Top slide banner
KH Phát triển sự nghiệp y tế năm 2016

UBND HUYỆN MỘC CHÂU

PHÒNG Y TẾ

 

 

Số:  47/KH-YT

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

 

Mộc Châu, ngày  16  tháng 6  năm 2015

 

KẾ HOẠCH

Phát triển sự nghiệp y tế năm 2016

___________________________

 

 

Thực hiện Công văn số 693/UBND-TCKH ngày 29/5/2015 của UBND huyện về việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, kế hoạch đầu tư ngân sách nhà nước và dự toán ngân sách nhà nước năm 2016, Phòng Y tế xây dựng kế hoạch phát triển sự nghiệp Y tế năm 2015 như sau:

 

Phần thứ nhất

ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH

6 THÁNG ĐẦU NĂM 2015

 

I. NHẬN ĐỊNH CHUNG VỀ NHỮNG THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN

1. Thuận lợi:

- Được sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo của Thường vụ huyện uỷ, HĐND-UBND huyện, Sở Y tế tỉnh Sơn La, sự ủng hộ của các cấp các ngành, các đoàn thể từ huyện đến cơ sở.

- Mạng lưới cán bộ y tế trong toàn huyện được từng bước được kiện toàn về số lượng và chất lượng, Công tác phấn đấu xã đạt Bộ Tiêu chí Quốc gia về y tế luôn được coi trọng.

- Nhận thức của nhân dân về phòng, chữa bệnh có nhiều chuyển biến tích cực, các hủ tục lạc hậu, mê tín dị đoan dần dần được loại bỏ, người bệnh ốm đau đã đến các cơ sơ y tế khám và điều trị.

- Công tác thực hiện y đức của cán bộ y tế luôn được quán triệt, chú trọng công tác giáo dục chính trị tư tưởng, chủ trương, chính sách pháp luật của Nhà nước, tăng cường học tập quy tắc ứng xử, quy chế chuyên môn, học tập tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác y tế, từ đó củng cố được niềm tin của nhân dân đối với ngành y tế.

- Công tác y tế dự phòng hoạt động có hiệu quả cao, các chương trình mục tiêu y tế được triển khai từ huyện đến cơ sở đúng kế hoạch có hiệu quả, hạn chế tối đa các dịch bệnh, khống chế không có dịch lớn xảy ra: Cúm A, tiêu chảy, chân tay miệng, sởi...

2. Khó khăn:

  - Mộc Châu là huyện có địa bàn rộng, giao thông đi lại từ trung tâm huyện đến một số xã vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn; trình độ dân trí không đồng đều, tỷ lệ hộ nghèo còn cao, ảnh hưởng không nhỏ đến công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân.

 - Cơ sở hạ tầng nhà điều trị ở bệnh viện đang được xây dựng, nâng cấp; cơ sở nhà của các trạm y tế xuống cấp nghiêm trọng nhiều trạm Y tế không đáp ứng được nhu cầu chăm sóc sức khỏe nhân dân và không đáp ứng cơ sở hạ tầng để phấn đấu Bộ tiêu chí Quốc gia về y tế xã..

Đội ngũ cán bộ làm công tác y tế ở một số xã vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn còn thiếu và yếu về trình độ chuyên môn, nhất là đội ngũ cán bộ y tế xã, y tế bản, tiểu khu. Chính sách khuyến khích đào tạo cán bộ Y tế cơ sở, người địa phương, người dân tộc ít người còn có mặt hạn chế.

- Nhận thức về y tế của một số người dân ở vùng sâu, vùng xa vẫn còn hạn chế, một số phong tục tập quán lạc hậu của đồng bào dân tộc thiểu số còn ảnh hưởng tới công tác y tế; tình trạng tảo hôn, kết hôn cận huyết thống, mất cân bằng giới tính vẫn còn xảy ra ở đồng bào dân tộc vùng sâu, vùng xã.   - Mô hình bệnh tật, tai nạn giao thông ngày một diễn biến phức tạp, một số dịch bệnh mới phát sinh diễn biến phức tạp: Như cúm A, Ebola, hội chứng viêm đường hô hấp cấp do vi rút Corona (Mers-CoV)..

II. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH 6 THÁNG ĐẦU NĂM

1. Tình hình thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu:

Công tác phòng bệnh: Triển khai có hiệu quả các chương trình, mục tiêu quốc gia về y tế như: Chương trình truyền thông giáo dục sức khỏe; phòng chống sốt rét; tiêm chủng mở rộng; phòng chống lao; phòng chống mù lòa; chương trình nước sạch vệ sinh môi trường; vệ sinh an toàn thực phẩm; phòng chống HIV/AIDS; bảo vệ bà mẹ, trẻ em và KHHGĐ; phòng chống nhiễm khuẩn hô hấp cấp; phòng chống tiêu chảy; phòng chống Cúm A (H5N1), Cúm A (H1N1); phòng chống phong và da liễu…Phát triển các phong trào thể dục thể thao, rèn luyện thân thể trong nhân dân; củng cố và phát triển y tế học đường; chú trọng chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em; người cao tuổi và các hoạt động phục hồi chức năng; trong 6 tháng đầu năm không có dịch bệnh lớn xẩy ra.

Tỷ lệ các hộ gia đình có sử dụng công trình vệ sinh hợp vệ sinh đạt 57%

Tỷ lệ trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm đầy đủ văcxin đạt trên 95%, tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em giảm còn 18%.

Trên 90% phụ nữ trong thời kỳ sinh đẻ được chăm sóc sức khỏe sinh sản.

Công tác phòng chống dịch: Làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục sức khỏe và xây dựng kế hoạch, triển khai các biện pháp phòng chống dịch bệnh

Công tác khám chữa bệnh:  Bệnh viện tuyến huyện và 15 trạm Y tế xã, thị trấn đã cơ bản đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh của nhân dân. Tổng số khám cho 42.030 lượt bệnh nhân.

Từng bước xã hội hoá và thực hiện công bằng trong khám chữa bệnh: Triển khai đồng bộ công tác khám chữa bệnh cho các đối tượng chính sách đặc biệt là khám chữa bệnh cho các đối tượng BHYT, bảo biểm người nghèo theo Quyết định 139 của Chính phủ, khám chữa bệnh cho trẻ em dưới 6 tuổi đã triển khai xuống các trạm y tế.

Công tác xây dựng Tiêu chí Quốc gia về y tế xã được thường xuyên chú trọng: Tiếp tục thúc đẩy tiến độ kế hoạch thực hiện Bộ tiêu chí Quốc gia giai đoạn 2012 -2015 và tổ chức đoàn đi kiểm tra rà soát 04 xã đăng ký đạt Bộ tiêu chí Quốc gia về y tế xã năm 2015, dự kiến cuối năm 2015 có thêm 04 xã đạt Tiêu chí quốc gia về y tế xã.

Thực hiện tốt các chức năng quản lý Nhà nước về y tế trên địa bàn, thường xuyên truyền thông giáo dục sức khỏe, thực hiện tốt công tác vệ sinh môi trường, vệ sinh phòng bệnh, mở lớp tập huấn bồi dưỡng kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm cho các chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, nhà hàng khách sạn; tổ chức kiểm tra công tác vệ sinh an toàn thưc phẩm trên địa bàn huyện; tổ chức kiểm tra công tác hành nghề y, dược tư nhân trên địa bàn và đôn đốc các cơ sở hoàn thiện thủ tục hồ sơ hành nghề theo quy định của pháp luật.

