn thành và đưa vào vận hành các nhà máy thuỷ điện, chế biến nông sản, sản xuất vật liệu xây dựng...

1.3. Đầu tư xây dựng

- Nâng cao hiệu quả công tác quản lý đầu tư xây dựng, tăng cường công tác xúc tiến đầu tư, khuyến khích, thu hút các nhà đầu tư có tiềm năng đầu tư vào xây dựng các công trình thuỷ điện vừa và nhỏ, xây dựng các nhà máy sản xuất chế biến tại các cụm, khu công nghiệp, khu du lịch, khu vui chơi giải trí...

- Đầu tư kết cấu cơ sở hạ tầng tại các vùng sản xuất hàng hoá trọng điểm, phát triển và nâng cấp mạng lưới giao thông, đầu tư các dự án thuỷ lợi, kiên cố hoá trường, lớp học, hệ thống kênh mương, xây dựng và nâng cấp khu đô thị tại trung tâm huyện.

1.4. Phát triển thương mại, dịch vụ

- Thúc đẩy phát triển các ngành dịch vụ đi đôi với nâng cao chất lượng và khả năng cạnh tranh. Tập trung phát triển các ngành dịch vụ có thế mạnh, lợi thế so sánh và có giá trị gia tăng cao đặc biệt là những ngành dịch vụ phục vụ hoạt động du lịch.

- Xây dựng và hình thành hệ thống dịch vụ phục vụ cho sản xuất, cung ứng vật tư, hàng hoá, văn hoá, thể thao. Phát triển mạnh dịch vụ vận tải, đáp ứng nhu cầu đi lại và vận chuyển hàng hoá và đảm bảo cung ứng đầy đủ các loại hàng hoá thiết yếu phục vụ sản xuất, đời sống nhân dân.

- Mở rộng mạng lưới dịch vụ trong nông thôn, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thực hiện chương trình đưa hàng Việt Nam về nông thôn.

1.5. Phát triển du lịch

- Đẩy mạnh xúc tiến, quảng bá du lịch, khai thác có hiệu quả các tiềm năng du lịch; đa dạng hoá sản phẩm du lịch, tạo ra sản phẩm độc đáo, mang đậm nét văn hoá các dân tộc huyện Mộc Châu. Tạo ra nhiều loại hình du lịch thu hút du khách như du lịch phát triển cộng đồng, du lịch nông hộ, du lịch trải nghiệm với hộ trồng chè, chăn nuôi bò sữa, du lịch khám phá, du lịch mạo hiểm...; khôi phục và khai thác các lễ hội văn hoá truyền thống; tạo điều kiện thúc đẩy sản xuất và bán hàng lưu niệm phục vụ du lịch; nâng cao chất lượng phục vụ, đa dạng hóa các loại hình nghỉ dưỡng, liên kết các kết các loại hình nghỉ dưỡng với chuỗi nhà hàng ẩm thực, khu vui chơi giải trí... để tăng tỷ lệ khách du lịch quay trở lại.

- Thực hiện bước đột phá về phát triển du lịch, tập trung thực hiện các giải pháp tháo gỡ những tồn tại, hạn chế về phát triển du lịch hiện nay. Nghiên cứu ban hành quy định cụ thể về công tác quản lý hoạt động thương mại - du lịch, dịch vụ trong các khu, điểm du lịch; kêu gọi thu hút đầu tư và tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư phát triển du lịch nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái, du lịch văn hoá lịch sử ...

2. Giải quyết việc làm từ hoạt động xuất khẩu lao động

Triển khai thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ đối với người lao động đi xuất khẩu lao động. Tuyên truyền chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về xuất khẩu lao động đến người lao động, phối hợp với các đơn vị hoạt động xuất khẩu lao động tổ chức giáo dục, định hướng nâng cao nhận thức, ý thức của người lao động tham gia xuất khẩu lao động.

3. Giải quyết việc làm từ hoạt động đưa lao động đi làm việc tại các khu Công nghiệp ngoài tỉnh

Phối hợp với trung tâm giới thiệu việc làm của tỉnh tổ chức tư vấn, giới thiệu các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp có năng lực trong sản xuất kinh doanh đảm bảo thu nhập cho người lao động tiếp cận tìm kiếm việc làm.

4. Giải quyết việc làm từ hoạt động cho vay vốn giải quyết việc làm

- Thực hiện việc cho các cơ sở sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp vừa và nhỏ, người lao động được vay vốn với lãi xuất ưu đãi từ quỹ giải quyết việc làm, để đầu tư phát triển, mở rộng sản xuất, tạo việc làm ổn định cho người lao động trong doanh nghiệp và thu hút thêm lao động vào làm việc tại doanh nghiệp.

- Thực hiện cho vay ủy thác đối với các tổ chức chính trị - xã hội thông qua Ngân hàng Chính sách xã hội.

III. THỜI GIAN THỰC HIỆN

1. Giai đoạn 1: Tháng 4 năm 2016

- Xây dựng kế hoạch chi tiết triển khai thực hiện Chương trình giải quyết việc làm năm 2016.

- Phổ biến, tuyên truyền về Chương trình giải quyết việc làm năm 2016 của huyện.

2. Giai đoạn 2: Từ tháng 5 đến tháng 9 năm 2016

- Các phòng, ban chuyên môn; các xã, thị trấn căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ tổ chức triển khai thực hiện chương trình theo kế hoạch đề ra.

- Khảo sát điều tra thông tin biến động Cung - Cầu lao động trên địa bàn toàn huyện, tổng hợp thông tin báo cáo UBND huyện (qua Phòng Lao động - TB&XH).

- Kiểm tra, giám sát việc tổ chức thực hiện Chương trình giải quyết việc làm năm 2016 tại cơ sở.

3. Giai đoạn 3: Từ tháng 10 đến tháng 12 năm 2016

- Các đơn vị tổng hợp báo cáo đánh giá kết quả công tác giải quyết việc làm 9 tháng và dự kiến kết quả cả năm tại cơ sở gửi về UBND huyện (qua Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội trước ngày 10 tháng 10 năm 2016).

