Top slide banner
Phương án Phòng, tránh, ứng phó bão lũ, thiên tai trên địa bàn huyện Mộc Châu tỉnh Sơn La năm 2015
UBND HUYỆN MỘC CHÂU

BAN CHỈ HUY PCTT&TKCN

_____________

 

Số: 02/PA-PCTT&TKCN

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

–––––––––––––––––––––––

Mộc Châu, ngày 21 tháng 01  năm 2015

PHƯƠNG ÁN

Phòng, tránh, ứng phó bão lũ, thiên tai

trên địa bàn huyện Mộc Châu tỉnh Sơn La năm 2015

–––––––––––

 

 

Để thực hiện tốt công tác PCTT&TKCN năm 2015; Chương trình hành động của Ủy ban nhân dân huyện  thực hiện Quyết định số 172/QĐ-TTg ngày 16/11/2007 về việc phê duyệt chiến lược Quốc gia về PCLB-GNTT của Thủ tướng Chính phủ đến năm 2020. Ban Chỉ huy PCTT&TKCN huyện xây dựng kế hoạch, bổ sung phương án PCTT&TKCN trên địa bàn huyện Mộc Châu năm 2015 với một số nội dung sau:

A. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

I. MỤC ĐÍCH:

- Nhằm giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai xảy ra tới mức thấp nhất về người, tài sản của Nhà nước và nhân dân.

- Đảm bảo giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội khi thiên tai xảy ra, khẩn trương khắc phục hậu quả để ổn định đời sống của nhân dân, đảm bảo mọi hoạt động kinh tế và sản xuất không bị ngừng trệ.

II. YÊU CẦU:

- Thực hiện phương châm 4 tại chỗ "Vật tư,  phương tiện và kinh phí tại chỗ - Nhân lực tại chỗ - Chỉ huy tại chỗ - Hậu cần tại chỗ”vàba sẵn sàng"Chủ động phòng, tránh - Đối phó kịp thời - Khắc phục khẩn trương có hiệu quả”;

- Mỗi người dân phải chủ động có ý thức phòng, tránh và chủ động ứng phó với thiên tai kịp thời, khắc phục khẩn trương hậu quả khi thiên tai xảy ra.

- Khi thiên tai xảy ra nhân dân chủ động tự lo nguồn kinh phí, công lao động để khắc phục hậu quả, Nhà nước hỗ trợ một phần vật tư và kinh phí để khắc phục hậu quả về sản xuất và sửa chữa các công trình phúc lợi công cộng, phát huy tinh thần tương thân tương ái, ổn định cuộc sống và sản xuất cho các vùng bị thiệt hại do thiên tai gây ra.

B. CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG, TRÁNH, ỨNG PHÓ THIÊN TAI:

I. CÁC DẠNG THIÊN TAI VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC

1. Các dạng thiên tai: Huyện Mộc Châu hàng năm xảy ra các dạng thiên tai như rét đậm, rét hại, hạn hán, gió lốc, mưa đá, sét đánh, lũ ống, lũ quét, sạt lở đất, đá đã gây nhiều thiệt hại về tài sản của Nhà nước và của nhân dân.

2. Các biện pháp khắc phục: Các cấp, các ngành thực hiện nghiêm túc chỉ thị, công điện, văn bản chỉ đạo của Trung Ương, Tỉnh, Ban chỉ huy PCTT&TKCN huyện. Xây dựng phương án cụ thể để xử lý kịp thời các tình huống cho các dạng thiên tai.

- Phòng, chống rét đậm, rét hại, hạn hán: Thực hiện nghiêm túc công văn số 1801/UBND-NN ngày 27/12/2014 của UBND huyện về việc tăng cường các biện pháp cấp bách phòng chống giá, rét cho cây chồng, vật nuôi. Chủ động theo dõi, thường xuyên nắm bắt diễn biến thời tiết trên địa bàn, địa điểm để có giải pháp kỹ thuật, chuẩn bị thiết bị, nhiên liệu, vật tư, giống cây trồng, vật nuôi, kinh phí phòng và chống cho phù hợp với mùa vụ.

- Phòng, chống, đối phó với gió lốc, mưa đá: Theo dõi, nắm bắt diễn biễn khí tượng thủy văn trên địa bàn; Chủ động chằng néo nhà cửa, kho tàng, công sở, công trình công cộng; kiểm tra an toàn hành lang lưới điện, cắm biển báo cảnh báo về giao thông, che phủ cho cây chồng, vật nuôi…

- Phòng tránh đối phó lũ quét, sạt lở, ngập lụt: Theo dõi, thường xuyên nắm bắt diễn biến thời tiết trên địa bàn, địa điểm, những nơi thường xảy ra lũ quét, sạt lở và có nguy cơ sạt lở để có giải pháp ứng phó kịp thời khi thiên tai xảy ra, đặc biệt trong mùa mưa lũ. Di chuyển những hộ có nguy cơ sạt lở cao, ngập lụt ven sông, suối  đến nơi an toàn trước mùa mưa lũ.

II. NHIỆM VỤ THỰC HIỆN TRƯỚC, TRONG VÀ SAU MÙA MƯA LŨ

1. Từ tháng 1/2015 đến tháng 5/2015

- Các cấp các ngành rà soát bổ sung các phương án PCTT&TKCN của địa phương, đơn vị, ngành. Thực hiện nghiêm túc các chỉ thị, văn bản chỉ đạo của Trung ương, tỉnh, huyện.

- Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng và Chính quyền địa phương từ huyện, xã, thị trấn đến các bản, tiểu khu, các cơ quan, ban ngành và phối hợp chặt chẽ với các đoàn thể, tuyên truyền phổ biến mọi tầng lớp nhân dân nhận thức đầy đủ về tác hại của bão, lũ từ đó luôn đề cao tinh thần trách nhiệm trong việc PCLB và nắm vững được các phương pháp phòng chống, kỹ thuật ứng phó với thiên tai bằng mọi hình thức, toàn diện và tích cực tham gia vào công tác PCTT&TKCN.

