Top slide banner
V/v Tuyên truyền Quân đội nhân dân Việt Nam - 71 năm xây dựng, phát triển, chiến đấu và chiến thắng

Phần thứ nhất

QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM - 71 NĂM

XÂY DỰNG,  PHÁT TRIỂN, CHIẾN ĐẤU VÀ CHIẾN THẮNG

 

I. QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM RA ĐỜI, CÙNG TOÀN DÂN KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP XÂM LƯỢC (1944-1954)

1. Sự ra đời của Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân - đội quân chủ lực đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944)

Ngay từ khi Đảng ra đời (03/02/1930), Đảng đã khẳng định con đường đấu tranh giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc là dùng bạo lực cách mạng để giành chính quyền và yêu cầu phải tổ chức lực lượng vũ trang để làm nòng cốt cho toàn dân tiến hành đấu tranh cách mạng.

Trong cao trào Xô Viết Nghệ Tĩnh (1930 - 1931) đã xuất hiện lực lượng vũ trang nhân dân; tiếp đến trong cuộc biểu tình của công nông Vinh - Bến Thủy đã xuất hiện những đội tự vệ, đội xích vệ đỏ. Trên cơ sở đó hàng loạt tổ chức vũ trang lần lượt được thành lập và phát triển như: Du kích Nam Kỳ (1940), Đội du kích Bắc Sơn (1941), Cứu quốc quân (1941)...

Trước tình hình đó, Đảng thấy rằng cần phải thống nhất các tổ chức trên dưới sự lãnh đạo của một tổ chức duy nhất. Sau một thời gian gấp rút chuẩn bị, ngày 22/12/1944, tại khu rừng Trần Hưng Đạo đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân được thành lập. Ngày 22/12/1944 được lấy làm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam.

2. Quân đội nhân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945 - 1954)

Ngày 23/9/1945, thực dân Pháp nổ súng gây hấn ở Sài Gòn, mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược nước ta lần thứ hai.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng, các lực lượng vũ trang và nhân dân cả ba miền nhất tề đứng lên quyết chiến quân xâm lược và đã lập được nhiều chiến công xuất sắc.

Đêm 19 rạng ngày 20/12/1946, kháng chiến toàn quốc bùng nổ. Cuộc chiến đấu diễn ra ác liệt tại các đô thị đặc biệt là Hà Nội. Tuy nhiên do chênh lệch lực lượng, xuân năm 1947 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã yêu cầu chuyển Trung ương Đảng và Chính phủ lên Việt Bắc lập chiến khu, đây là trung tâm chỉ đạo cả nước kháng chiến.

Thu - Đông năm 1947, thực dân Pháp mở chiến dịch tấn công lên Việt Bắc nhằm kết thúc chiến tranh. Sau hơn hai tháng chiến đấu (10/1947 - 12/1947), ta đã giành thắng lợi trên các mặt trận, làm cho kế hoạch của Pháp thất bại. Từ Thu - Đông năm 1948 đến đầu năm 1950, bộ đội ta liên tục mở trên 30 chiến dịch nhỏ trên các chiến trường, tiêu biểu: chiến dịch Bắc Quảng Nam, chiến dịch Sông Lô, chiến dịch Lê Lợi, chiến dịch Lê Hồng Phong I ...

Tháng 6/1950, Trung ương Đảng quyết định mở thêm nhiều chiến dịch như chiến dịch Biên Giới, chiến dịch Trần Hưng Đạo, chiến dịch Hoàng Hoa Thám, chiến dịch Quang Trung, chiến dịch Hòa Bình. Kết quả đã tiêu diệt hàng vạn tên địch, giải phóng nhiều thị xã...

Từ giữa năm 1953, Pháp thực hiện kế hoạch Na-va nhằm kết thúc chiến tranh. Trước tình hình đó, Bộ Chính trị quyết định mở cuộc tiến công chiến lược Đông - Xuân 1953-1954. Kết quả ta giành chiến thắng, phá sản kế hoạch Na-va, buộc chúng phải căng ra đối phó ở khắp nơi. Trước thời cơ thuận lợi, ngày 06/12/1953, Bộ Chính trị quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ.