2. Đánh giá khái quát về thành tựu cơ bản của ngành trong 6 tháng đầu năm 2015:

            2.1 Công tác phấn đấu chuẩn quốc gia về y tế

            -Chủ trì phối hợp với các đơn vị y tế kiểm tra, rà soát, đánh giá 4 trạm y tế xã: ( Lóng Sập, Hua Păng, Nà Mường, Tà Lại) đăng ký đạt Bộ tiêu chí Quốc gia năm 2015 ; Tham mưu cho UBND huyện Công văn  số 31/UBND-YT ngày 9/1/2015 về việc đăng ký xã đạt Bộ tiêu chí Quốc gia về y tế xã năm 2015

          - Phối hợp tham mưu UBND đầu tư kinh phí xây dựng, sửa chữa nâng cấp các trạm Y tế xã Nà mường, Hua Păng, Lóng Sập và xây dựng hội trường trạm Y tế xã Phiêng Luông.

2.2. Công tác phòng, chống dịch bệnh

- Xây dựng kế hoạch phòng chống dịch bệnh năm 2015;

             -Tiếp tục chỉ đạo công tác kiểm tra, giám sát dịch bệnh không để dịch lớn xảy ra.

             2.3. Công tác quản lý hành nghề y, dược tư nhân

             -Tổ chức kiểm tra, giám sát thu hồi thuốc và mỹ phẩm không đạt tiêu chuẩn, chất lượng theo thông báo của Sở Y tế.

          Trong 6 tháng đầu năm đã thông báo 04 lần cho 70 lượt cơ sở hành nghề y, dược tư nhân về đình chỉ thuốc và mỹ phẩm không đạt tiêu chuẩn chất lượng theo công văn của Sở Y tế. Tại thời điểm kiểm tra trên địa bàn huyện không phát hiện các loại thuốc và mỹ phẩm không đạt tiêu chuẩn chất lượng.

          2.4 Công tác Vệ sinh an toàn thực phẩm

        - Tham mưucho BCĐ 08 huyện Kế hoạch số 28/KH-BCĐ ngày 17/4/2015 về việc triển khai “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” tại huyện Mộc Châu năm 2015 và phối hợp tổ chức Lễ phát động “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” tại xã Tân Lập với 300 người tham gia.

          + Thành lập các tổ kiểm tra tới các cơ sở chế biến, kinh doanh thực phẩm, dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố kết quả: Kiểm tra được 284 cơ sở trên tổng số 1.143 cơ sở. Trong đó, số cơ sở đạt tiêu chuẩn là 42 cơ sở (15%); số cơ sở vi phạm là 242 cơ sở (85%). Đoàn kiểm tra đã xử lý các cơ sở vi phạm bằng biện pháp nhắc nhở các cơ sở thực hiện đúng theo quy phạm của pháp luật về an toàn thực phẩm.

2.5 Công tác khám chữa bệnh

- Tỷ lệ dân tham gia BHYT: 76/%

          - Tổng số khám chữa bệnh toàn huyện đạt 42.030 lượt bệnh nhân đạt 46% kế hoạch của năm 2015.

          2.6 Công tác phòng chống HIV, Ma túy

- Tiếp tục duy trì hoạt động cơ sở methadone tại xã Chiềng Sơn với 129 bệnh nhân đang điều trị.

          - Công tác phòng, chống HIV/AIDS:

          + Tư vấn và xét nghiệm tự nguyện miễn phí cho 440 người;

+ Kết quả xét nghiện phát hiện nhiễm HIV là 18 bệnh nhân

+ Tỷ lệ nhiễm HIV của toàn huyện: 290/108.006 = 0,27%.

3. Những tồn tại, yếu kém:

- Nhận thức của nhân dân và một số cán bộ chưa đúng đắn việc xã hội hoá về công tác y tế và chăm sóc sức khoẻ nhân dân còn hạn chế, chưa huy động và tập trung nguồn lực vào công tác y tế.

- Công tác vệ sinh môi trường chưa được quan tâm thường xuyên, tỷ lệ hộ gia đình có công trình vệ sinh đạt tiêu chuẩn còn thấp; tình trạng ô nhiễm môi trường có nguy cơ ngày càng tăng, công tác quản lý VSATTP, kiểm tra các quầy hàng ăn uống và các cơ sở chế biến thực phẩm chưa được chặt chẽ, tai nạn giao thông ngày càng gia tăng.

- Công tác tuyên truyền, truyền thông giáo dục sức khoẻ, khám chữa bệnh ở tuyến xã còn nhiều hạn chế. Năng lực trình độ quản lý, chuyên môn và cơ cấu nhân lực một số Trạm y tế còn bất cập chưa đáp ứng được yêu cầu chăm sóc sức khoẻ ban đầu ở tuyến cơ sở.

- Việc kết hợp y học hiện đại và y học cổ truyền còn hạn chế chưa khai thác tốt các nguồn dược liệu ở địa phương và kinh nghiệm dân gian, lang y. Các cơ sở hành nghề y dược tư nhân trên địa bàn chưa được kiểm soát chặt chẽ, giá cả thuốc trôi nổi đặc biệt là khu vực các xã dọc bờ sông.

- Mạng lưới y tế thôn bản chưa được kiện toàn kịp thời mới có 213/225 y tế bản, tiểu khu hoạt động (đạt 95%); còn 12 bản chưa có y tế hoạt động

4. Nguyên nhân chính gây ra những tồn tại:

- Một số cấp uỷ, chính quyền cơ sở chưa thực sự chú trọng và quan tâm thường xuyên đến công tác y tế. Công tác truyền thông giáo dục sức khoẻ chưa sâu rộng, nề nếp, chưa được các cấp các ngành và đoàn thể quan tâm đúng mức.

 - Trình độ dân trí một số vùng còn thấp, chưa đồng đều, khả năng nhận thức về công tác phòng bệnh, phòng dịch, để ngăn chặn bệnh dịch còn hạn chế.

- Cơ sở vật chất, trang thiết bị cho mạng lưới y tế từ huyện đến cơ sở còn thiếu thốn, một số nhà làm việc Trạm Y tế đã bị xuống cấp hoặc hết niên hạn sử dụng; trình độ cán bộ cơ sở chưa được bồi dưỡng nâng cao và đào tạo, đào tạo lại, khả năng phát huy trình độ nghiệp vụ còn nhiều hạn chế; một số bản không có nguồn đào tạo Y tế bản để làm công tác y tế bản.

III. DỰ BÁO KHẢ NĂNG THỰC HIỆN KẾ HOẠCH:

1. Chỉ tiêu khám chữa bệnh:

Kế hoạch giường bệnh của Bệnh viện đa khoa Mộc Châu đạt 150 giường

Số lượng bệnh nhân đến khám chữa bệnh tại Bệnh viện có ảnh hưởng do 05 xã vùng I của huyện không còn thẻ 139 nên các đối tượng này ít vào cơ sở Y tế công lập khám bệnh mà chủ yếu đi khám chữa bệnh tại cơ sở Y tế tư nhân.