- Chỉ đạo việc dự trữ lương thực, thực phẩm, thuốc men và các nhu yếu phẩm khác cho mùa mưa lũ, nhất là đối với những vùng dễ bị chia cắt bởi giao thông và thông tin liên lạc. Chuẩn bị các điều kiện vật chất, phương tiện kỹ thuật, vật tư... để đảo bảo xử lý kịp thời khi thiên tai xảy ra.

- Thực hiện nghiêm túc việc rà soát, di chuyển dân ra khỏi các điểm có nguy cơ sạt lở cao, nơi ven sông, suối có nguy cơ xảy ra lũ quét và nơi ngập úng cục bộ trong mùa mưa lũ. Thực hiện cắm mốc cảnh báo, biển báo nguy hiểm.

2. Từ tháng 5/2015 đến tháng 10/2015

- Ban chỉ huy PCTT&TKCN, các xã, thị trấn và các đơn vị doanh nghiệp đóng trên địa bàn huyện Mộc Châu, thực hiện nghiêm túc sự chỉ đạo của Ban chỉ đạo PCTT&TKCN Trung ương, Tỉnh, huyện và tổ chức trực ban PCTT 24/24 giờ trong những ngày xảy ra bão, lũ. Theo dõi sát diễn biến thời tiết, các tình huống, sự cố thiên tai trên địa bàn để kịp thời chỉ đạo, cảnh báo và xử lý tình huống xảy ra trên địa bàn. Báo cáo kịp thời về Ban chỉ huy PCTT&TKCN huyện biết và chỉ đạo.

- Khi có thiên tai, lũ quét xảy ra, triển khai kịp thời phương án cứu nạn, kiểm tra, xác minh, chỉ đạo khắc phục hậu quả thiệt hại, tổ chức hỗ trợ, thăm hỏi gia đình người bị nạn. Động viên người dân phòng, chống dịch bệnh, xử lý môi trường. Thực hiện tốt chính sách xã hội, ổn định đời sống nhân dân. Trong điều kiện vượt quá tầm kiểm soát của địa phương, đơn vị phải thông báo cho Ban Chỉ huy PCTT&TKCN huyện để điều động nhân lực, vật liệu ứng cứu kịp thời.

- Thường xuyên bố trí cán bộ kiểm tra các điểm sung yếu như:

+  Lũ quét: Dọc lưu vực các suối, lũ quét cục bộ những lưu vực nhỏ địa bàn các xã: Tân Hợp, Hua Păng, Nà Mường, Quy Hướng, Chiềng Hắc và Lóng Sập;

+ Sạt Lở: Bản Chiềng Khòng xã Quy Hướng, bản Sò Lườn xã Mường Sang; bản Bó Ban (điểm TĐC Co Phương 1) xã Chiềng Sơn.

+ Ngập úng một số bản, tiểu khu: Đông Sang, Tân Lập, thị trấn Nông trường Mộc Châu;

+ Các tuyến đường giao thông sung yếu: QL43, tỉnh lộ 104,102  và các tuyến đường liên xã như các tuyến Tân Lập - Tân Hợp, Nà Mường - Quy Hướng; Mường Sang – Chiềng Khừa.

- Đảm bảo thông tin liên lạc, phục vụ chỉ đạo, điều hành các cấp khi có mưa lũ xảy ra.

- Tổ chức tiếp nhận, quản lý, sử dụng, các nguồn kinh phí phục vụ nhiệm vụ PCTT như: Kinh phí bão lũ, các khoản hỗ trợ đóng góp của các tổ chức, cá nhân..., Quỹ PCTT bảo đảm đáp ứng kịp thời xử lý các tình huống, sử dụng đúng mục đích có hiệu quả.

3. Sau mùa mưa lũ từ tháng 10/2015 đến tháng 12/2015

Tập trung chỉ đạo và triển khai kịp thời các biện pháp khắc phục, sửa chữa các công trình hạ tầng kỹ thuật bị hư hại. Phát động phong trào ra quân làm thủy lợi, giao thông nông thôn, khôi phục sản xuất, ổn định đời sống nhân dân.

III. PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ TỔ CHỨC  THỰC HIỆN

1. Ban Chỉ huy PCTT&TKCN huyện: Thường xuyên cập nhật thông tin về thời tiết, thông tin kịp thời và sớm có dự báo, cảnh báo về các hiện tượng thiên tai trong đó có gió lốc và mưa đá cho các cấp có thẩm quyền và các cơ quan chuyên môn để tập trung chỉ đạo, điều hành ứng phó kịp thời khi có thiên tai xảy ra. Thông báo ngay cho thành viên Ban Chỉ đạo phối hợp thực hiện.

2. Đối với thành viên Ban chỉ huy PCTT&TKCN: Thực hiện theo sự phân công của Trưởng Ban chỉ huy tại Thông báo số 01/TB-BCH ngày 21/01/2015 về việc phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên Ban Chỉ huy PCTT&TKCN huyện Mộc Châu năm 2015.

3. Đối với các đơn vị, ban ngành

- Đài phát thanh truyền hình huyện:Đảm bảo thông tin tuyên truyền về các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác PCTT&TKCN trên địa bàn toàn huyện trong hệ thống Truyền thanh, truyền hình từ huyện đến cơ sở nhằm đưa tin kịp thời các hoạt động chỉ đạo để xử lý tình huống trong công tác phòng chồng bão, lũ.

- Phòng Nông nghiệp và PTNT: Tổ chức trực ban phòng, chống bão, lũ 24/24 giờ trong những ngày xảy ra bão, lũ, theo dõi sát dự báo thời tiết, các tình huống, sự cố thiên tai xảy ra. Tham mưu, báo cáo kịp thời cho Trưởng ban chỉ huy để chỉ đạo các ngành, các đơn vị trên địa bàn chủ động phòng tránh, đối phó kịp thời khi lũ bão, thiên tai xảy ra. Đôn đốc các đơn vị thực hiện Công điện, nội dung chỉ đạo PCBL Trung ương, UBND tỉnh và huyện. Đề xuất chính sách hỗ trợ người dân vùng bị thiệt hại có điều kiện sớm phục hồi sản xuất.