Chiến dịch Điên Biên Phủ diễn ra qua 3 đợt. Bắt đầu từ ngày 13/3/1954 đã lần lượt bẻ gãy các cuộc phản kích của địch và tiêu diệt toàn bộ địch ở tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. 17 giờ 30 phút ngày 07/5/1954, ta chiếm sở chỉ huy của địch, bắt tướng Đờ Cát cùng toàn bộ Bộ tham mưu địch. Sau 56 ngày đêm chiến đấu chiến dịch toàn thắng.

Chiến thắng Điện Biên Phủ giáng đòn quyết định, tạo bước ngoặt lịch sử làm thay đổi hẳn cục diện chiến tranh giữa ta và địch; trực tiếp đưa đến việc ký kết Hiệp định Giơ-ne-vơ về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương. Miền Bắc được giải phóng, tạo cơ sở và điều kiện vững chắc để quân và dân ta tiến lên giành thắng lợi vĩ đại trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.

II. QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM TRONG CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ, CỨU NƯỚC (1954-1975)

1. Đẩy mạnh xây dựng quân đội chính quy, hiện đại, cùng toàn dân đánh bại chiến lược “chiến tranh đặc biệt” của đế quốc Mỹ (1954-1965)

Tháng 6/1954, Mỹ dựng chính phủ Ngô Đình Diệm ở miền Nam và lôi kéo một số nước thành lập Tổ chức Hiệp ước Đông Nam Á (SEATO), ngang nhiên đặt miền Nam Việt Nam dưới sự bảo trợ của tổ chức này. Miền Nam tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân, đánh đổ ách thống trị của đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai.

Tháng 3/1957, Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa II), chỉ rõ phương hướng xây dựng quân đội, củng cố quốc phòng trong thời kỳ mới. Nhiệm vụ và phương châm lúc này là: Tích cực xây dựng QĐND hùng mạnh, tiến dần từng bước lên chính quy, hiện đại. Đến năm 1960, quân đội ta có các quân chủng: Lục quân, Hải quân, Phòng không - Không quân.

Tháng 01/1959, Hội nghị lần thứ 15 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa II) mở rộng họp tại Thủ đô Hà Nội. Hội nghị chỉ rõ con đường cơ bản của cách mạng miền Nam là sử dụng bạo lực cách mạng. Ngày 19/5/1959, Đoàn 559 và Đoàn 759 được thành lập với nhiệm vụ vận chuyển lương thực, súng đạn và con người từ miền Bắc vào miền Nam theo đường bộ, đường biển.

Tháng 01/1960, Phong trào “Đồng khởi” giành chính quyền ở Bến Tre đã nhanh chóng lan rộng ra nhiều tỉnh ở Nam Bộ, Khu 5, Tây Nguyên...Ngày 20/12/1960, Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời. Ngày 15/02/1961, Quân ủy Trung ương quyết định thành lập Quân giải phóng miền Nam Việt Nam, bộ phận của Quân đội nhân dân Việt Nam thực hiện trực tiếp nhiệm vụ chiến đấu ở miền Nam.

Từ năm 1961, đế quốc Mỹ thực hiện chiến lược “chiến tranh đặc biệt”. Chúng liên tiếp mở các cuộc hành quân đánh phá vùng giải phóng, gom dân lập “ấp chiến lược”. Quân và dân ta đã đánh bại chiến lược “chiến tranh đặc biệt” của Mĩ bằng các chiến thắng tiêu biểu như trận Ấp Bắc (01/1963); trận đánh hành quân “Mũi tên xuyên” của địch ngày 05/8/1964 (ngày 05/8 trở thành Ngày truyền thống đánh thắng trận đầu của Hải quân nhân dân Việt Nam), liên tiếp sau đó là các chiến thắng ở Bình Giã, Ba Gia, Đồng Xoài...

2. Quân đội nhân dân Việt Nam cùng toàn dân đánh bại chiến lược “Chiến tranh cục bộ” (1965-1968) chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” của đế quốc Mỹ (1969-1972)

Từ giữa năm 1965, đế quốc Mỹ chuyển sang chiến lược “Chiến tranh cục bộ”, đưa lực lượng chiến đấu của Mỹ và quân Đồng Minh vào trực tiếp tham chiến trên chiến trường miền Nam. Cùng thời gian đó, Mỹ dùng không quân, hải quân mở rộng cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc.