Dự kiến tổng số lượt khám chữa bệnh toàn huyện năm 2015 đạt khoảng 90.000 lượt)

2. Công tác Y tế dự phòng:

Một số bệnh dịch cúm nguy hiểm có thể bùng phát trên điạ bàn, bởi vì Mộc Châu là địa danh nhiều khách du lịch, có quốc lộ 6 đi qua là nơi giao lưu cửa ngõ vùng Tây bắc và cửa khẩu Quốc gia Lóng Sập.

Công tác tiêm chủng mở rộng và các loại vac xin tiêm phòng bệnh ngành Y tế đã triên khai đạt kết quả tôt, tuy nhiên với tình trạng dịch bệnh trên thế giới diễn biến phức tạp một số dịch bệnh nguy hiểm đang bùng phát như: Ebolla, Mers –Cov.

Tình trạng ngộ độc thực phẩm có nguy cơ xẩy ra vụ ngộ độc đông người do tập quán nhân dân làm tiệc cưới, tiệc tang, nhà mới ngày càng nhiều, khả năng đáp ứng, quản lý thực phẩm khó khăn do cơ chế thị trường bùng nổ, nguy cơ xảy ra vụ ngộ độc tập thể.

3. Công tác khác:

- Xây dựng và đưa vào sử dụng cơ sở methadone ở Bệnh viện đa khoa

- Cuối năm 2015 Số sinh viên đào tạo Đại học Y chính quy, chuyên tu của huyện khoảng trên 12 bác sỹ, hệ trung cấp cao đẳng khoảng trên 10 sinh viên, vì vậy khả năng tuyển dụng các bác sỹ mới ra trường vào biên chế tăng, đạt chỉ tiêu 5-6 bác sỹ/1vạn dân

IV. CÁC NHÓM GIẢI PHÁP CHỦ YẾU TỔ CHỨC THỰC HIỆN NHIỆM VỤ NHỮNG THÁNG CUỐI NĂM 2015

- Tăng cường quản lý nhà nước về Y tế; tăng cường giáo dục trong ngành y tế, học tập tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh về công tác y tế, 12 điều y đức, quy tắc ứng xử, quy chế chuyên môn.

- Hoàn thiện xây dựng Bệnh viện Đa khoa Mộc Châu, xây dựng, nâng cấp một số trạm Y tế đăng ký đạt bộ tiêu chí Quốc gia về Y tế xã năm 2015: Hua Păng, Tà Lại, Nà Mường, Lóng Sập.

- Tăng cường công tác nghiên cứu khoa học, áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào công tác phòng bệnh và chữa bệnh.

- Thường xuyên nâng cấp, tăng cường đầu tư trang thiết bị tiên tiến hiện đại đáp ứng nhu cầu phòng bệnh, khám chữa bệnh cho nhân dân trong tình hình mới. Tăng cường các dịch vụ y tế; triển khai phòng điều trị, chăm sóc người bệnh theo yêu cầu, đảm bảo chất lượng cao tại Bệnh viện đa khoa huyện.

- Tham mưu UBND huyện, sở Y tế thành lập cơ sở methadone tại Bệnh viện Đa khoa huyện.

- Thường xuyên quản lý và kiểm tra giám sát các cơ sở hành nghề Y, Dược tư nhân; mở rộng các loại hình dịch vụ y tế tư nhân; khuyến khích, tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân thành lập phòng khám Đa khoa, dịch vụ khám chữa bệnh theo yêu cầu theo quy định của phát luật Nhà nước.

- Đảm bảo kinh phí hoạt động thường xuyên của các đơn vị, đảm bảo đúng nguyên tắc tài chính trong thu, chi của các đơn vị sự nghiệp y tế cũng như các trạm y tế xã, thị trấn.

- Đẩy mạnh cải cách hành chính, cụ thể hoá các văn bản quy phạm pháp luật về y tế phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của huyện - Đẩy mạnh cải cách hành chính trong ngành y tế, đặc biệt chú trọng cải cách thủ tục khám chữa bệnh, thủ tục ra vào viện; Công tác tuyển dụng ưu tiên tuyển dụng cán bộ đại học và học sinh cử tuyển.

 

Phần thứ hai

MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN KẾ HOẠCH

NĂM 2016

I. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN TRONG NĂM 2016

1. Thuận lợi, khó khăn:

1.1 Thuận lợi:

Các chủ trương chính sách pháp luật nhà nước về phát triển kinh tế xã hội nói chung vè lĩnh vực Y tế nói riêng được quan tâm và chú trọng

Mạng lưới Y tế toàn huyện được kiện toàn về số lượng và chất lượng, Bệnh viện đa khoa huyện xây dựng giai đoạn hoàn thiện đưa vào sử dụng; trang thiết bị Y tế hiện đại dần được nâng cấp tại bệnh viện, trình độ chuyên môn của đội ngũ y bác sỹ được chuẩn hóa ngày càng đáp ứng khả năng chăm sóc, điều trị người bệnh ngày càng cao.

Nguồn lực bác sỹ trẻ mới ra trường đủ có thể tuyển dụng đủ chỉ tiêu cơ cấu ngạnh theo quy định của ngành

1.2 Khó khăn:

- Bệnh viện đa khoa huyện cơ sở được nâng cấp, kế hoạch giường bệnh được giao 150 giường nhưng hiện tại đã kê 200 giường nhưng lượng bệnh nhân vẫn quá tải; các trạm Y tế nhà làm việc, nhà lưu bệnh nhân đã xuống cấp do đó hạn chế khả năng phạm vi hoạt động chuyên môn và đáp ứng nhu cầu chăm sóc bệnh nhân; thực hiện Kế hoạch đạt Tiêu chí quốc gia về y tế sẽ bị chậm tiến độ.

- Trung tâm Dân số KHHGĐ chưa được xây dựng trụ sở làm việc

- Mô hình bệnh tật ngày càng diễn biến phức tạp nhất là các bệnh về cúm A, tai nạn giao thông gia tăng, bệnh tật ở người cao tuổi, nguy cơ bùng phát bệnh dịch nguy hiểm trên thế giới có thể lây lan sang Việt Nam: Ebolla, Mers-CoV.

2. Dự kiến khả năng huy động nguồn lực tài chính:

Nguồn ngân sách nhà nước cơ bản bảo đảm cho mọi hoạt động của ngành Y tế

- Phòng Y tế dự toán ngân sách nhà nước 457.000.000 đồng

- Bệnh viện: Nguồn thu từ ngân sách nhà nước và thu viện phí bảo đảm phục vụ công tác khám chữa bệnh, tăng thu nhập cho cán bộ viên chức.

- Trung tâm Y tế, Trung tâm dân số nguồn kinh phó từ ngân sách và các chương trình mục tiêu

II. MỤC TIÊU VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Mục tiêu tổng quát:

Giảm các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng tới sức khoẻ cộng đồng; Phát hiện sớm, khống chế kịp thời dịch bệnh, không để dịch lớn xẩy ra; Giảm tỷ lệ mắc và tử vong do bệnh, tật; góp phần phát triển thể chất, tinh thần, nâng cao tuổi thọ, nâng cao chất lượng cuộc sống và cải thiện chất lượng giống nòi.

2. Mục tiêu cụ thể:

2.1. Đối với Y tế Dự phòng.

- 80% hộ gia đình có công trình vệ sinh trong đó 60% đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh.