+  Tham mưu xây dựng kế hoạch, nhiệm vụ công tác PCTT&TKCN hàng năm trong toàn huyện.

+  Tổng hợp đề xuất cấp vật tư, kinh phí và mọi vấn đề liên quan đến công tác PCTT&TKCN trong toàn huyện và trình UBND huyện quyết định.

+ Xử lý các vấn đề liên quan đến công tác PCTT&TKCN khi được Trưởng ban ủy quyền.

- Ban chỉ huy Quân sự, Công an, Bộ đội Biên phòng huyện:

Chủ động, có kế hoạch nguồn nhân lực cùng các phương tiện, thiết bị thông tin liên lạc, nhà bạt, phao cứu hộ, áo phao cứu sinh và các thiết bị thông dụng, công cụ thông dụng khác... để sẵn sàng tham gia sơ tán, di rời dân, cứu hộ- cứu nạn, cứu sập, sạt lở khi có thiên tai xảy ra. 

- Phòng Kinh tế-Hạ tầng, Công ty Cổ phần QLSC xây dựng công trình giao thông II Sơn La và CT TNHH một thành viên quản lý  và xây dựng đường bộ 224:

Nắm bắt và đề xuất kế hoạch huy động các lực lượng thi công cơ giới khi thiên tai bão lũ xảy ra. Chủ động trong tổ chức đảm bảo giao thông, thông suốt trong mùa mưa lũ đối với các tuyến đường huyết mạch, thường xuyên tuần tra, kiểm tra các điểm xung yếu trên các tuyến đường, khu vực dân cư thường xuyên xảy ra sạt lở,...  có giải pháp xử lý khi xảy ra ách tắc, bị chia cắt do mưa lũ và thiên tai. Đồng thời tập trung chỉ đạo các đội, các tổ dự phòng vật tư, vật liệu, chuẩn bị các phương tiện máy súc, máy ủi, xe vận tải... sẵn sàng huy động tối đa lực lượng phương tiện khi có yêu cầu.

- Phòng Y tế, Trung tâm Y tế huyện:

Chỉ đạo Bệnh viện Đa khoa huyện, các Trạm y tế xã đảm bảo lực lượng y - bác sỹ, sẵn sàng các đội cấp cứu, đảm bảo đủ cơ số thuốc, phương tiện, vật tư, thiết bị y tế cần thiết để đáp ứng nhu cầu cứu thương và khắc phục hậu quả. Kịp thời kiểm tra, hướng dẫn phòng tránh và xử lý những ổ dịch bệnh phát sinh trong mùa mưa lũ.

- Đề nghị Ủy ban MTTQ và các tổ chức đoàn thể:

Xây dựng kế hoạch tuyên truyền sâu rộng tới hội viên của mình để chủ động phòng, tránh, khắc phục kịp thời hậu quả khi có thiên tai xảy ra trên địa bàn. Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh chỉ đạo và huy động lực lượng đoàn viên, thanh niên các địa phương, địa bàn cơ sở bị bão lũ, thiên tai xảy ra và  trực tiếp giúp dân khắc phục hâụ quả để khôi phục sản xuất, vệ sinh môi trường, ổn định đời sồng cho nhân dân. Hội chữ thập đỏ phối hợp với phòng Lao động Thương binh & xã hội huyện: Thăm hỏi động viên và tổ chức thực hiện cứu trợ, hỗ trợ kịp thời cung ứng, lương thực, hàng hóa, nhu cầu yếu phẩm cho nhân dân vùng bị thiệt hại, không để người dân thiếu đói. Công tác hỗ trợ phải đảm bảo đúng mục đích, đúng chế độ, chính sách. Hướng dẫn UBND các xã, thị trấn giải quyết các chính sách trợ giúp đột xuất cho các đối tượng bị thiệt hại do lũ bão gây ra.

- Bưu điện huyện: Đảm bảo thông tin bưu chính thông suốt từ huyện tới các xã,  nhất là các xã vùng sâu, vùng xa.

- Trung tâm viễn thông Mộc Châu: Đảm bảo mạng thông tin hoạt động thông suốt từ huyện tới các xã, thị trấn nhất là các xã vùng  sâu, vùng xa.

-  Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện: Đảm bảo an toàn và có các biện pháp chỉ đạo, duy trì công tác dạy và học những vùng bão lũ, thiên tai xảy ra.

- Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện: Đảm bảo nguồn ngân sách dự phòng  trình UBND huyện chi phục vụ cho công tác PCTT&TKCN cho các địa phương bị thiệt hại.

- Chi nhánh điện: Đảm bảo nguồn điện phục vụ, Chủ động bảo vệ hệ thống điện, thiết bị điện, trạm biến thế đồng thời xử lý khắc phục sự cố đường dây tải điện bị hư hỏng trong thời gian sớm nhất.

4. Đối với các xã, thị trấn:

- Ban chỉ huy PCTT&TKCN xã, thị trấn xây dựng kế hoạch, phương án PCTT&TKCN trên địa bàn, triển khai khẩn trương, triệt để thực hiện phương châm 4 tại chỗ nhanh chóng khắc phục hậu quả khi sự cố thiên tai xảy ra. Trực ban 24/24 giờ, báo cáo nhanh về Ban chỉ huy PCTT&TKCN huyện (số máy thường trực phòng Nông  nghiệp & PTNT: 0223.866.977 và 0223.866.498;  Gmail: NongnghiepMocChau@gmail.com) và thành viên Ban Chỉ đạo phụ trách xã để phối hợp khắc phục hậu quả.