- Tổng hợp xây dựng báo cáo của huyện về kết quả triển khai thực hiện Chương trình giải quyết việc làm năm 2016.

- Tiếp tục thực hiện Chương trình việc làm năm 2016 theo kế hoạch đề ra.

IV. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền

- Tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về lao động việc làm và chương trình giải quyết việc làm của huyện trên các phương tiện thông tin đại chúng, đặc biệt khai thác tốt hệ thống truyền thanh tại các bản, tiểu khu, nâng cao nhận thức của người lao động và người sử dụng lao động về các lĩnh vực phát triển kinh tế - xã hội, gắn với giải quyết việc làm, tích cực tham gia vào chương trình giải quyết việc làm của huyện, chủ động tạo thêm việc làm, tự tạo việc làm cho bản thân và thu hút lao động vào làm việc.

- Nâng cao nhận thức đối với các ngành, các cấp, các tổ chức chính trị xã hội và nhân dân trong công tác giải quyết việc làm. Giải quyết việc làm là nhiệm vụ có tính chiến lược, gắn liền với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội là trách nhiệm của toàn xã hội.  

2. Tạo việc làm thông qua nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

- Khai thác có hiệu quả cơ sở dạy nghề hiện có, đồng thời đầu tư nâng cấp trang thiết bị, cơ sở vật chất Trung tâm Giáo dục thường xuyên - Hướng nghiệp và Dạy nghề huyện. Định hướng cho chương trình dạy nghề mở rộng ngành nghề đào tạo gắn đào tạo với việc làm và nhu cầu xã hội.

- Tập trung đào tạo các nghề phục vụ cho chương trình phát triển nông thôn mới và các ngành nghề đáp ứng yêu cầu thị trường lao động xuất khẩu; mở rộng đào tạo các nghề phù hợp với đặc điểm của người lao động.

3. Tạo việc làm thông qua đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội trên mọi lĩnh vực

- Tăng cường các hoạt động thu hút đầu tư, thương mại, du lịch, dịch vụ theo hướng chủ động tích cực, bảo đảm hiệu quả. Ưu tiên bố trí ngân sách thực hiện các hoạt động thu hút đầu tư vào địa bàn huyện. Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tổ chức các hoạt động thương mại đưa hàng Việt Nam đến các xã vùng sâu, vùng đặc biệt khó khăn với phương châm người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam.

- Thực hiện các biện pháp tháo gỡ khó khăn, tạo mọi điều kiện thuận lợi để khuyến khích sản xuất đối với các lĩnh vực, sản phẩm có lợi thế của huyện như sản phẩm chè, sữa. Tập trung chỉ đạo UBND các xã, thị trấn, doanh nghiệp và hộ nông dân thực hiện tốt Quyết định số 2389/QĐ-UBND ngày 01/9/2009 của UBND tỉnh Sơn La về việc Ban hành quy định quản lý vùng nguyên liệu, sản xuất, chế biến chè trên địa bàn huyện.

- Thực hiện đúng các quy trình thủ tục hành chính liên quan đến sản xuất, kinh doanh, nhất là thủ tục về cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, thủ tục đầu tư xây dựng, thu nộp thuế... thuộc thẩm quyền.

4. Tạo việc làm thông qua các dự án vay vốn từ quỹ Quốc gia giải quyết việc làm

- Ưu tiên cho các dự án, cơ sở sản xuất kinh doanh làm ăn có hiệu quả, khả thi, dựa trên thu nhập hàng năm, chứ không căn cứ vào diện tích cây trồng, vật nuôi để vay vốn, dự án vay vốn tạo việc làm theo đúng mục đích, hiệu quả của chương trình.

- Tổ chức cho những người thất nghiệp, thiếu việc làm vay vốn tạo việc làm mới, có hiệu quả hơn, gắn với hình thức khuyến công, khuyến nông, hướng dẫn cách làm ăn cho nông dân và phát triển ngành nghề.

- Tăng cường công tác kiểm tra giám sát trong lĩnh vực giải quyết việc làm, để từ đó có cái nhìn toàn diện về công tác giải quyết việc làm, đánh giá hiệu quả của dự án vay vốn. Tranh thủ sự hỗ trợ về nguồn kinh phí giải quyết việc làm và đào tạo nghề từ Sở Lao động - TB&XH đáp ứng nhu cầu vay vốn cho người lao động.

5. Tạo việc làm thông qua xuất khẩu lao động

- Đẩy mạnh hơn nữa công tác chỉ đạo của các cấp uỷ đảng, chính quyền địa phương, đặc biệt là sự quan tâm chỉ đạo của đảng ủy, chính quyền cơ sở về chương trình xuất khẩu lao động, đẩy mạnh tuyên truyền chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước về xuất khẩu lao động trên các phương tiện thông tin đại chúng; Chỉ đạo các hội đoàn thể cơ sở chủ động đưa chương trình xuất khẩu lao động vào nội dung sinh hoạt.

- Chủ động tạo nguồn lao động tham gia xuất khẩu lao động, lập danh sách những người đăng ký tham gia xuất khẩu lao động giới thiệu cho các đơn vị hoạt động xuất khẩu lao động.

- Tiếp tục phối hợp với các đơn vị có liên quan lựa chọn các doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu lao động có uy tín, thị trường phù hợp với trình độ, năng lực của người lao động trong tỉnh.

6. Tạo việc làm thông qua tư vấn, liên kết cung ứng lao động đi làm việc ngoài tỉnh

 - Cung cấp thông tin, tạo điều kiện cho người lao động tiếp cận với thị trường lao động để tìm kiếm việc làm. Phối hợp với Trung tâm giới thiệu việc làm của tỉnh tổ chức hội nghị tư vấn, giới thiệu các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp có năng lực trong sản xuất kinh doanh đảm bảo thu nhập cho người lao động trên địa bàn huyện tiếp cận tìm kiếm việc làm.

- Tập trung vào công tác đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn lao động, trang bị kiến thức, trình độ chuyên môn kỹ thuật, ngành nghề tạo thuận lợi cho người lao động tìm việc làm.