- Phấn đấu trên 95% phụ nữ được chăm sóc sức khoẻ sinh sản và theo dõi chăm sóc trong thời kỳ thai nghén; 95% phụ nữ được thực hiện dịch vụ KHHGĐ,

- Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 1 %

- Tỷ lệ trẻ em < 1 tuổi được tiêm chủng đầy đủ 7 loại vác xin đạt trên 96 %

- Giảm tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng xuống dưới 16,5%

- Tỷ lệ trẻ em chết < 1 tuổi giảm < 0,4% so với trẻ đẻ sống.

- Tỷ lệ nhiễm HIV: < 0,3 %

- Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm: Có 90% cơ sở sản xuất, 80% cơ sở kinh doanh thực phẩm, 100% người quản lý và 80% người tiêu dùng có hiểu biết và thực hành đúng về vệ sinh an toàn thực phẩm; 90 % các cơ sở  sản xuất, chế biến kinh doanh thực phẩm, ăn uống có đầy đủ thủ tục, giấy phép hoạt kinh doanh

- Xây dựng 04 xã đạt Bộ tiêu chí Quốc gia về y tế xã;

- Xây dựng, tổ chức tiển khai cơ sở điều trị methadone tại Bệnh viện đa khoa huyện Mộc Châu

2.2 Các chỉ tiêu về mạng lưới khám chữa bệnh :

- Đạt tỷ lệ trên 5 bác sỹ/10.000 dân, tuyến xã 80% trạm y tế có bác sỹ 

- Công suất sử dụng giường bệnh  > 100 %.

- Duy trì tỷ lệ 100% các trạm y tế có nữ hộ sinh hoặc y sỹ sản nhi.

- 97 % bản, tiểu khu có cán bộ Y tế hoạt động.

2.3. Công tác quản lý hành nghề y, dược tư nhân.

- Tăng cường và thực hiện có hiệu quả chức năng quản lý Nhà nước về hành nghề y dược tư nhân trên địa bàn.

- Trên 90 % cơ sở hành nghề y, dược được quản lý và kiểm tra giám sát 01lần/năm

Có biểu mẫu kèm the:Tải về tại đây

3. Giải pháp thực hiện:

3.1. Giải pháp về nguồn nhân lực:

- Nhu cầu cán bộ y tế: Thực hiện theo Thông tư số 08/2007/TTLT-BYT-BNV ngày 05/6/2007 hướng dẫn định mức biên chế sự nghiệp trong các cơ sở y tế nhà nước.

- Xây dựng kế hoạch đào tạo để chuẩn hoá và nâng cao trình độ chuyên môn đội ngũ y bác sỹ: Trưởng khoa, phòng ở bệnh viện và Trung tâm Y tế dự phòng có trình độ chuyên khoa I trở lên. Cán bộ trạm y tế có trình độ chuyên môn từ trung cấp trở lên, trưởng trạm y tế có trình độ bác sỹ trở lên, cán bộ y tế bản tiểu khu có trình độ sơ cấp 12 tháng trở lên.

 3.2 Trang thiết bị, kỹ thuật:

 - Tăng cường công tác nghiên cứu khoa học, áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào công tác phòng  bệnh và chữa bệnh.

 - Thường xuyên nâng cấp, đầu tư trang thiết bị tiên tiến hiện đại đáp ứng nhu cầu phòng bệnh, khám chữa bệnh cho nhân dân trong tình hình mới.

 3.3  Xã hội hoá về các loại hình dịch vụ y tế.

- Tăng cường các dịch vụ y tế, triển khai mô hình bác sỹ gia đình, bác sỹ cụm dân cư, triển khai phòng điều trị, chăm sóc người bệnh theo yêu cầu, đảm bảo chất lượng cao tại bệnh viện.

 - Mở rộng các loại hình dịch vụ y tế tư nhân, hoạt động theo qui định của pháp luật.

 - Tăng cường công tác kiểm tra hành nghề y dược tư nhân trên địa bàn.

 3.4 Tài chính:

- Đảm bảo  kinh phí hoạt động thường xuyên của các đơn vị, thực hiện  đúng nguyên tắc tài chính trong thu, chi của các đơn vị sự nghiệp y tế cũng như các trạm y tế xã, thị trấn, nguồn ngân sách tiếp tục đề án cấp Bệnh viện Đa khoa huyện.

- Thực hiện cơ chế tự chủ đối với các cơ sở khám chữa bệnh theo Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ qui định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp y tế công lập nhằm phát huy tính năng động, sáng tạo và nâng cao tinh thần trách nhiệm của cơ sở.

3.5. Giải pháp quản lý:

- Đẩy mạnh cải cách hành chính, cụ thể hoá các văn bản quy phạm pháp luật về y tế phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của huyện - Đẩy mạnh cải cách hành chính trong ngành y tế, đặc biệt chú trọng cải cách thủ tục khám chữa bệnh, thủ tục ra vào viện; tiếp tục đưa đi đào tạo lãnh đạo bệnh viện, lãnh đạo Trung tâm y tế dự phòng về kiến thức quản lý bệnh viện; được trang bị kiến thức quản lý Nhà nước và phổ cập lý luận chính trị từ trung cấp trở lên.

 - Nâng cao kiến thức quản lý nhà nước và ý thức chấp hành pháp luật cho cán bộ y tế; thực hiện tốt quy chế dân chủ ở các cơ sở y tế, xây dựng và đẩy mạnh phong trào thi đua, đặc biệt là việc xây dựng đơn vị và cá nhân điển hình tiên tiến trong ngành.

III. DANH MỤC CÁC DỰ ÁN, HOẠT ĐỘNG ƯU TIÊN CỦA NGÀNH

- Hoàn thiện xây dựng, nâng cấp Bệnh viện Đa khoa Mộc Châu qui mô 200 giường

- Trung tâm Dân số - KHHGĐ huyện

- Xây dựng các trạm Y tế đăng ký đạt bộ tiêu chí Quốc gia về Y tế năm 2015: xã Nà Mường, Hua Păng, Tà Lại và Lóng Sập; hoàn thiện việc đầu tư xây dựng hội trường Trạm Y tế xã Phiêng Luông.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN VÀ KẾ HOẠCH THEO DÕI, ĐÁNH GIÁ

1. Phân công trách nhiệm thực hiện kế hoạch:

- Đ/c trưởng phòng theo dõi mảng kế hoạch phòng bệnh, chữa bệnh

- Đ/c phó phòng theo dõi mảng hành nghề Y dược tư nhân và VSATTP

- Đ/C chuyên viên theo dõi mảng thống kê báo cáo.

2. Tổ chức theo dõi, đánh giá kế hoạch:

Đồng chí trưởng phòng theo dõi, đánh giá, đôn đốc hoàn thành kế hoạch

3. Đề xuất, kiến nghị:

Phòng Y tế có 03 biên chế, làm công tham mưu cho UBND huyện quản lý nhà nước về lĩnh vực y tế và tham gia các ban chỉ đạo, các ngành có liên quan cho nên rất nhiều mảng công việc vì vậy đề nghị với UBND huyên xem xét tăng thêm cho Phòng Y tế 01 biên chế.

 

Trên đây là kế hoạch phát triển sự nghiệp y tế năm 2016 của Phòng Y tế huyện Mộc Châu. /.

 

 

Nơi nhận:

- Phòng TC-KH;

- Lưu: YT.