- Chủ động chuẩn bị các loại vật tư và dùng các vật liệu sẵn có tại địa phương như: Tre, nứa, gỗ... để thực hiện việc chống, chằng néo nhà cửa, kho tàng, trường học, trạm xá, phòng chống gió lốc, mưa đá; áp dụng các biện pháp kỹ thuật để che phủ các loại cây ăn quả đề phòng mưa đá.

- Chủ động phối hợp với lực lượng vũ trang, các ban, ngành, đơn vị đóng trên địa bàn, lực lượng chi viện, hỗ trợ từ cấp trên và huy động lực lương tại chỗ tổ chức di rời,  cứu nạn, cứu hộ kịp thời và an toàn.

- Tổ chức các lực lượng xung kích thường trực để sẵn sàng ứng phó khi có tình huống xấu xảy ra như sập, đổ nhà, lũ quét..... Huy động và phân công lực lượng trợ giúp người dân khôi phục hậu quả thiên tai xảy ra.

- Báo cáo kịp thời về Ban chỉ huy PCTT&TKCN huyện để  tổng hợp, xử lý những vấn đề cơ sở chưa giải quyết được.

C. LỰC LƯỢNG, PHƯƠNG TIỆN PHÒNG, TRÁNH, ỨNG PHÓ

1. Lực lượng: Bão lũ và thiên tai xảy ra ở địa phương nào, yêu cầu ở địa phương đó phải huy động mọi lực lượng hiện có để cứu trợ, trong trường hợp vượt quá khả năng cần phải huy động các lực lượng khác cần báo cáo về Ban Chỉ huy PCTT&TKCN huyện nắm bắt và chỉ đạo ứng cứu;

2. Phương tiện khắc phục hậu quả do thiên tai xảy ra: Huy động các cơ sở, các ngành, Trung tâm y tế, Bệnh viện đa khoa, các Doanh nghiệp.

3. Trang thiết bị: Áo phao, nhà bạt Ban chỉ huy quân sự huyện quản lý.

4. Hoá chất khử trùng:  Trung tâm Y tế huyện kế hoạch chủ động phục vụ khi thiên tai xảy ra.

5. Các trang thiết bị khác: Huy động vốn tại chỗ, đồ dùng sẵn có trong dân như cuốc xẻng, xà beng.....

    D. TỔ CHỨC THỰC HIỆN, ĐIỀU HÀNH, CHỈ HUY PHÒNG, TRÁNH, ỨNG PHÓ

1. Thực hiện cơ chế tập trung, thống nhất từ Ban chỉ huy PCTT&TKCN dưới sự điều hành của UBND tỉnh; UBND huyện đến UBND các xã, thị trấn, bản, tiểu khu và từng đơn vị nhằm thực hiện có hiệu quả công tác phòng, tránh, ứng cứu kịp thời khi có bão lũ, thiên tai xảy ra.

2. Các cơ quan, Ban, ngành, đơn vị, các doanh nghiệp, các công ty, các xã, thị trấn căn cứ vào tình hình thực tế chủ động xây dựng phương án phòng, tránh, ứng phó khi có bão lũ và thiên tai xảy ra.

3. Trong chỉ đạo, điều hành, ứng phó với mưa lũ cần tập trung lực lượng, phương tiện ứng cứu có hiệu quả các khu vực xung yếu, khống chế hoặc di rời dân đến nơi an toàn để tránh gây thiệt hại về người, hạn chế thấp nhất thiệt hại về tài sản.

4. Chủ tịch UBND huyện, Thủ trưởng các đơn vị,  Chủ tịch UBND các xã, thị trấn trực tiếp chỉ đạo Ban chỉ huy PCTT&TKCN của đơn vị, địa phương mình. Thực hiện nhiệm vụ được phân công khi bão lũ xảy ra. Các thành viên Ban Chỉ huy PCTT&TKCN huyện, xã, thị trấn thực hiện nhiệm vụ trên địa bàn mình được phân công phụ trách.

5. Các tổ chức lực lượng đóng trên địa bàn huyện, xã, thị trấn phải chịu sự điều động và chấp hành nghiêm túc sự chỉ đạo của Chủ tịch UBND huyện, xã, thị trấn và Trưởng Ban Chỉ huy PCTT&TKCN địa phương.

6. Ban Chỉ huy PCTT&TKCN các cấp các ngành thực hiện chế độ thông tin hai chiều đảm bảo tính chính xác và nhanh nhất phục vụ cho công tác chỉ huy điều hành, đảm bảo Quy định về công tác trực ban PCTT&TKCN trên địa bàn.

E. KINH PHÍ XỬ LÝ TÌNH HUỐNG

Kinh phí xử lý xự cố đột xuất, cấp bách được sử dụng:

- Nguồn kinh phí tại chỗ từ quỹ PCTT&TKCN và nguồn dự phòng ngân sách của huyện, xã;

- Kinh phí từ quỹ quyên góp ủng hộ, cứu trợ khắc phục hậu quả thiên tai qua Uỷ ban mặt trận Tổ quốc huyện;

Nhằm giảm thiệt hại do thiên tai gây ra đến mức thấp nhất về tính mạng và tài sản của nhân dân và Nhà nước, Ban Chỉ huy PCTT&TKCN huyện Mộc Châu yêu cầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn, các thành viên Ban Chỉ huy PCTT&TKCN huyện, các cơ quan đơn vị có liên quan nghiêm túc triển khai thực hiện./.

 

Nơi nhận:

- Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh;

- TT Huyện ủy;

- TT HĐND- UBND huyện;

- Thành viên BCH PCTT&TKCN huyện;

- Các xã, thị trấn;

- Các cơ quan, đơn vị;

- Lưu: VT, NN ( 40 bản).