7. Tạo việc làm thông qua phát triển thị trường lao động, thông tin thị trường lao động

- Tổ chức điều tra, cập nhật thông tin biến động năm 2015 về lao động việc làm trên địa bàn huyện, nhằm đánh giá các chỉ tiêu tỷ lệ thất nghiệp, cập nhật các thông tin về biến động lao động việc làm.

- Nâng cao chất lượng, hiệu quả của các dịch vụ giới thiệu, tư vấn việc làm cho người lao động.

- Hỗ trợ tư vấn giới thiệu việc làm, cung cấp thông tin về thị trường lao động thông qua trung tâm giới thiệu việc làm và mở rộng đến cơ sở để người lao động tìm việc thuận lợi.

- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát thực hiện pháp luật lao động, nghị quyết về giải quyết việc làm trên địa bàn.

V. KINH PHÍ THỰC HIỆN

1. Các nguồn vốn đầu tư phát triển; Nguồn vốn hỗ trợ tái định cư Thuỷ điện Sơn La Đề án 1460 và các nguồn hỗ trợ khác được duyệt trong dự toán thu chi ngân sách của huyện năm 2016.

2. Nguồn Quỹ quốc gia giải quyết việc làm, nguồn Quỹ giải quyết việc làm tỉnh.

3. Kinh phí điều tra cung cầu lao động của huyện năm 2016.

4. Kinh phí đầu tư cho xây dựng Trung tâm Giáo dục thường xuyên - Hướng nghiệp và Dạy nghề huyện, kinh phí đào tạo nghề cho lao động nông thôn.

5. Kinh phí hoạt động giám sát, tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ làm công tác giảm nghèo năm 2015.

VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội

- Chịu trách nhiệm quản lý chương trình; tổng hợp báo cáo định kỳ theo quy định. Chỉ đạo cán bộ Lao động -TB&XH các xã, thị trấn thực hiện việc quản lý hồ sơ, theo dõi, đánh giá công tác giải quyết việc làm.

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan, nghiên cứu các chính sách và các chương trình, giải pháp liên quan đến công tác giải quyết việc làm cho người lao động, củng cố nâng cao chất lượng, giới thiệu việc làm trên địa bàn.

- Phối hợp với Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện, quản lý và sử dụng nguồn vốn vay Quỹ Quốc gia giải quyết việc làm có hiệu quả.

- Phối hợp với UBND các xã, thị trấn rà soát, tổng hợp độ tuổi, nhu cầu việc làm của lao động tại địa phương. Tuyên truyền sâu rộng cho các hộ gia đình trong địa phương biết về các ngành, nghề có nhu cầu tuyển dụng.

- Tổ chức kiểm tra, giám sát, tổng hợp, đánh giá kết quả thực hiện chương trình giải quyết việc làm huyện Mộc Châu năm 2016, định kỳ hoặc đột xuất báo cáo Uỷ ban nhân dân huyện.

2. Phòng Tài chính - Kế hoạch

- Phối hợp với các ngành liên quan tổ chức lồng ghép các chương trình, dự án, đề án, có liên quan gắn với chương trình giải quyết việc làm; cung cấp thông tin về hoạt động các doanh nghiệp trên địa bàn.

- Tham mưu trình Uỷ ban nhân dân huyện bố trí kinh phí cho chương trình giải quyết việc làm của huyện để thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách; hướng dẫn, giám sát việc sử dụng kinh phí đúng mục đích, có hiệu quả.

3. Phòng Văn hóa và Thông tin

- Chỉ đạo Trung tâm Văn hóa – Thể thao, Đài Truyền thanh - Truyền hình huyện tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền về lĩnh vực lao động việc làm và dạy nghề, tổ chức đưa tin, bài, nhân rộng các tấm gương điển hình tiên tiến, mô hình mới, cách làm hay, có hiệu quả qua các phương tiện truyền thông đại chúng.

- Đẩy mạnh hình thức tuyên truyền để người dân nâng cao nhận thức, có ý thức trách nhiệm cùng với chính quyền các cấp thực hiện có hiệu quả Chương trình giải quyết việc làm của huyện.

4. Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, phòng Kinh tế và Hạ tầng, phòng Dân tộc

Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ và chiến lược phát triển của ngành, có trách nhiệm chỉ đạo, triển khai thực hiện chương trình giải quyết việc làm của huyện năm 2016 thuộc lĩnh vực quản lý của ngành, gắn chương trình phát triển của ngành với chỉ tiêu tạo việc làm mới.

5. Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện

- Phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan trong hoạt động cho vay giải quyết việc làm, giảm nghèo và xuất khẩu lao động trên địa bàn huyện đảm bảo đúng đối tượng và đáp ứng nhu cầu vay của nhân dân; sử dụng các nguồn vốn vay có hiệu quả.

- Thẩm định, giải ngân, thu hồi, xử lý nguồn vốn vay giải quyết việc làm theo đúng quy định và thẩm quyền, giải ngân các dự án cho vay để giải quyết việc làm kịp thời; không để tồn đọng vốn.

6. Uỷ ban Mặt trấn Tổ quốc Việt Nam huyện và các tổ chức chính trị - xã hội huyện.

-Phối hợp thực hiện tốt chương trình, vận động đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân về ý thức học nghề, chọn ngành nghề và duy trì các ngành nghề.

- Tích cực tham gia thực hiện kế hoạch, thực hiện có hiệu quả các chính sách có liên quan đến việc làm và người lao động.

7. Uỷ ban nhân dân các xã, thị trấn

- Xây dựng kế hoạch chi tiết và tổ chức thực hiện Chương trình giải quyết việc làm năm 2016 của huyện tại cơ sở; thực hiện lồng ghép các chương trình phát triển kinh tế, hỗ trợ chuyển đổi ngành nghề, di dân tái định cư trên địa bàn với giải quyết việc làm.