TRƯỞNG PHÒNG

 

 

 Lê Văn Phương

UBND HUYỆN MỘC CHÂU

PHÒNG Y TẾ

 

 

Số:  47/KH-YT

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

 

Mộc Châu, ngày  16  tháng 6  năm 2015

 

KẾ HOẠCH

Phát triển sự nghiệp y tế năm 2016

___________________________

 

 

Thực hiện Công văn số 693/UBND-TCKH ngày 29/5/2015 của UBND huyện về việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, kế hoạch đầu tư ngân sách nhà nước và dự toán ngân sách nhà nước năm 2016, Phòng Y tế xây dựng kế hoạch phát triển sự nghiệp Y tế năm 2015 như sau:

 

Phần thứ nhất

ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH

6 THÁNG ĐẦU NĂM 2015

 

I. NHẬN ĐỊNH CHUNG VỀ NHỮNG THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN

1. Thuận lợi:

- Được sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo của Thường vụ huyện uỷ, HĐND-UBND huyện, Sở Y tế tỉnh Sơn La, sự ủng hộ của các cấp các ngành, các đoàn thể từ huyện đến cơ sở.

- Mạng lưới cán bộ y tế trong toàn huyện được từng bước được kiện toàn về số lượng và chất lượng, Công tác phấn đấu xã đạt Bộ Tiêu chí Quốc gia về y tế luôn được coi trọng.

- Nhận thức của nhân dân về phòng, chữa bệnh có nhiều chuyển biến tích cực, các hủ tục lạc hậu, mê tín dị đoan dần dần được loại bỏ, người bệnh ốm đau đã đến các cơ sơ y tế khám và điều trị.

- Công tác thực hiện y đức của cán bộ y tế luôn được quán triệt, chú trọng công tác giáo dục chính trị tư tưởng, chủ trương, chính sách pháp luật của Nhà nước, tăng cường học tập quy tắc ứng xử, quy chế chuyên môn, học tập tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác y tế, từ đó củng cố được niềm tin của nhân dân đối với ngành y tế.

- Công tác y tế dự phòng hoạt động có hiệu quả cao, các chương trình mục tiêu y tế được triển khai từ huyện đến cơ sở đúng kế hoạch có hiệu quả, hạn chế tối đa các dịch bệnh, khống chế không có dịch lớn xảy ra: Cúm A, tiêu chảy, chân tay miệng, sởi...

2. Khó khăn:

  - Mộc Châu là huyện có địa bàn rộng, giao thông đi lại từ trung tâm huyện đến một số xã vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn; trình độ dân trí không đồng đều, tỷ lệ hộ nghèo còn cao, ảnh hưởng không nhỏ đến công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân.

 - Cơ sở hạ tầng nhà điều trị ở bệnh viện đang được xây dựng, nâng cấp; cơ sở nhà của các trạm y tế xuống cấp nghiêm trọng nhiều trạm Y tế không đáp ứng được nhu cầu chăm sóc sức khỏe nhân dân và không đáp ứng cơ sở hạ tầng để phấn đấu Bộ tiêu chí Quốc gia về y tế xã..

Đội ngũ cán bộ làm công tác y tế ở một số xã vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn còn thiếu và yếu về trình độ chuyên môn, nhất là đội ngũ cán bộ y tế xã, y tế bản, tiểu khu. Chính sách khuyến khích đào tạo cán bộ Y tế cơ sở, người địa phương, người dân tộc ít người còn có mặt hạn chế.

- Nhận thức về y tế của một số người dân ở vùng sâu, vùng xa vẫn còn hạn chế, một số phong tục tập quán lạc hậu của đồng bào dân tộc thiểu số còn ảnh hưởng tới công tác y tế; tình trạng tảo hôn, kết hôn cận huyết thống, mất cân bằng giới tính vẫn còn xảy ra ở đồng bào dân tộc vùng sâu, vùng xã.   - Mô hình bệnh tật, tai nạn giao thông ngày một diễn biến phức tạp, một số dịch bệnh mới phát sinh diễn biến phức tạp: Như cúm A, Ebola, hội chứng viêm đường hô hấp cấp do vi rút Corona (Mers-CoV)..

II. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH 6 THÁNG ĐẦU NĂM

1. Tình hình thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu:

Công tác phòng bệnh: Triển khai có hiệu quả các chương trình, mục tiêu quốc gia về y tế như: Chương trình truyền thông giáo dục sức khỏe; phòng chống sốt rét; tiêm chủng mở rộng; phòng chống lao; phòng chống mù lòa; chương trình nước sạch vệ sinh môi trường; vệ sinh an toàn thực phẩm; phòng chống HIV/AIDS; bảo vệ bà mẹ, trẻ em và KHHGĐ; phòng chống nhiễm khuẩn hô hấp cấp; phòng chống tiêu chảy; phòng chống Cúm A (H5N1), Cúm A (H1N1); phòng chống phong và da liễu…Phát triển các phong trào thể dục thể thao, rèn luyện thân thể trong nhân dân; củng cố và phát triển y tế học đường; chú trọng chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em; người cao tuổi và các hoạt động phục hồi chức năng; trong 6 tháng đầu năm không có dịch bệnh lớn xẩy ra.

Tỷ lệ các hộ gia đình có sử dụng công trình vệ sinh hợp vệ sinh đạt 57%

Tỷ lệ trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm đầy đủ văcxin đạt trên 95%, tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em giảm còn 18%.

Trên 90% phụ nữ trong thời kỳ sinh đẻ được chăm sóc sức khỏe sinh sản.

Công tác phòng chống dịch: Làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục sức khỏe và xây dựng kế hoạch, triển khai các biện pháp phòng chống dịch bệnh

Công tác khám chữa bệnh:  Bệnh viện tuyến huyện và 15 trạm Y tế xã, thị trấn đã cơ bản đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh của nhân dân. Tổng số khám cho 42.030 lượt bệnh nhân.

Từng bước xã hội hoá và thực hiện công bằng trong khám chữa bệnh: Triển khai đồng bộ công tác khám chữa bệnh cho các đối tượng chính sách đặc biệt là khám chữa bệnh cho các đối tượng BHYT, bảo biểm người nghèo theo Quyết định 139 của Chính phủ, khám chữa bệnh cho trẻ em dưới 6 tuổi đã triển khai xuống các trạm y tế.

Công tác xây dựng Tiêu chí Quốc gia về y tế xã được thường xuyên chú trọng: Tiếp tục thúc đẩy tiến độ kế hoạch thực hiện Bộ tiêu chí Quốc gia giai đoạn 2012 -2015 và tổ chức đoàn đi kiểm tra rà soát 04 xã đăng ký đạt Bộ tiêu chí Quốc gia về y tế xã năm 2015, dự kiến cuối năm 2015 có thêm 04 xã đạt Tiêu chí quốc gia về y tế xã.

Thực hiện tốt các chức năng quản lý Nhà nước về y tế trên địa bàn, thường xuyên truyền thông giáo dục sức khỏe, thực hiện tốt công tác vệ sinh môi trường, vệ sinh phòng bệnh, mở lớp tập huấn bồi dưỡng kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm cho các chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, nhà hàng khách sạn; tổ chức kiểm tra công tác vệ sinh an toàn thưc phẩm trên địa bàn huyện; tổ chức kiểm tra công tác hành nghề y, dược tư nhân trên địa bàn và đôn đốc các cơ sở hoàn thiện thủ tục hồ sơ hành nghề theo quy định của pháp luật.