KT. TRƯỞNG BAN

PHÓ TRƯỞNG BAN THƯỜNG TRỰC

 

 

 

Đã ký

 

 

 

PHÓ CHỦ TỊCH UBND HUYỆN

Trương Hoa Bắc

 

UBND HUYỆN MỘC CHÂU

BAN CHỈ HUY PCTT&TKCN

_____________

 

Số: 02/PA-PCTT&TKCN

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

–––––––––––––––––––––––

Mộc Châu, ngày 21 tháng 01  năm 2015

PHƯƠNG ÁN

Phòng, tránh, ứng phó bão lũ, thiên tai

trên địa bàn huyện Mộc Châu tỉnh Sơn La năm 2015

–––––––––––

 

 

Để thực hiện tốt công tác PCTT&TKCN năm 2015; Chương trình hành động của Ủy ban nhân dân huyện  thực hiện Quyết định số 172/QĐ-TTg ngày 16/11/2007 về việc phê duyệt chiến lược Quốc gia về PCLB-GNTT của Thủ tướng Chính phủ đến năm 2020. Ban Chỉ huy PCTT&TKCN huyện xây dựng kế hoạch, bổ sung phương án PCTT&TKCN trên địa bàn huyện Mộc Châu năm 2015 với một số nội dung sau:

A. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

I. MỤC ĐÍCH:

- Nhằm giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai xảy ra tới mức thấp nhất về người, tài sản của Nhà nước và nhân dân.

- Đảm bảo giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội khi thiên tai xảy ra, khẩn trương khắc phục hậu quả để ổn định đời sống của nhân dân, đảm bảo mọi hoạt động kinh tế và sản xuất không bị ngừng trệ.

II. YÊU CẦU:

- Thực hiện phương châm 4 tại chỗ "Vật tư,  phương tiện và kinh phí tại chỗ - Nhân lực tại chỗ - Chỉ huy tại chỗ - Hậu cần tại chỗ”vàba sẵn sàng"Chủ động phòng, tránh - Đối phó kịp thời - Khắc phục khẩn trương có hiệu quả”;

- Mỗi người dân phải chủ động có ý thức phòng, tránh và chủ động ứng phó với thiên tai kịp thời, khắc phục khẩn trương hậu quả khi thiên tai xảy ra.

- Khi thiên tai xảy ra nhân dân chủ động tự lo nguồn kinh phí, công lao động để khắc phục hậu quả, Nhà nước hỗ trợ một phần vật tư và kinh phí để khắc phục hậu quả về sản xuất và sửa chữa các công trình phúc lợi công cộng, phát huy tinh thần tương thân tương ái, ổn định cuộc sống và sản xuất cho các vùng bị thiệt hại do thiên tai gây ra.

B. CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG, TRÁNH, ỨNG PHÓ THIÊN TAI:

I. CÁC DẠNG THIÊN TAI VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC

1. Các dạng thiên tai: Huyện Mộc Châu hàng năm xảy ra các dạng thiên tai như rét đậm, rét hại, hạn hán, gió lốc, mưa đá, sét đánh, lũ ống, lũ quét, sạt lở đất, đá đã gây nhiều thiệt hại về tài sản của Nhà nước và của nhân dân.

2. Các biện pháp khắc phục: Các cấp, các ngành thực hiện nghiêm túc chỉ thị, công điện, văn bản chỉ đạo của Trung Ương, Tỉnh, Ban chỉ huy PCTT&TKCN huyện. Xây dựng phương án cụ thể để xử lý kịp thời các tình huống cho các dạng thiên tai.

- Phòng, chống rét đậm, rét hại, hạn hán: Thực hiện nghiêm túc công văn số 1801/UBND-NN ngày 27/12/2014 của UBND huyện về việc tăng cường các biện pháp cấp bách phòng chống giá, rét cho cây chồng, vật nuôi. Chủ động theo dõi, thường xuyên nắm bắt diễn biến thời tiết trên địa bàn, địa điểm để có giải pháp kỹ thuật, chuẩn bị thiết bị, nhiên liệu, vật tư, giống cây trồng, vật nuôi, kinh phí phòng và chống cho phù hợp với mùa vụ.

- Phòng, chống, đối phó với gió lốc, mưa đá: Theo dõi, nắm bắt diễn biễn khí tượng thủy văn trên địa bàn; Chủ động chằng néo nhà cửa, kho tàng, công sở, công trình công cộng; kiểm tra an toàn hành lang lưới điện, cắm biển báo cảnh báo về giao thông, che phủ cho cây chồng, vật nuôi…

- Phòng tránh đối phó lũ quét, sạt lở, ngập lụt: Theo dõi, thường xuyên nắm bắt diễn biến thời tiết trên địa bàn, địa điểm, những nơi thường xảy ra lũ quét, sạt lở và có nguy cơ sạt lở để có giải pháp ứng phó kịp thời khi thiên tai xảy ra, đặc biệt trong mùa mưa lũ. Di chuyển những hộ có nguy cơ sạt lở cao, ngập lụt ven sông, suối  đến nơi an toàn trước mùa mưa lũ.

II. NHIỆM VỤ THỰC HIỆN TRƯỚC, TRONG VÀ SAU MÙA MƯA LŨ

1. Từ tháng 1/2015 đến tháng 5/2015

- Các cấp các ngành rà soát bổ sung các phương án PCTT&TKCN của địa phương, đơn vị, ngành. Thực hiện nghiêm túc các chỉ thị, văn bản chỉ đạo của Trung ương, tỉnh, huyện.

- Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng và Chính quyền địa phương từ huyện, xã, thị trấn đến các bản, tiểu khu, các cơ quan, ban ngành và phối hợp chặt chẽ với các đoàn thể, tuyên truyền phổ biến mọi tầng lớp nhân dân nhận thức đầy đủ về tác hại của bão, lũ từ đó luôn đề cao tinh thần trách nhiệm trong việc PCLB và nắm vững được các phương pháp phòng chống, kỹ thuật ứng phó với thiên tai bằng mọi hình thức, toàn diện và tích cực tham gia vào công tác PCTT&TKCN.