Vừa xây dựng, vừa chiến đấu và phát triển lực lượng, bộ đội ta trên các chiến trường miền Nam đã  lần lượt bẻ gãy nhiều cuộc hành quân quy mô lớn, mở ra phong trào “tìm Mỹ mà diệt”, “nắm thắt lưng Mỹ mà đánh”. Đỉnh cao là Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân (1968), đã giáng đòn quyết định vào ý chí xâm lược của giới cầm quyền Mỹ, làm phá sản chiến lược “Chiến tranh cục bộ”, buộc Mỹ phải xuống thang chiến tranh, rút dần quân Mỹ về nước. Ngày 31/3/1968, Tổng thông Mỹ Giôn-xơn phải tuyên bố chấm dứt không điều kiện việc ném bom miền Bắc chấp nhận đàm phán với ta tại Hội nghị Pa-ri.

Không dừng lại ở đó, năm 1969 đế quốc Mỹ chuyển sang chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”, đồng thời mở rộng sang Lào và Cam-pu-chia. Quân và dân 3 nước đã phối hợp chặt chẽ và giành được những thắng lợi to lớn như Chiến dịch Đường 7 - Nam Lào; Chiến dịch Đông Bắc Cam-pu-chia đặc biệt là chiến thắng 12 ngày đêm ở Hà Nội mà dư luận thế giới ví như “Điện Biên Phủ trên không”...

Cùng  với những thắng lợi của quân và dân ta trên chiến trường miền Nam ngày  27/01/1972 Hiệp định Pa-ri được ký kết, Mỹ và quân chư hầu buộc phải rút về nước.

3. Quân đội nhân dân Việt Nam cùng toàn dân tiến hành cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975 với đỉnh cao là Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1973-1975):

Hiệp định Pa-ri được ký kết là một thắng lợi to lớn của quân và dân ta, đồng thời là một thất bại nặng nề của đế quốc Mỹ và chính quyền Sài Gòn. Tuy nhiên dựa vào viện trợ Mỹ, chính quyền Nguyễn Văn Thiệu ra sức củng cố ngụy quân, ngụy quyền, liên tiếp mở các cuộc hành quân “tràn ngập lãnh thổ” lấn chiếm vùng giải phóng của ta.

Trong hai năm 1973 - 1974, quân và dân ta liên tiếp giành được thắng lợi quan trọng, làm cho cục diện chiến trường tiếp tục thay đổi có lợi cho ta. Nhận thức được thời cơ đã đến mùa Xuân năm 1975 toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta đã tiến hành Tổng tiến công và nổi dậy. Bằng các chiến dịch Tây Nguyên (3/1975), chiến dịch Huế - Đà Nẵng (3/1975) đặc biệt là Chiến dịch Hồ Chí Minh đã giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.

III. QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM TRONG SỰ NGHIỆP XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ TỔ QUỐC VIỆT NAM XÃ HỘI CHỦ NGHĨA (1975-2015)

1. Khắc phục hậu quả chiến tranh, ổn định đời sống nhân dân, đánh thắng trong hai cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc biên giới Tây Nam và biên giới phía Bắc, làm tròn nghĩa vụ quốc tế Cam-pu-chia

Kết thúc chiến tranh, đứng trước muôn vàn khó khăn song các đơn vị quân đội  đã phối hợp với Ủy ban quân quản các cấp, khẩn trương xây dựng, củng cố chính quyền cách mạng ở cơ sở, trấn áp các phần tử và tổ chức phản động; rà phá bom mìn, góp phần phục hồi sản xuất, ổn định đời sống nhân dân.

Năm 1975 các thế lực thù địch lấn chiếm biên giới phía Tây Nam và biên giới phía Bắc. Quân và dân ta anh dũng chiến đấu. Năm 1978 ta đuổi tập đoàn Pôn Pốt - Iêng Xari về nước.