2. Đánh giá khái quát về thành tựu cơ bản của ngành trong 6 tháng đầu năm 2015:

            2.1 Công tác phấn đấu chuẩn quốc gia về y tế

            -Chủ trì phối hợp với các đơn vị y tế kiểm tra, rà soát, đánh giá 4 trạm y tế xã: ( Lóng Sập, Hua Păng, Nà Mường, Tà Lại) đăng ký đạt Bộ tiêu chí Quốc gia năm 2015 ; Tham mưu cho UBND huyện Công văn  số 31/UBND-YT ngày 9/1/2015 về việc đăng ký xã đạt Bộ tiêu chí Quốc gia về y tế xã năm 2015

          - Phối hợp tham mưu UBND đầu tư kinh phí xây dựng, sửa chữa nâng cấp các trạm Y tế xã Nà mường, Hua Păng, Lóng Sập và xây dựng hội trường trạm Y tế xã Phiêng Luông.

2.2. Công tác phòng, chống dịch bệnh

- Xây dựng kế hoạch phòng chống dịch bệnh năm 2015;

             -Tiếp tục chỉ đạo công tác kiểm tra, giám sát dịch bệnh không để dịch lớn xảy ra.

             2.3. Công tác quản lý hành nghề y, dược tư nhân

             -Tổ chức kiểm tra, giám sát thu hồi thuốc và mỹ phẩm không đạt tiêu chuẩn, chất lượng theo thông báo của Sở Y tế.

          Trong 6 tháng đầu năm đã thông báo 04 lần cho 70 lượt cơ sở hành nghề y, dược tư nhân về đình chỉ thuốc và mỹ phẩm không đạt tiêu chuẩn chất lượng theo công văn của Sở Y tế. Tại thời điểm kiểm tra trên địa bàn huyện không phát hiện các loại thuốc và mỹ phẩm không đạt tiêu chuẩn chất lượng.

          2.4 Công tác Vệ sinh an toàn thực phẩm

        - Tham mưucho BCĐ 08 huyện Kế hoạch số 28/KH-BCĐ ngày 17/4/2015 về việc triển khai “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” tại huyện Mộc Châu năm 2015 và phối hợp tổ chức Lễ phát động “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” tại xã Tân Lập với 300 người tham gia.

          + Thành lập các tổ kiểm tra tới các cơ sở chế biến, kinh doanh thực phẩm, dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố kết quả: Kiểm tra được 284 cơ sở trên tổng số 1.143 cơ sở. Trong đó, số cơ sở đạt tiêu chuẩn là 42 cơ sở (15%); số cơ sở vi phạm là 242 cơ sở (85%). Đoàn kiểm tra đã xử lý các cơ sở vi phạm bằng biện pháp nhắc nhở các cơ sở thực hiện đúng theo quy phạm của pháp luật về an toàn thực phẩm.

2.5 Công tác khám chữa bệnh

- Tỷ lệ dân tham gia BHYT: 76/%

          - Tổng số khám chữa bệnh toàn huyện đạt 42.030 lượt bệnh nhân đạt 46% kế hoạch của năm 2015.

          2.6 Công tác phòng chống HIV, Ma túy

- Tiếp tục duy trì hoạt động cơ sở methadone tại xã Chiềng Sơn với 129 bệnh nhân đang điều trị.

          - Công tác phòng, chống HIV/AIDS:

          + Tư vấn và xét nghiệm tự nguyện miễn phí cho 440 người;

+ Kết quả xét nghiện phát hiện nhiễm HIV là 18 bệnh nhân

+ Tỷ lệ nhiễm HIV của toàn huyện: 290/108.006 = 0,27%.

3. Những tồn tại, yếu kém:

- Nhận thức của nhân dân và một số cán bộ chưa đúng đắn việc xã hội hoá về công tác y tế và chăm sóc sức khoẻ nhân dân còn hạn chế, chưa huy động và tập trung nguồn lực vào công tác y tế.

- Công tác vệ sinh môi trường chưa được quan tâm thường xuyên, tỷ lệ hộ gia đình có công trình vệ sinh đạt tiêu chuẩn còn thấp; tình trạng ô nhiễm môi trường có nguy cơ ngày càng tăng, công tác quản lý VSATTP, kiểm tra các quầy hàng ăn uống và các cơ sở chế biến thực phẩm chưa được chặt chẽ, tai nạn giao thông ngày càng gia tăng.

- Công tác tuyên truyền, truyền thông giáo dục sức khoẻ, khám chữa bệnh ở tuyến xã còn nhiều hạn chế. Năng lực trình độ quản lý, chuyên môn và cơ cấu nhân lực một số Trạm y tế còn bất cập chưa đáp ứng được yêu cầu chăm sóc sức khoẻ ban đầu ở tuyến cơ sở.

- Việc kết hợp y học hiện đại và y học cổ truyền còn hạn chế chưa khai thác tốt các nguồn dược liệu ở địa phương và kinh nghiệm dân gian, lang y. Các cơ sở hành nghề y dược tư nhân trên địa bàn chưa được kiểm soát chặt chẽ, giá cả thuốc trôi nổi đặc biệt là khu vực các xã dọc bờ sông.

- Mạng lưới y tế thôn bản chưa được kiện toàn kịp thời mới có 213/225 y tế bản, tiểu khu hoạt động (đạt 95%); còn 12 bản chưa có y tế hoạt động

4. Nguyên nhân chính gây ra những tồn tại:

- Một số cấp uỷ, chính quyền cơ sở chưa thực sự chú trọng và quan tâm thường xuyên đến công tác y tế. Công tác truyền thông giáo dục sức khoẻ chưa sâu rộng, nề nếp, chưa được các cấp các ngành và đoàn thể quan tâm đúng mức.

 - Trình độ dân trí một số vùng còn thấp, chưa đồng đều, khả năng nhận thức về công tác phòng bệnh, phòng dịch, để ngăn chặn bệnh dịch còn hạn chế.

- Cơ sở vật chất, trang thiết bị cho mạng lưới y tế từ huyện đến cơ sở còn thiếu thốn, một số nhà làm việc Trạm Y tế đã bị xuống cấp hoặc hết niên hạn sử dụng; trình độ cán bộ cơ sở chưa được bồi dưỡng nâng cao và đào tạo, đào tạo lại, khả năng phát huy trình độ nghiệp vụ còn nhiều hạn chế; một số bản không có nguồn đào tạo Y tế bản để làm công tác y tế bản.

III. DỰ BÁO KHẢ NĂNG THỰC HIỆN KẾ HOẠCH:

1. Chỉ tiêu khám chữa bệnh:

Kế hoạch giường bệnh của Bệnh viện đa khoa Mộc Châu đạt 150 giường

Số lượng bệnh nhân đến khám chữa bệnh tại Bệnh viện có ảnh hưởng do 05 xã vùng I của huyện không còn thẻ 139 nên các đối tượng này ít vào cơ sở Y tế công lập khám bệnh mà chủ yếu đi khám chữa bệnh tại cơ sở Y tế tư nhân.

Dự kiến tổng số lượt khám chữa bệnh toàn huyện năm 2015 đạt khoảng 90.000 lượt)

2. Công tác Y tế dự phòng:

Một số bệnh dịch cúm nguy hiểm có thể bùng phát trên điạ bàn, bởi vì Mộc Châu là địa danh nhiều khách du lịch, có quốc lộ 6 đi qua là nơi giao lưu cửa ngõ vùng Tây bắc và cửa khẩu Quốc gia Lóng Sập.