- Chỉ đạo việc dự trữ lương thực, thực phẩm, thuốc men và các nhu yếu phẩm khác cho mùa mưa lũ, nhất là đối với những vùng dễ bị chia cắt bởi giao thông và thông tin liên lạc. Chuẩn bị các điều kiện vật chất, phương tiện kỹ thuật, vật tư... để đảo bảo xử lý kịp thời khi thiên tai xảy ra.

- Thực hiện nghiêm túc việc rà soát, di chuyển dân ra khỏi các điểm có nguy cơ sạt lở cao, nơi ven sông, suối có nguy cơ xảy ra lũ quét và nơi ngập úng cục bộ trong mùa mưa lũ. Thực hiện cắm mốc cảnh báo, biển báo nguy hiểm.

2. Từ tháng 5/2015 đến tháng 10/2015

- Ban chỉ huy PCTT&TKCN, các xã, thị trấn và các đơn vị doanh nghiệp đóng trên địa bàn huyện Mộc Châu, thực hiện nghiêm túc sự chỉ đạo của Ban chỉ đạo PCTT&TKCN Trung ương, Tỉnh, huyện và tổ chức trực ban PCTT 24/24 giờ trong những ngày xảy ra bão, lũ. Theo dõi sát diễn biến thời tiết, các tình huống, sự cố thiên tai trên địa bàn để kịp thời chỉ đạo, cảnh báo và xử lý tình huống xảy ra trên địa bàn. Báo cáo kịp thời về Ban chỉ huy PCTT&TKCN huyện biết và chỉ đạo.

- Khi có thiên tai, lũ quét xảy ra, triển khai kịp thời phương án cứu nạn, kiểm tra, xác minh, chỉ đạo khắc phục hậu quả thiệt hại, tổ chức hỗ trợ, thăm hỏi gia đình người bị nạn. Động viên người dân phòng, chống dịch bệnh, xử lý môi trường. Thực hiện tốt chính sách xã hội, ổn định đời sống nhân dân. Trong điều kiện vượt quá tầm kiểm soát của địa phương, đơn vị phải thông báo cho Ban Chỉ huy PCTT&TKCN huyện để điều động nhân lực, vật liệu ứng cứu kịp thời.

- Thường xuyên bố trí cán bộ kiểm tra các điểm sung yếu như:

+  Lũ quét: Dọc lưu vực các suối, lũ quét cục bộ những lưu vực nhỏ địa bàn các xã: Tân Hợp, Hua Păng, Nà Mường, Quy Hướng, Chiềng Hắc và Lóng Sập;

+ Sạt Lở: Bản Chiềng Khòng xã Quy Hướng, bản Sò Lườn xã Mường Sang; bản Bó Ban (điểm TĐC Co Phương 1) xã Chiềng Sơn.

+ Ngập úng một số bản, tiểu khu: Đông Sang, Tân Lập, thị trấn Nông trường Mộc Châu;

+ Các tuyến đường giao thông sung yếu: QL43, tỉnh lộ 104,102  và các tuyến đường liên xã như các tuyến Tân Lập - Tân Hợp, Nà Mường - Quy Hướng; Mường Sang – Chiềng Khừa.

- Đảm bảo thông tin liên lạc, phục vụ chỉ đạo, điều hành các cấp khi có mưa lũ xảy ra.

- Tổ chức tiếp nhận, quản lý, sử dụng, các nguồn kinh phí phục vụ nhiệm vụ PCTT như: Kinh phí bão lũ, các khoản hỗ trợ đóng góp của các tổ chức, cá nhân..., Quỹ PCTT bảo đảm đáp ứng kịp thời xử lý các tình huống, sử dụng đúng mục đích có hiệu quả.

3. Sau mùa mưa lũ từ tháng 10/2015 đến tháng 12/2015

Tập trung chỉ đạo và triển khai kịp thời các biện pháp khắc phục, sửa chữa các công trình hạ tầng kỹ thuật bị hư hại. Phát động phong trào ra quân làm thủy lợi, giao thông nông thôn, khôi phục sản xuất, ổn định đời sống nhân dân.

III. PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ TỔ CHỨC  THỰC HIỆN

1. Ban Chỉ huy PCTT&TKCN huyện: Thường xuyên cập nhật thông tin về thời tiết, thông tin kịp thời và sớm có dự báo, cảnh báo về các hiện tượng thiên tai trong đó có gió lốc và mưa đá cho các cấp có thẩm quyền và các cơ quan chuyên môn để tập trung chỉ đạo, điều hành ứng phó kịp thời khi có thiên tai xảy ra. Thông báo ngay cho thành viên Ban Chỉ đạo phối hợp thực hiện.

2. Đối với thành viên Ban chỉ huy PCTT&TKCN: Thực hiện theo sự phân công của Trưởng Ban chỉ huy tại Thông báo số 01/TB-BCH ngày 21/01/2015 về việc phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên Ban Chỉ huy PCTT&TKCN huyện Mộc Châu năm 2015.

3. Đối với các đơn vị, ban ngành

- Đài phát thanh truyền hình huyện:Đảm bảo thông tin tuyên truyền về các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác PCTT&TKCN trên địa bàn toàn huyện trong hệ thống Truyền thanh, truyền hình từ huyện đến cơ sở nhằm đưa tin kịp thời các hoạt động chỉ đạo để xử lý tình huống trong công tác phòng chồng bão, lũ.

- Phòng Nông nghiệp và PTNT: Tổ chức trực ban phòng, chống bão, lũ 24/24 giờ trong những ngày xảy ra bão, lũ, theo dõi sát dự báo thời tiết, các tình huống, sự cố thiên tai xảy ra. Tham mưu, báo cáo kịp thời cho Trưởng ban chỉ huy để chỉ đạo các ngành, các đơn vị trên địa bàn chủ động phòng tránh, đối phó kịp thời khi lũ bão, thiên tai xảy ra. Đôn đốc các đơn vị thực hiện Công điện, nội dung chỉ đạo PCBL Trung ương, UBND tỉnh và huyện. Đề xuất chính sách hỗ trợ người dân vùng bị thiệt hại có điều kiện sớm phục hồi sản xuất.