- Tăng cường hoạt động truyền thông, tuyên truyền các chủ trương chính sách của nhà nước về việc làm, để người lao động hiểu rõ và sẵn sàng tham gia, tạo điều kiện giải quyết các thủ tục hành chính kịp thời, nhanh chóng cho người lao động đi tìm việc làm. Đồng thời phối hợp với các doanh nghiệp, công ty làm tốt công tác tuyển chọn lao động đi làm việc tại địa phương.

- Chỉ đạo các bộ phận chuyên môn của xã, thị trấn phối hợp với các ngành có liên quan triển khai thực hiện có hiệu quả Chương trình giải quyết việc làm năm 2016 của huyện phù hợp với chương trình phát triển kinh tế của cơ sở.

- Phối hợp tổ chức đào tạo các nghề phục vụ cho chương trình phát triển nông nghiệp, nông thôn và các ngành nghề theo từng nhóm đối tượng đáp ứng yêu cầu thị trường lao động

- Tổ chức, chỉ đạo triển khai cập nhật thông tin cung, cầu lao động tại các bản, tiểu khu trong địa bàn quản lý.

- Thực hiện báo cáo định kỳ 9 tháng, một năm hoặc đột xuất với Uỷ ban nhân dân huyện (qua Phòng Lao động - TB&XH huyện) việc triển khai Chương trình việc làm năm 2016 của địa phương.

Trên đây là kế hoạch giải quyết việc làm năm 2016, UBND huyện yêu cầu Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan và Chủ tịch UBND các xã, thị trấn chỉ đạo việc tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch và nghiêm túc thực hiện chế độ thông tin báo cáo./.

 

Nơi nhận:

- UBND tỉnh (b/c);

- Sở Lao động - TB&XH (b/c);                                                                                                                                                                                                      

- Thường trực huyện ủy (b/c);

- Thường trực HĐND huyện (b/c);

- Lãnh đạo UBND huyện;

- UBMTTQVN, Liên Đoàn Lao động, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh, Hội Chữ thập đỏ, Đoàn TNCSHCM huyện;                                                                                                 

- Các cơ quan, đơn vị có liên quan;

- UBND các xã, thị trấn;

- Ban BT cổng TTĐT huyện;   

- Lưu: VT, LĐ (50 bản).

TM. UỶ BAN NHÂN DÂN

KT. CHỦ TỊCH

PHÓ CHỦ TỊCH

 

 

 

 

Nguyễn Thị Hoa

UỶ BAN NHÂN DÂN

HUYỆN MỘC CHÂU

 

 

Số: 576/KH-UBND

 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

 

Mộc Châu, ngày 15  tháng 4  năm 2016

       

KẾ HOẠCH

Triển khai thực hiện Chương trình giải quyết việc làm

huyện Mộc Châu năm 2016

 

 

Căn cứ Kế hoạch số 36/KH-UBND ngày 17/03/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La về việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 124/NQ-HĐND ngày 10/12/2015 của Hội đồng nhân dân tỉnh Sơn La về Chương trình giải quyết việc làm tỉnh Sơn La giai đoạn 2016 - 2020;

Thực hiện Kế hoạch số 38/KH-UBND ngày 18/03/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La về Chương trình việc làm tỉnh Sơn La năm 2016;

Ủy ban nhân dân huyện Mộc Châu xây dựng Kế hoạch thực hiện Chương trình giải quyết việc làm năm 2016 trên địa bàn huyện như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

Giải quyết việc làm với phương châm tạo việc làm cho người lao động thông qua chuyển dịch cơ cấu kinh tế, mùa vụ, cây trồng, vật nuôi. Tạo điều kiện thuận lợi để người lao động tự tạo việc làm và tìm kiếm việc làm thông qua các chương trình như xuất khẩu lao động và làm việc tại các khu cụm công nghiệp trong và ngoài tỉnh.

2. Yêu cầu

          - Các cấp, các ngành từ huyện đến cơ sở cần tập chung mọi nguồn lực, điều kiện cho phép để thực hiện hiệu quả Chương trình giải quyết việc làm của mỗi địa phương nói riêng và của huyện nói chung.

          - Các cơ quan liên quan; các xã, thị trấn điều tra, rà soát nắm bắt nhu cầu học nghề của người lao động, nhu cầu sử dụng lao động để giải quyết việc làm, nhu cầu cung ứng lao động của các doanh nghiệp, ngành nghề cần đào tạo… để xây dựng đào tạo nghề, giải quyết việc làm sát với thực tiễn.

- Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các hội đoàn thể xây dựng kế hoạch giúp đỡ đoàn viên, hội viên bằng các hình thức đa dạng phong phú sáng tạo để nâng cao trình độ nghề, tạo việc làm giúp nhân dân giảm nghèo bền vững.

- Phấn đấu năm 2016 giải quyết việc làm mới cho 1.627 lao động gồm:

+ Giải quyết việc làm từ chương trình phát triển kinh tế xã hội: 1.340 lao động (Trong đó: Nông, lâm, ngư nghiệp 310 lao động; công nghiệp 330 lao động; xây dựng 200 lao động; thương mại 400; du lịch 100 lao động).

+ Giải quyết việc làm từ cho vay vốn giải quyết việc làm: 172 lao động.

+ Giải quyết việc làm từ xuất khẩu lao động: 15 lao động.

+ Cung ứng lao động cho các khu công nghiệp ngoài huyện: 100 lao động.

- Giảm tỷ lệ lao động thất nghiệp và lao động chưa có việc làm khu vực thành thị ở mức 5%; ổn định tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở khu vực nông thôn ở mức trên 90%.

II. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM NĂM 2016

1. Giải quyết việc làm từ phát triển kinh tế - xã hội

1.1. Phát triển nông, lâm, ngư nghiệp

Duy trì tốc độ tăng trưởng ổn định và bền vững về lĩnh vực nông, lâm nghiệp và thủy sản thực hiện có hiệu quả chương trình xây dựng nông thôn mới.