Công tác tiêm chủng mở rộng và các loại vac xin tiêm phòng bệnh ngành Y tế đã triên khai đạt kết quả tôt, tuy nhiên với tình trạng dịch bệnh trên thế giới diễn biến phức tạp một số dịch bệnh nguy hiểm đang bùng phát như: Ebolla, Mers –Cov.

Tình trạng ngộ độc thực phẩm có nguy cơ xẩy ra vụ ngộ độc đông người do tập quán nhân dân làm tiệc cưới, tiệc tang, nhà mới ngày càng nhiều, khả năng đáp ứng, quản lý thực phẩm khó khăn do cơ chế thị trường bùng nổ, nguy cơ xảy ra vụ ngộ độc tập thể.

3. Công tác khác:

- Xây dựng và đưa vào sử dụng cơ sở methadone ở Bệnh viện đa khoa

- Cuối năm 2015 Số sinh viên đào tạo Đại học Y chính quy, chuyên tu của huyện khoảng trên 12 bác sỹ, hệ trung cấp cao đẳng khoảng trên 10 sinh viên, vì vậy khả năng tuyển dụng các bác sỹ mới ra trường vào biên chế tăng, đạt chỉ tiêu 5-6 bác sỹ/1vạn dân

IV. CÁC NHÓM GIẢI PHÁP CHỦ YẾU TỔ CHỨC THỰC HIỆN NHIỆM VỤ NHỮNG THÁNG CUỐI NĂM 2015

- Tăng cường quản lý nhà nước về Y tế; tăng cường giáo dục trong ngành y tế, học tập tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh về công tác y tế, 12 điều y đức, quy tắc ứng xử, quy chế chuyên môn.

- Hoàn thiện xây dựng Bệnh viện Đa khoa Mộc Châu, xây dựng, nâng cấp một số trạm Y tế đăng ký đạt bộ tiêu chí Quốc gia về Y tế xã năm 2015: Hua Păng, Tà Lại, Nà Mường, Lóng Sập.

- Tăng cường công tác nghiên cứu khoa học, áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào công tác phòng bệnh và chữa bệnh.

- Thường xuyên nâng cấp, tăng cường đầu tư trang thiết bị tiên tiến hiện đại đáp ứng nhu cầu phòng bệnh, khám chữa bệnh cho nhân dân trong tình hình mới. Tăng cường các dịch vụ y tế; triển khai phòng điều trị, chăm sóc người bệnh theo yêu cầu, đảm bảo chất lượng cao tại Bệnh viện đa khoa huyện.

- Tham mưu UBND huyện, sở Y tế thành lập cơ sở methadone tại Bệnh viện Đa khoa huyện.

- Thường xuyên quản lý và kiểm tra giám sát các cơ sở hành nghề Y, Dược tư nhân; mở rộng các loại hình dịch vụ y tế tư nhân; khuyến khích, tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân thành lập phòng khám Đa khoa, dịch vụ khám chữa bệnh theo yêu cầu theo quy định của phát luật Nhà nước.

- Đảm bảo kinh phí hoạt động thường xuyên của các đơn vị, đảm bảo đúng nguyên tắc tài chính trong thu, chi của các đơn vị sự nghiệp y tế cũng như các trạm y tế xã, thị trấn.

- Đẩy mạnh cải cách hành chính, cụ thể hoá các văn bản quy phạm pháp luật về y tế phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của huyện - Đẩy mạnh cải cách hành chính trong ngành y tế, đặc biệt chú trọng cải cách thủ tục khám chữa bệnh, thủ tục ra vào viện; Công tác tuyển dụng ưu tiên tuyển dụng cán bộ đại học và học sinh cử tuyển.

 

Phần thứ hai

MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN KẾ HOẠCH

NĂM 2016

I. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN TRONG NĂM 2016

1. Thuận lợi, khó khăn:

1.1 Thuận lợi:

Các chủ trương chính sách pháp luật nhà nước về phát triển kinh tế xã hội nói chung vè lĩnh vực Y tế nói riêng được quan tâm và chú trọng

Mạng lưới Y tế toàn huyện được kiện toàn về số lượng và chất lượng, Bệnh viện đa khoa huyện xây dựng giai đoạn hoàn thiện đưa vào sử dụng; trang thiết bị Y tế hiện đại dần được nâng cấp tại bệnh viện, trình độ chuyên môn của đội ngũ y bác sỹ được chuẩn hóa ngày càng đáp ứng khả năng chăm sóc, điều trị người bệnh ngày càng cao.

Nguồn lực bác sỹ trẻ mới ra trường đủ có thể tuyển dụng đủ chỉ tiêu cơ cấu ngạnh theo quy định của ngành

1.2 Khó khăn:

- Bệnh viện đa khoa huyện cơ sở được nâng cấp, kế hoạch giường bệnh được giao 150 giường nhưng hiện tại đã kê 200 giường nhưng lượng bệnh nhân vẫn quá tải; các trạm Y tế nhà làm việc, nhà lưu bệnh nhân đã xuống cấp do đó hạn chế khả năng phạm vi hoạt động chuyên môn và đáp ứng nhu cầu chăm sóc bệnh nhân; thực hiện Kế hoạch đạt Tiêu chí quốc gia về y tế sẽ bị chậm tiến độ.

- Trung tâm Dân số KHHGĐ chưa được xây dựng trụ sở làm việc

- Mô hình bệnh tật ngày càng diễn biến phức tạp nhất là các bệnh về cúm A, tai nạn giao thông gia tăng, bệnh tật ở người cao tuổi, nguy cơ bùng phát bệnh dịch nguy hiểm trên thế giới có thể lây lan sang Việt Nam: Ebolla, Mers-CoV.

2. Dự kiến khả năng huy động nguồn lực tài chính:

Nguồn ngân sách nhà nước cơ bản bảo đảm cho mọi hoạt động của ngành Y tế

- Phòng Y tế dự toán ngân sách nhà nước 457.000.000 đồng

- Bệnh viện: Nguồn thu từ ngân sách nhà nước và thu viện phí bảo đảm phục vụ công tác khám chữa bệnh, tăng thu nhập cho cán bộ viên chức.

- Trung tâm Y tế, Trung tâm dân số nguồn kinh phó từ ngân sách và các chương trình mục tiêu

II. MỤC TIÊU VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Mục tiêu tổng quát:

Giảm các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng tới sức khoẻ cộng đồng; Phát hiện sớm, khống chế kịp thời dịch bệnh, không để dịch lớn xẩy ra; Giảm tỷ lệ mắc và tử vong do bệnh, tật; góp phần phát triển thể chất, tinh thần, nâng cao tuổi thọ, nâng cao chất lượng cuộc sống và cải thiện chất lượng giống nòi.

2. Mục tiêu cụ thể:

2.1. Đối với Y tế Dự phòng.

- 80% hộ gia đình có công trình vệ sinh trong đó 60% đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh.