+  Tham mưu xây dựng kế hoạch, nhiệm vụ công tác PCTT&TKCN hàng năm trong toàn huyện.

+  Tổng hợp đề xuất cấp vật tư, kinh phí và mọi vấn đề liên quan đến công tác PCTT&TKCN trong toàn huyện và trình UBND huyện quyết định.

+ Xử lý các vấn đề liên quan đến công tác PCTT&TKCN khi được Trưởng ban ủy quyền.

- Ban chỉ huy Quân sự, Công an, Bộ đội Biên phòng huyện:

Chủ động, có kế hoạch nguồn nhân lực cùng các phương tiện, thiết bị thông tin liên lạc, nhà bạt, phao cứu hộ, áo phao cứu sinh và các thiết bị thông dụng, công cụ thông dụng khác... để sẵn sàng tham gia sơ tán, di rời dân, cứu hộ- cứu nạn, cứu sập, sạt lở khi có thiên tai xảy ra. 

- Phòng Kinh tế-Hạ tầng, Công ty Cổ phần QLSC xây dựng công trình giao thông II Sơn La và CT TNHH một thành viên quản lý  và xây dựng đường bộ 224:

Nắm bắt và đề xuất kế hoạch huy động các lực lượng thi công cơ giới khi thiên tai bão lũ xảy ra. Chủ động trong tổ chức đảm bảo giao thông, thông suốt trong mùa mưa lũ đối với các tuyến đường huyết mạch, thường xuyên tuần tra, kiểm tra các điểm xung yếu trên các tuyến đường, khu vực dân cư thường xuyên xảy ra sạt lở,...  có giải pháp xử lý khi xảy ra ách tắc, bị chia cắt do mưa lũ và thiên tai. Đồng thời tập trung chỉ đạo các đội, các tổ dự phòng vật tư, vật liệu, chuẩn bị các phương tiện máy súc, máy ủi, xe vận tải... sẵn sàng huy động tối đa lực lượng phương tiện khi có yêu cầu.

- Phòng Y tế, Trung tâm Y tế huyện:

Chỉ đạo Bệnh viện Đa khoa huyện, các Trạm y tế xã đảm bảo lực lượng y - bác sỹ, sẵn sàng các đội cấp cứu, đảm bảo đủ cơ số thuốc, phương tiện, vật tư, thiết bị y tế cần thiết để đáp ứng nhu cầu cứu thương và khắc phục hậu quả. Kịp thời kiểm tra, hướng dẫn phòng tránh và xử lý những ổ dịch bệnh phát sinh trong mùa mưa lũ.

- Đề nghị Ủy ban MTTQ và các tổ chức đoàn thể:

Xây dựng kế hoạch tuyên truyền sâu rộng tới hội viên của mình để chủ động phòng, tránh, khắc phục kịp thời hậu quả khi có thiên tai xảy ra trên địa bàn. Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh chỉ đạo và huy động lực lượng đoàn viên, thanh niên các địa phương, địa bàn cơ sở bị bão lũ, thiên tai xảy ra và  trực tiếp giúp dân khắc phục hâụ quả để khôi phục sản xuất, vệ sinh môi trường, ổn định đời sồng cho nhân dân. Hội chữ thập đỏ phối hợp với phòng Lao động Thương binh & xã hội huyện: Thăm hỏi động viên và tổ chức thực hiện cứu trợ, hỗ trợ kịp thời cung ứng, lương thực, hàng hóa, nhu cầu yếu phẩm cho nhân dân vùng bị thiệt hại, không để người dân thiếu đói. Công tác hỗ trợ phải đảm bảo đúng mục đích, đúng chế độ, chính sách. Hướng dẫn UBND các xã, thị trấn giải quyết các chính sách trợ giúp đột xuất cho các đối tượng bị thiệt hại do lũ bão gây ra.

- Bưu điện huyện: Đảm bảo thông tin bưu chính thông suốt từ huyện tới các xã,  nhất là các xã vùng sâu, vùng xa.

- Trung tâm viễn thông Mộc Châu: Đảm bảo mạng thông tin hoạt động thông suốt từ huyện tới các xã, thị trấn nhất là các xã vùng  sâu, vùng xa.

-  Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện: Đảm bảo an toàn và có các biện pháp chỉ đạo, duy trì công tác dạy và học những vùng bão lũ, thiên tai xảy ra.

- Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện: Đảm bảo nguồn ngân sách dự phòng  trình UBND huyện chi phục vụ cho công tác PCTT&TKCN cho các địa phương bị thiệt hại.

- Chi nhánh điện: Đảm bảo nguồn điện phục vụ, Chủ động bảo vệ hệ thống điện, thiết bị điện, trạm biến thế đồng thời xử lý khắc phục sự cố đường dây tải điện bị hư hỏng trong thời gian sớm nhất.

4. Đối với các xã, thị trấn:

- Ban chỉ huy PCTT&TKCN xã, thị trấn xây dựng kế hoạch, phương án PCTT&TKCN trên địa bàn, triển khai khẩn trương, triệt để thực hiện phương châm 4 tại chỗ nhanh chóng khắc phục hậu quả khi sự cố thiên tai xảy ra. Trực ban 24/24 giờ, báo cáo nhanh về Ban chỉ huy PCTT&TKCN huyện (số máy thường trực phòng Nông  nghiệp & PTNT: 0223.866.977 và 0223.866.498;  Gmail: NongnghiepMocChau@gmail.com) và thành viên Ban Chỉ đạo phụ trách xã để phối hợp khắc phục hậu quả.