- Trồng trọt: Bảo đảm đủ giống, phân bón, thuốc phòng bệnh cho cây trồng; đẩy mạnh thâm canh tăng vụ, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và đưa các giống mới phù hợp với điều kiện tự nhiên của huyện vào sản xuất. Phát triển trồng rau, củ, quả hoa màu và cây chè phù hợp tiêu chuẩn VIETGAP ở các vùng có điều kiện. Đẩy mạnh sản xuất lương thực theo hướng sản xuất hàng hóa; phấn đấu giảm dần diện tích cây lương thực trên đất dốc, phát triển cây công nghiệp, cây ăn quả có lợi thế theo hướng hình thành các vùng nguyên liệu chuyên canh phù hợp với quy hoạch được duyệt gắn với công nghiệp chế biến, tiêu thụ sản phẩm. Khuyến khích tập trung ruộng đất, đẩy mạnh phát triển sản xuất hàng hoá quy mô lớn với năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh cao.

- Chăn nuôi: Đẩy mạnh phát triển chăn nuôi theo hướng hiệu quả, bền vững và an toàn thực phẩm gắn với phát triển cơ sở chế biến, giết mổ tập trung. Phát triển đàn bò thịt nhốt chuồng gắn với trồng cỏ để có năng suất chất lượng, đáp ứng nhu cầu thịt, da. Đẩy mạnh phát triển chăn nuôi bò sữa gắn với phát triển đồng cỏ, trồng cây ngô làm thức ăn ủ ướp tại các xã có điều kiện; chủ động xây dựng các biện pháp phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm.

- Bảo vệ và phát triển rừng: Tăng cường bảo vệ khôi phục và phát triển vốn rừng; thực hiện có hiệu quả chương trình phát triển rừng nguyên liệu tre gắn với công nghiệp chế biến ván tre ép. Tiếp tục triển khai dự án quy hoạch và bảo vệ khoanh nuôi phát triển rừng huyện Mộc Châu giai đoạn 2012 - 2020.

- Thuỷ sản: Khuyến khích khai thác diện tích mặt nước và tăng số hộ nuôi trồng thuỷ sản, đặc biệt là nuôi trồng thuỷ sản lồng bè tại các xã dọc sông Đà, nhân rộng mô hình nuôi các loại thuỷ sản đặc sản có hiệu quả kinh tế cao như cá hồi, cá tầm.

- Đánh giá xây dựng mô hình nông nghiệp ở các xã, thị trấn để nhân diện nhằm đẩy mạnh phát triển tiềm năng, lợi thế ở mỗi vùng. Tiếp tục quan tâm phát triển mô hình trồng cây Sơn Tra, cây cam Vinh ở xã Lóng Sập, Chiềng Khừa, Chiềng Sơn, Chiềng Hắc, Tân Lập và Tân Hợp. Nâng cao trình độ, kiến thức về khoa học kỹ thuật cho người lao động phục vụ phát triển nông, lâm, ngư nghiệp. Thực hiện giải quyết việc làm gắn với đào tạo nghề cho lao động nông thôn.

1.2. Phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp

- Duy trì ổn định tốc độ tăng trưởng ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp theo hướng tích cực đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của sản phẩm, tăng hiệu quả sản xuất và sức cạnh tranh của doanh nghiệp.

- Tiếp tục tập trung đầu tư xây dựng hạ tầng cụm công nghiệp Mộc Châu, khuyến khích và tạo điều kiện để các nhà đầu tư phát triển mới các cơ sở chế biến nông, lâm sản, thực phẩm...

- Ưu tiên phát triển tiểu thủ công nghiệp và các ngành nghề truyền thống ở nông thôn. Khai thác tốt tiềm năng hiện có; tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện để các doanh nghiệp đẩy nhanh tiến độ, hoàn thành và đưa vào vận hành các nhà máy thuỷ điện, chế biến nông sản, sản xuất vật liệu xây dựng...

1.3. Đầu tư xây dựng

- Nâng cao hiệu quả công tác quản lý đầu tư xây dựng, tăng cường công tác xúc tiến đầu tư, khuyến khích, thu hút các nhà đầu tư có tiềm năng đầu tư vào xây dựng các công trình thuỷ điện vừa và nhỏ, xây dựng các nhà máy sản xuất chế biến tại các cụm, khu công nghiệp, khu du lịch, khu vui chơi giải trí...

- Đầu tư kết cấu cơ sở hạ tầng tại các vùng sản xuất hàng hoá trọng điểm, phát triển và nâng cấp mạng lưới giao thông, đầu tư các dự án thuỷ lợi, kiên cố hoá trường, lớp học, hệ thống kênh mương, xây dựng và nâng cấp khu đô thị tại trung tâm huyện.

1.4. Phát triển thương mại, dịch vụ

- Thúc đẩy phát triển các ngành dịch vụ đi đôi với nâng cao chất lượng và khả năng cạnh tranh. Tập trung phát triển các ngành dịch vụ có thế mạnh, lợi thế so sánh và có giá trị gia tăng cao đặc biệt là những ngành dịch vụ phục vụ hoạt động du lịch.

- Xây dựng và hình thành hệ thống dịch vụ phục vụ cho sản xuất, cung ứng vật tư, hàng hoá, văn hoá, thể thao. Phát triển mạnh dịch vụ vận tải, đáp ứng nhu cầu đi lại và vận chuyển hàng hoá và đảm bảo cung ứng đầy đủ các loại hàng hoá thiết yếu phục vụ sản xuất, đời sống nhân dân.

- Mở rộng mạng lưới dịch vụ trong nông thôn, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thực hiện chương trình đưa hàng Việt Nam về nông thôn.

1.5. Phát triển du lịch

- Đẩy mạnh xúc tiến, quảng bá du lịch, khai thác có hiệu quả các tiềm năng du lịch; đa dạng hoá sản phẩm du lịch, tạo ra sản phẩm độc đáo, mang đậm nét văn hoá các dân tộc huyện Mộc Châu. Tạo ra nhiều loại hình du lịch thu hút du khách như du lịch phát triển cộng đồng, du lịch nông hộ, du lịch trải nghiệm với hộ trồng chè, chăn nuôi bò sữa, du lịch khám phá, du lịch mạo hiểm...; khôi phục và khai thác các lễ hội văn hoá truyền thống; tạo điều kiện thúc đẩy sản xuất và bán hàng lưu niệm phục vụ du lịch; nâng cao chất lượng phục vụ, đa dạng hóa các loại hình nghỉ dưỡng, liên kết các kết các loại hình nghỉ dưỡng với chuỗi nhà hàng ẩm thực, khu vui chơi giải trí... để tăng tỷ lệ khách du lịch quay trở lại.