- Phấn đấu trên 95% phụ nữ được chăm sóc sức khoẻ sinh sản và theo dõi chăm sóc trong thời kỳ thai nghén; 95% phụ nữ được thực hiện dịch vụ KHHGĐ,

- Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 1 %

- Tỷ lệ trẻ em < 1 tuổi được tiêm chủng đầy đủ 7 loại vác xin đạt trên 96 %

- Giảm tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng xuống dưới 16,5%

- Tỷ lệ trẻ em chết < 1 tuổi giảm < 0,4% so với trẻ đẻ sống.

- Tỷ lệ nhiễm HIV: < 0,3 %

- Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm: Có 90% cơ sở sản xuất, 80% cơ sở kinh doanh thực phẩm, 100% người quản lý và 80% người tiêu dùng có hiểu biết và thực hành đúng về vệ sinh an toàn thực phẩm; 90 % các cơ sở  sản xuất, chế biến kinh doanh thực phẩm, ăn uống có đầy đủ thủ tục, giấy phép hoạt kinh doanh

- Xây dựng 04 xã đạt Bộ tiêu chí Quốc gia về y tế xã;

- Xây dựng, tổ chức tiển khai cơ sở điều trị methadone tại Bệnh viện đa khoa huyện Mộc Châu

2.2 Các chỉ tiêu về mạng lưới khám chữa bệnh :

- Đạt tỷ lệ trên 5 bác sỹ/10.000 dân, tuyến xã 80% trạm y tế có bác sỹ 

- Công suất sử dụng giường bệnh  > 100 %.

- Duy trì tỷ lệ 100% các trạm y tế có nữ hộ sinh hoặc y sỹ sản nhi.

- 97 % bản, tiểu khu có cán bộ Y tế hoạt động.

2.3. Công tác quản lý hành nghề y, dược tư nhân.

- Tăng cường và thực hiện có hiệu quả chức năng quản lý Nhà nước về hành nghề y dược tư nhân trên địa bàn.

- Trên 90 % cơ sở hành nghề y, dược được quản lý và kiểm tra giám sát 01lần/năm

Có biểu mẫu kèm the:Tải về tại đây

3. Giải pháp thực hiện:

3.1. Giải pháp về nguồn nhân lực:

- Nhu cầu cán bộ y tế: Thực hiện theo Thông tư số 08/2007/TTLT-BYT-BNV ngày 05/6/2007 hướng dẫn định mức biên chế sự nghiệp trong các cơ sở y tế nhà nước.

- Xây dựng kế hoạch đào tạo để chuẩn hoá và nâng cao trình độ chuyên môn đội ngũ y bác sỹ: Trưởng khoa, phòng ở bệnh viện và Trung tâm Y tế dự phòng có trình độ chuyên khoa I trở lên. Cán bộ trạm y tế có trình độ chuyên môn từ trung cấp trở lên, trưởng trạm y tế có trình độ bác sỹ trở lên, cán bộ y tế bản tiểu khu có trình độ sơ cấp 12 tháng trở lên.

 3.2 Trang thiết bị, kỹ thuật:

 - Tăng cường công tác nghiên cứu khoa học, áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào công tác phòng  bệnh và chữa bệnh.

 - Thường xuyên nâng cấp, đầu tư trang thiết bị tiên tiến hiện đại đáp ứng nhu cầu phòng bệnh, khám chữa bệnh cho nhân dân trong tình hình mới.

 3.3  Xã hội hoá về các loại hình dịch vụ y tế.

- Tăng cường các dịch vụ y tế, triển khai mô hình bác sỹ gia đình, bác sỹ cụm dân cư, triển khai phòng điều trị, chăm sóc người bệnh theo yêu cầu, đảm bảo chất lượng cao tại bệnh viện.

 - Mở rộng các loại hình dịch vụ y tế tư nhân, hoạt động theo qui định của pháp luật.

 - Tăng cường công tác kiểm tra hành nghề y dược tư nhân trên địa bàn.

 3.4 Tài chính:

- Đảm bảo  kinh phí hoạt động thường xuyên của các đơn vị, thực hiện  đúng nguyên tắc tài chính trong thu, chi của các đơn vị sự nghiệp y tế cũng như các trạm y tế xã, thị trấn, nguồn ngân sách tiếp tục đề án cấp Bệnh viện Đa khoa huyện.

- Thực hiện cơ chế tự chủ đối với các cơ sở khám chữa bệnh theo Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ qui định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp y tế công lập nhằm phát huy tính năng động, sáng tạo và nâng cao tinh thần trách nhiệm của cơ sở.

3.5. Giải pháp quản lý:

- Đẩy mạnh cải cách hành chính, cụ thể hoá các văn bản quy phạm pháp luật về y tế phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của huyện - Đẩy mạnh cải cách hành chính trong ngành y tế, đặc biệt chú trọng cải cách thủ tục khám chữa bệnh, thủ tục ra vào viện; tiếp tục đưa đi đào tạo lãnh đạo bệnh viện, lãnh đạo Trung tâm y tế dự phòng về kiến thức quản lý bệnh viện; được trang bị kiến thức quản lý Nhà nước và phổ cập lý luận chính trị từ trung cấp trở lên.

 - Nâng cao kiến thức quản lý nhà nước và ý thức chấp hành pháp luật cho cán bộ y tế; thực hiện tốt quy chế dân chủ ở các cơ sở y tế, xây dựng và đẩy mạnh phong trào thi đua, đặc biệt là việc xây dựng đơn vị và cá nhân điển hình tiên tiến trong ngành.

III. DANH MỤC CÁC DỰ ÁN, HOẠT ĐỘNG ƯU TIÊN CỦA NGÀNH

- Hoàn thiện xây dựng, nâng cấp Bệnh viện Đa khoa Mộc Châu qui mô 200 giường

- Trung tâm Dân số - KHHGĐ huyện

- Xây dựng các trạm Y tế đăng ký đạt bộ tiêu chí Quốc gia về Y tế năm 2015: xã Nà Mường, Hua Păng, Tà Lại và Lóng Sập; hoàn thiện việc đầu tư xây dựng hội trường Trạm Y tế xã Phiêng Luông.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN VÀ KẾ HOẠCH THEO DÕI, ĐÁNH GIÁ

1. Phân công trách nhiệm thực hiện kế hoạch:

- Đ/c trưởng phòng theo dõi mảng kế hoạch phòng bệnh, chữa bệnh

- Đ/c phó phòng theo dõi mảng hành nghề Y dược tư nhân và VSATTP

- Đ/C chuyên viên theo dõi mảng thống kê báo cáo.

2. Tổ chức theo dõi, đánh giá kế hoạch:

Đồng chí trưởng phòng theo dõi, đánh giá, đôn đốc hoàn thành kế hoạch

3. Đề xuất, kiến nghị:

Phòng Y tế có 03 biên chế, làm công tham mưu cho UBND huyện quản lý nhà nước về lĩnh vực y tế và tham gia các ban chỉ đạo, các ngành có liên quan cho nên rất nhiều mảng công việc vì vậy đề nghị với UBND huyên xem xét tăng thêm cho Phòng Y tế 01 biên chế.

 

Trên đây là kế hoạch phát triển sự nghiệp y tế năm 2016 của Phòng Y tế huyện Mộc Châu. /.

 

 

Nơi nhận:

- Phòng TC-KH;

- Lưu: YT.

TRƯỞNG PHÒNG

 

 

 Lê Văn Phương

THÔNG TIN CHỈ ĐẠO ĐIỀU HÀNH
Đăng nhập
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1