- Chủ động chuẩn bị các loại vật tư và dùng các vật liệu sẵn có tại địa phương như: Tre, nứa, gỗ... để thực hiện việc chống, chằng néo nhà cửa, kho tàng, trường học, trạm xá, phòng chống gió lốc, mưa đá; áp dụng các biện pháp kỹ thuật để che phủ các loại cây ăn quả đề phòng mưa đá.

- Chủ động phối hợp với lực lượng vũ trang, các ban, ngành, đơn vị đóng trên địa bàn, lực lượng chi viện, hỗ trợ từ cấp trên và huy động lực lương tại chỗ tổ chức di rời,  cứu nạn, cứu hộ kịp thời và an toàn.

- Tổ chức các lực lượng xung kích thường trực để sẵn sàng ứng phó khi có tình huống xấu xảy ra như sập, đổ nhà, lũ quét..... Huy động và phân công lực lượng trợ giúp người dân khôi phục hậu quả thiên tai xảy ra.

- Báo cáo kịp thời về Ban chỉ huy PCTT&TKCN huyện để  tổng hợp, xử lý những vấn đề cơ sở chưa giải quyết được.

C. LỰC LƯỢNG, PHƯƠNG TIỆN PHÒNG, TRÁNH, ỨNG PHÓ

1. Lực lượng: Bão lũ và thiên tai xảy ra ở địa phương nào, yêu cầu ở địa phương đó phải huy động mọi lực lượng hiện có để cứu trợ, trong trường hợp vượt quá khả năng cần phải huy động các lực lượng khác cần báo cáo về Ban Chỉ huy PCTT&TKCN huyện nắm bắt và chỉ đạo ứng cứu;

2. Phương tiện khắc phục hậu quả do thiên tai xảy ra: Huy động các cơ sở, các ngành, Trung tâm y tế, Bệnh viện đa khoa, các Doanh nghiệp.

3. Trang thiết bị: Áo phao, nhà bạt Ban chỉ huy quân sự huyện quản lý.

4. Hoá chất khử trùng:  Trung tâm Y tế huyện kế hoạch chủ động phục vụ khi thiên tai xảy ra.

5. Các trang thiết bị khác: Huy động vốn tại chỗ, đồ dùng sẵn có trong dân như cuốc xẻng, xà beng.....

    D. TỔ CHỨC THỰC HIỆN, ĐIỀU HÀNH, CHỈ HUY PHÒNG, TRÁNH, ỨNG PHÓ

1. Thực hiện cơ chế tập trung, thống nhất từ Ban chỉ huy PCTT&TKCN dưới sự điều hành của UBND tỉnh; UBND huyện đến UBND các xã, thị trấn, bản, tiểu khu và từng đơn vị nhằm thực hiện có hiệu quả công tác phòng, tránh, ứng cứu kịp thời khi có bão lũ, thiên tai xảy ra.

2. Các cơ quan, Ban, ngành, đơn vị, các doanh nghiệp, các công ty, các xã, thị trấn căn cứ vào tình hình thực tế chủ động xây dựng phương án phòng, tránh, ứng phó khi có bão lũ và thiên tai xảy ra.

3. Trong chỉ đạo, điều hành, ứng phó với mưa lũ cần tập trung lực lượng, phương tiện ứng cứu có hiệu quả các khu vực xung yếu, khống chế hoặc di rời dân đến nơi an toàn để tránh gây thiệt hại về người, hạn chế thấp nhất thiệt hại về tài sản.

4. Chủ tịch UBND huyện, Thủ trưởng các đơn vị,  Chủ tịch UBND các xã, thị trấn trực tiếp chỉ đạo Ban chỉ huy PCTT&TKCN của đơn vị, địa phương mình. Thực hiện nhiệm vụ được phân công khi bão lũ xảy ra. Các thành viên Ban Chỉ huy PCTT&TKCN huyện, xã, thị trấn thực hiện nhiệm vụ trên địa bàn mình được phân công phụ trách.

5. Các tổ chức lực lượng đóng trên địa bàn huyện, xã, thị trấn phải chịu sự điều động và chấp hành nghiêm túc sự chỉ đạo của Chủ tịch UBND huyện, xã, thị trấn và Trưởng Ban Chỉ huy PCTT&TKCN địa phương.

6. Ban Chỉ huy PCTT&TKCN các cấp các ngành thực hiện chế độ thông tin hai chiều đảm bảo tính chính xác và nhanh nhất phục vụ cho công tác chỉ huy điều hành, đảm bảo Quy định về công tác trực ban PCTT&TKCN trên địa bàn.

E. KINH PHÍ XỬ LÝ TÌNH HUỐNG

Kinh phí xử lý xự cố đột xuất, cấp bách được sử dụng:

- Nguồn kinh phí tại chỗ từ quỹ PCTT&TKCN và nguồn dự phòng ngân sách của huyện, xã;

- Kinh phí từ quỹ quyên góp ủng hộ, cứu trợ khắc phục hậu quả thiên tai qua Uỷ ban mặt trận Tổ quốc huyện;

Nhằm giảm thiệt hại do thiên tai gây ra đến mức thấp nhất về tính mạng và tài sản của nhân dân và Nhà nước, Ban Chỉ huy PCTT&TKCN huyện Mộc Châu yêu cầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn, các thành viên Ban Chỉ huy PCTT&TKCN huyện, các cơ quan đơn vị có liên quan nghiêm túc triển khai thực hiện./.

 

Nơi nhận:

- Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh;

- TT Huyện ủy;

- TT HĐND- UBND huyện;

- Thành viên BCH PCTT&TKCN huyện;

- Các xã, thị trấn;

- Các cơ quan, đơn vị;

- Lưu: VT, NN ( 40 bản).

KT. TRƯỞNG BAN

PHÓ TRƯỞNG BAN THƯỜNG TRỰC

 

 

 

Đã ký

 

 

 

PHÓ CHỦ TỊCH UBND HUYỆN

Trương Hoa Bắc

 

THÔNG TIN CHỈ ĐẠO ĐIỀU HÀNH
Đăng nhập
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1