- Thực hiện bước đột phá về phát triển du lịch, tập trung thực hiện các giải pháp tháo gỡ những tồn tại, hạn chế về phát triển du lịch hiện nay. Nghiên cứu ban hành quy định cụ thể về công tác quản lý hoạt động thương mại - du lịch, dịch vụ trong các khu, điểm du lịch; kêu gọi thu hút đầu tư và tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư phát triển du lịch nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái, du lịch văn hoá lịch sử ...

2. Giải quyết việc làm từ hoạt động xuất khẩu lao động

Triển khai thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ đối với người lao động đi xuất khẩu lao động. Tuyên truyền chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về xuất khẩu lao động đến người lao động, phối hợp với các đơn vị hoạt động xuất khẩu lao động tổ chức giáo dục, định hướng nâng cao nhận thức, ý thức của người lao động tham gia xuất khẩu lao động.

3. Giải quyết việc làm từ hoạt động đưa lao động đi làm việc tại các khu Công nghiệp ngoài tỉnh

Phối hợp với trung tâm giới thiệu việc làm của tỉnh tổ chức tư vấn, giới thiệu các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp có năng lực trong sản xuất kinh doanh đảm bảo thu nhập cho người lao động tiếp cận tìm kiếm việc làm.

4. Giải quyết việc làm từ hoạt động cho vay vốn giải quyết việc làm

- Thực hiện việc cho các cơ sở sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp vừa và nhỏ, người lao động được vay vốn với lãi xuất ưu đãi từ quỹ giải quyết việc làm, để đầu tư phát triển, mở rộng sản xuất, tạo việc làm ổn định cho người lao động trong doanh nghiệp và thu hút thêm lao động vào làm việc tại doanh nghiệp.

- Thực hiện cho vay ủy thác đối với các tổ chức chính trị - xã hội thông qua Ngân hàng Chính sách xã hội.

III. THỜI GIAN THỰC HIỆN

1. Giai đoạn 1: Tháng 4 năm 2016

- Xây dựng kế hoạch chi tiết triển khai thực hiện Chương trình giải quyết việc làm năm 2016.

- Phổ biến, tuyên truyền về Chương trình giải quyết việc làm năm 2016 của huyện.

2. Giai đoạn 2: Từ tháng 5 đến tháng 9 năm 2016

- Các phòng, ban chuyên môn; các xã, thị trấn căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ tổ chức triển khai thực hiện chương trình theo kế hoạch đề ra.

- Khảo sát điều tra thông tin biến động Cung - Cầu lao động trên địa bàn toàn huyện, tổng hợp thông tin báo cáo UBND huyện (qua Phòng Lao động - TB&XH).

- Kiểm tra, giám sát việc tổ chức thực hiện Chương trình giải quyết việc làm năm 2016 tại cơ sở.

3. Giai đoạn 3: Từ tháng 10 đến tháng 12 năm 2016

- Các đơn vị tổng hợp báo cáo đánh giá kết quả công tác giải quyết việc làm 9 tháng và dự kiến kết quả cả năm tại cơ sở gửi về UBND huyện (qua Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội trước ngày 10 tháng 10 năm 2016).

- Tổng hợp xây dựng báo cáo của huyện về kết quả triển khai thực hiện Chương trình giải quyết việc làm năm 2016.

- Tiếp tục thực hiện Chương trình việc làm năm 2016 theo kế hoạch đề ra.

IV. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền

- Tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về lao động việc làm và chương trình giải quyết việc làm của huyện trên các phương tiện thông tin đại chúng, đặc biệt khai thác tốt hệ thống truyền thanh tại các bản, tiểu khu, nâng cao nhận thức của người lao động và người sử dụng lao động về các lĩnh vực phát triển kinh tế - xã hội, gắn với giải quyết việc làm, tích cực tham gia vào chương trình giải quyết việc làm của huyện, chủ động tạo thêm việc làm, tự tạo việc làm cho bản thân và thu hút lao động vào làm việc.

- Nâng cao nhận thức đối với các ngành, các cấp, các tổ chức chính trị xã hội và nhân dân trong công tác giải quyết việc làm. Giải quyết việc làm là nhiệm vụ có tính chiến lược, gắn liền với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội là trách nhiệm của toàn xã hội.  

2. Tạo việc làm thông qua nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

- Khai thác có hiệu quả cơ sở dạy nghề hiện có, đồng thời đầu tư nâng cấp trang thiết bị, cơ sở vật chất Trung tâm Giáo dục thường xuyên - Hướng nghiệp và Dạy nghề huyện. Định hướng cho chương trình dạy nghề mở rộng ngành nghề đào tạo gắn đào tạo với việc làm và nhu cầu xã hội.

- Tập trung đào tạo các nghề phục vụ cho chương trình phát triển nông thôn mới và các ngành nghề đáp ứng yêu cầu thị trường lao động xuất khẩu; mở rộng đào tạo các nghề phù hợp với đặc điểm của người lao động.

3. Tạo việc làm thông qua đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội trên mọi lĩnh vực

- Tăng cường các hoạt động thu hút đầu tư, thương mại, du lịch, dịch vụ theo hướng chủ động tích cực, bảo đảm hiệu quả. Ưu tiên bố trí ngân sách thực hiện các hoạt động thu hút đầu tư vào địa bàn huyện. Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tổ chức các hoạt động thương mại đưa hàng Việt Nam đến các xã vùng sâu, vùng đặc biệt khó khăn với phương châm người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam.