Ngày 17/02/1979, cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc đã diễn ra trên tuyến biên giới phía Bắc. Các lực lượng vũ trang địa phương, dân quân tự vệ đã phối hợp với một bộ phận bộ đội chủ lực cùng đồng bào các dân tộc vùng biên giới đã anh dũng chiến đấu, bảo vệ vững chắc từng tấc đất thiêng liêng của Tổ quốc. Song cho đến cuối những năm 80 của thế kỷ XX cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc mới thực sự kết thúc. Đất nước mới thực sự được độc lập, dồn sức để tiến lên xây dựng CNXH.

 2. Quân đội đẩy mạnh sản xuất, tham gia phát triển kinh tế - xã hội gắn với tăng cường tiềm lực quốc phòng

          Với những nhiệm vụ trong giai đoạn mới, trong những năm qua, Bộ Quốc phòng, toàn quân đã tích cực tham gia phát triển KT-XH, gắn với tăng cường tiềm lực và thế trận QP-AN trên các địa bàn chiến lược; triển khai xây dựng 22 Khu kinh tế - quốc phòng ở những vị trí xung yếu. Các lực lượng nòng cốt như Hải quân, Biên phòng, Cảnh sát biển, các quân khu... bên cạnh nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biên giới, biển đảo, đã tích cực tham gia các chương trình, dự án của Chính phủ như tham gia trồng rừng khu vực biên giới (Chương trình 661), làm Đường tuần tra biên giới, đường Trường Sơn Đông, xây dựng các công trình biên giới... gắn với tổ chức lại dân cư, hình thành những điểm, cụm dân cư trên vành đai biên giới (có 121 thôn, bản định cư mới). Cùng với các chương trình, dự án trên khu vực biên giới đất liền, quân đội đã tích cực tham gia phát triển một số loại hình kinh tế biển, phát triển các đội tàu đánh cá xa bờ làm chỗ dựa tin cậy cho ngư dân và các lực lượng khác hoạt động kinh tế trên biển...

          Các doanh nghiệp quân đội (DNQĐ) được sắp xếp, đổi mới theo đúng quy định của Chính phủ và Bộ Quốc phòng. Vì vậy, các DNQĐ không chỉ đứng vững trong cạnh tranh mà còn góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội, tăng thu nhập cho người lao động; giữ gìn và phát triển năng lực sản xuất quốc phòng. Đã xuất hiện những thương hiệu mạnh của DNQĐ tham gia hoạt động kinh tế thuộc các ngành, nghề: xây dựng, bưu chính - viễn thông, bay dịch vụ, dịch vụ ngân hàng, dịch vụ cảng biển, đóng tàu biển, sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp trên địa bàn chiến lược Tây Nguyên như tập đoàn Viễn thông quân đội (Viettel), Tổng công ty Tân cảng Sài Gòn, Tổng công ty Trực thăng Việt Nam...

          Trong công tác đối ngoại quốc phòng, Quân đội đã chủ động mở rộng quan hệ quốc phòng với 80 nước và tổ chức quốc tế, trong đó có Liên Hợp Quốc, Liên minh châu Âu (EU) và tất cả các cường quốc; lập cơ quan tùy viên quốc phòng tại 29 nước, kiêm nhiệm tại 7 nước và đã có 45 nước lập cơ quan tùy viên quốc phòng tại Việt Nam. Từ năm 2006, Quân đội đã tham gia Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN một cách chủ động, tích cực, có trách nhiệm cao, góp phần củng cố vững chắc vai trò trung tâm của ASEAN trong cấu trúc an ninh khu vực. Đồng thời, góp phần đẩy nhanh tiến trình xây dựng Quân đội ta tiến lên chính quy, hiện đại và từng bước tự chủ về khoa học, kỹ thuật quân sự, bảo đảm các loại vũ khí, khí tài ngày càng hiện đại, phù hợp với điều kiện và nghệ thuật quân sự Việt Nam, đáp ứng yêu cầu bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ mới.