- Thực hiện các biện pháp tháo gỡ khó khăn, tạo mọi điều kiện thuận lợi để khuyến khích sản xuất đối với các lĩnh vực, sản phẩm có lợi thế của huyện như sản phẩm chè, sữa. Tập trung chỉ đạo UBND các xã, thị trấn, doanh nghiệp và hộ nông dân thực hiện tốt Quyết định số 2389/QĐ-UBND ngày 01/9/2009 của UBND tỉnh Sơn La về việc Ban hành quy định quản lý vùng nguyên liệu, sản xuất, chế biến chè trên địa bàn huyện.

- Thực hiện đúng các quy trình thủ tục hành chính liên quan đến sản xuất, kinh doanh, nhất là thủ tục về cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, thủ tục đầu tư xây dựng, thu nộp thuế... thuộc thẩm quyền.

4. Tạo việc làm thông qua các dự án vay vốn từ quỹ Quốc gia giải quyết việc làm

- Ưu tiên cho các dự án, cơ sở sản xuất kinh doanh làm ăn có hiệu quả, khả thi, dựa trên thu nhập hàng năm, chứ không căn cứ vào diện tích cây trồng, vật nuôi để vay vốn, dự án vay vốn tạo việc làm theo đúng mục đích, hiệu quả của chương trình.

- Tổ chức cho những người thất nghiệp, thiếu việc làm vay vốn tạo việc làm mới, có hiệu quả hơn, gắn với hình thức khuyến công, khuyến nông, hướng dẫn cách làm ăn cho nông dân và phát triển ngành nghề.

- Tăng cường công tác kiểm tra giám sát trong lĩnh vực giải quyết việc làm, để từ đó có cái nhìn toàn diện về công tác giải quyết việc làm, đánh giá hiệu quả của dự án vay vốn. Tranh thủ sự hỗ trợ về nguồn kinh phí giải quyết việc làm và đào tạo nghề từ Sở Lao động - TB&XH đáp ứng nhu cầu vay vốn cho người lao động.

5. Tạo việc làm thông qua xuất khẩu lao động

- Đẩy mạnh hơn nữa công tác chỉ đạo của các cấp uỷ đảng, chính quyền địa phương, đặc biệt là sự quan tâm chỉ đạo của đảng ủy, chính quyền cơ sở về chương trình xuất khẩu lao động, đẩy mạnh tuyên truyền chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước về xuất khẩu lao động trên các phương tiện thông tin đại chúng; Chỉ đạo các hội đoàn thể cơ sở chủ động đưa chương trình xuất khẩu lao động vào nội dung sinh hoạt.

- Chủ động tạo nguồn lao động tham gia xuất khẩu lao động, lập danh sách những người đăng ký tham gia xuất khẩu lao động giới thiệu cho các đơn vị hoạt động xuất khẩu lao động.

- Tiếp tục phối hợp với các đơn vị có liên quan lựa chọn các doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu lao động có uy tín, thị trường phù hợp với trình độ, năng lực của người lao động trong tỉnh.

6. Tạo việc làm thông qua tư vấn, liên kết cung ứng lao động đi làm việc ngoài tỉnh

 - Cung cấp thông tin, tạo điều kiện cho người lao động tiếp cận với thị trường lao động để tìm kiếm việc làm. Phối hợp với Trung tâm giới thiệu việc làm của tỉnh tổ chức hội nghị tư vấn, giới thiệu các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp có năng lực trong sản xuất kinh doanh đảm bảo thu nhập cho người lao động trên địa bàn huyện tiếp cận tìm kiếm việc làm.

- Tập trung vào công tác đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn lao động, trang bị kiến thức, trình độ chuyên môn kỹ thuật, ngành nghề tạo thuận lợi cho người lao động tìm việc làm.

7. Tạo việc làm thông qua phát triển thị trường lao động, thông tin thị trường lao động

- Tổ chức điều tra, cập nhật thông tin biến động năm 2015 về lao động việc làm trên địa bàn huyện, nhằm đánh giá các chỉ tiêu tỷ lệ thất nghiệp, cập nhật các thông tin về biến động lao động việc làm.

- Nâng cao chất lượng, hiệu quả của các dịch vụ giới thiệu, tư vấn việc làm cho người lao động.

- Hỗ trợ tư vấn giới thiệu việc làm, cung cấp thông tin về thị trường lao động thông qua trung tâm giới thiệu việc làm và mở rộng đến cơ sở để người lao động tìm việc thuận lợi.

- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát thực hiện pháp luật lao động, nghị quyết về giải quyết việc làm trên địa bàn.

V. KINH PHÍ THỰC HIỆN

1. Các nguồn vốn đầu tư phát triển; Nguồn vốn hỗ trợ tái định cư Thuỷ điện Sơn La Đề án 1460 và các nguồn hỗ trợ khác được duyệt trong dự toán thu chi ngân sách của huyện năm 2016.

2. Nguồn Quỹ quốc gia giải quyết việc làm, nguồn Quỹ giải quyết việc làm tỉnh.

3. Kinh phí điều tra cung cầu lao động của huyện năm 2016.

4. Kinh phí đầu tư cho xây dựng Trung tâm Giáo dục thường xuyên - Hướng nghiệp và Dạy nghề huyện, kinh phí đào tạo nghề cho lao động nông thôn.

5. Kinh phí hoạt động giám sát, tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ làm công tác giảm nghèo năm 2015.

VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội

- Chịu trách nhiệm quản lý chương trình; tổng hợp báo cáo định kỳ theo quy định. Chỉ đạo cán bộ Lao động -TB&XH các xã, thị trấn thực hiện việc quản lý hồ sơ, theo dõi, đánh giá công tác giải quyết việc làm.

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan, nghiên cứu các chính sách và các chương trình, giải pháp liên quan đến công tác giải quyết việc làm cho người lao động, củng cố nâng cao chất lượng, giới thiệu việc làm trên địa bàn.

- Phối hợp với Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện, quản lý và sử dụng nguồn vốn vay Quỹ Quốc gia giải quyết việc làm có hiệu quả.

- Phối hợp với UBND các xã, thị trấn rà soát, tổng hợp độ tuổi, nhu cầu việc làm của lao động tại địa phương. Tuyên truyền sâu rộng cho các hộ gia đình trong địa phương biết về các ngành, nghề có nhu cầu tuyển dụng.

- Tổ chức kiểm tra, giám sát, tổng hợp, đánh giá kết quả thực hiện chương trình giải quyết việc làm huyện Mộc Châu năm 2016, định kỳ hoặc đột xuất báo cáo Uỷ ban nhân dân huyện.

2. Phòng Tài chính - Kế hoạch

- Phối hợp với các ngành liên quan tổ chức lồng ghép các chương trình, dự án, đề án, có liên quan gắn với chương trình giải quyết việc làm; cung cấp thông tin về hoạt động các doanh nghiệp trên địa bàn.

- Tham mưu trình Uỷ ban nhân dân huyện bố trí kinh phí cho chương trình giải quyết việc làm của huyện để thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách; hướng dẫn, giám sát việc sử dụng kinh phí đúng mục đích, có hiệu quả.

3. Phòng Văn hóa và Thông tin

- Chỉ đạo Trung tâm Văn hóa – Thể thao, Đài Truyền thanh - Truyền hình huyện tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền về lĩnh vực lao động việc làm và dạy nghề, tổ chức đưa tin, bài, nhân rộng các tấm gương điển hình tiên tiến, mô hình mới, cách làm hay, có hiệu quả qua các phương tiện truyền thông đại chúng.

- Đẩy mạnh hình thức tuyên truyền để người dân nâng cao nhận thức, có ý thức trách nhiệm cùng với chính quyền các cấp thực hiện có hiệu quả Chương trình giải quyết việc làm của huyện.

4. Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, phòng Kinh tế và Hạ tầng, phòng Dân tộc

Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ và chiến lược phát triển của ngành, có trách nhiệm chỉ đạo, triển khai thực hiện chương trình giải quyết việc làm của huyện năm 2016 thuộc lĩnh vực quản lý của ngành, gắn chương trình phát triển của ngành với chỉ tiêu tạo việc làm mới.

5. Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện

- Phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan trong hoạt động cho vay giải quyết việc làm, giảm nghèo và xuất khẩu lao động trên địa bàn huyện đảm bảo đúng đối tượng và đáp ứng nhu cầu vay của nhân dân; sử dụng các nguồn vốn vay có hiệu quả.

- Thẩm định, giải ngân, thu hồi, xử lý nguồn vốn vay giải quyết việc làm theo đúng quy định và thẩm quyền, giải ngân các dự án cho vay để giải quyết việc làm kịp thời; không để tồn đọng vốn.

6. Uỷ ban Mặt trấn Tổ quốc Việt Nam huyện và các tổ chức chính trị - xã hội huyện.

-Phối hợp thực hiện tốt chương trình, vận động đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân về ý thức học nghề, chọn ngành nghề và duy trì các ngành nghề.

- Tích cực tham gia thực hiện kế hoạch, thực hiện có hiệu quả các chính sách có liên quan đến việc làm và người lao động.

7. Uỷ ban nhân dân các xã, thị trấn

- Xây dựng kế hoạch chi tiết và tổ chức thực hiện Chương trình giải quyết việc làm năm 2016 của huyện tại cơ sở; thực hiện lồng ghép các chương trình phát triển kinh tế, hỗ trợ chuyển đổi ngành nghề, di dân tái định cư trên địa bàn với giải quyết việc làm.

- Tăng cường hoạt động truyền thông, tuyên truyền các chủ trương chính sách của nhà nước về việc làm, để người lao động hiểu rõ và sẵn sàng tham gia, tạo điều kiện giải quyết các thủ tục hành chính kịp thời, nhanh chóng cho người lao động đi tìm việc làm. Đồng thời phối hợp với các doanh nghiệp, công ty làm tốt công tác tuyển chọn lao động đi làm việc tại địa phương.

- Chỉ đạo các bộ phận chuyên môn của xã, thị trấn phối hợp với các ngành có liên quan triển khai thực hiện có hiệu quả Chương trình giải quyết việc làm năm 2016 của huyện phù hợp với chương trình phát triển kinh tế của cơ sở.

- Phối hợp tổ chức đào tạo các nghề phục vụ cho chương trình phát triển nông nghiệp, nông thôn và các ngành nghề theo từng nhóm đối tượng đáp ứng yêu cầu thị trường lao động

- Tổ chức, chỉ đạo triển khai cập nhật thông tin cung, cầu lao động tại các bản, tiểu khu trong địa bàn quản lý.

- Thực hiện báo cáo định kỳ 9 tháng, một năm hoặc đột xuất với Uỷ ban nhân dân huyện (qua Phòng Lao động - TB&XH huyện) việc triển khai Chương trình việc làm năm 2016 của địa phương.

Trên đây là kế hoạch giải quyết việc làm năm 2016, UBND huyện yêu cầu Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan và Chủ tịch UBND các xã, thị trấn chỉ đạo việc tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch và nghiêm túc thực hiện chế độ thông tin báo cáo./.

 

Nơi nhận:

- UBND tỉnh (b/c);

- Sở Lao động - TB&XH (b/c);                                                                                                                                                                                                      

- Thường trực huyện ủy (b/c);

- Thường trực HĐND huyện (b/c);

- Lãnh đạo UBND huyện;

- UBMTTQVN, Liên Đoàn Lao động, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh, Hội Chữ thập đỏ, Đoàn TNCSHCM huyện;                                                                                                 

- Các cơ quan, đơn vị có liên quan;

- UBND các xã, thị trấn;

- Ban BT cổng TTĐT huyện;   

- Lưu: VT, LĐ (50 bản).

TM. UỶ BAN NHÂN DÂN

KT. CHỦ TỊCH

PHÓ CHỦ TỊCH

 

 

 

 

Nguyễn Thị Hoa

THÔNG TIN CHỈ ĐẠO ĐIỀU HÀNH
Đăng nhập
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1