3. Truyền thống chiến đấu và chiến thắng vẻ vang của QĐNDViệt Nam.

Trải qua 71 năm chiến đấu, xây dựng và trưởng thành, cùng với những chiến công mãi mãi ghi vào lịch sử dân tộc như những biểu tượng sáng ngời về một quân đội từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu, phục vụ. Quân đội ta đã xây đắp nên những truyền thống cao đẹp của “Bộ đội Cụ Hồ”. Đó là:

Một là: trung thành vô hạn với Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, với Đảng, Nhà nước và nhân dân

Hai là: quyết chiến, quyết thắng, biết đánh và biết thắng

Ba là: gắn bó máu thịt với nhân dân, quân với dân một ý chí

Bốn là: đoàn kết nội bộ, cán bộ, chiến sĩ bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ, thương yêu giúp đỡ nhau, trên dưới đồng lòng thống nhất ý chí và hành động

Năm là: kỷ luật tự giác, nghiêm minh

Sáu là: độc lập tự chủ, tự lực, tự cường, cần, kiệm xây dựng quân đội, xây dựng đất nước, tôn trọng và bảo vệ của công

Bảy là: lối sống trong sạch, lành mạnh, có văn hóa, trung thực, khiêm tốn, giản dị, lạc quan.

Tám là: luôn luôn nêu cao tinh thần ham học, cầu tiến bộ, nhạy cảm, tinh tế trong cuộc sống

Chín là: đoàn kết quốc tế trong sáng, thủy chung, chí nghĩa, chí tình.

IV. XÂY DỰNG QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM CÁCH MẠNG, CHÍNH QUY, TINH NHUỆ, TỪNG BƯỚC HIỆN ĐẠI, ĐÁP ỨNG YÊU CẦU NHIỆM VỤ BẢO VỆ TỔ QUỐC VIỆT NAM XÃ HỘI CHỦ NGHĨA TRONG TÌNH HÌNH MỚI

            Cần thực hiện tốt những định hướng sau:

            Một là: nâng cao nhận thức, trách nhiệm của hệ thống chính trị đối với nhiệm vụ xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam.

            Hai là: tăng cường sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng đối với Quân đội nhân dân Việt Nam.

            Ba là: tiếp tục bổ sung, hoàn thiện cơ chế lãnh đạo và quản lý nhằm vừa tầng cường sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng; vừa bảo đảm sự quản lý, điều hành tập trung thống nhất của Nhà nước đối với quân đội và xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

                Bốn là: xây dựng hệ thống cấp ủy, tổ chức đảng, tổ chức chỉ huy các cấp trong quân đội trong sạch, vững mạnh, có năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu cao, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong mọi tình huống.

            Năm là: đấu tranh ngăn chặn tình trạng suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên.

            Sáu là: tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục chính trị cho cán bộ, chiến sĩ trong toàn quân.

            Bảy là: xây dựng đội ngũ cán bộ quân đội có bản lĩnh chính trị kiên định vững vàng, có đạo đức, lối sống tốt, có năng lực trí tuệ và hoạt động thực tiễn, có quan hệ chặt chẽ với nhân dân.

            Tám là: tiếp tục đối mới, bổ sung, hoàn thiện chế độ chính sách đối với quân đội và hậu phương quân đội.

Phần thứ hai

NGÀY HỘI QUỐC PHÒNG TOÀN DÂN (22/12/1989 - 22/12/2015)

I- 26 NĂM THỰC HIỆN NGÀY HỘI QUỐC PHÒNG TOÀN DÂN

Quốc phòng Việt Nam là nền quốc phòng toàn dân, bao gồm tổng thể các hoạt động về chính trị, kinh tế, ngoại giao, quân sự, văn hoá, khoa học…của Nhà nước và nhân dân để tạo nên sức mạnh toàn diện, cân đối, đồng bộ, trong đó sức mạnh quân sự là đặc trưng, lực lượng vũ trang là nòng cốt, nhằm giữ vững hoà bình, ổn định đất nước, ngănchặn các hoạt động phá hoại, gây chiến, đẩy lùi nguy cơ chiến tranh, đồng thời sẵn sàng đánh bại chiến tranh xâm lược dưới mọi hình thức và quy mô.

Ngày 17/10/1989, Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa VI) đã quyết định lấy ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12) đồng thời là Ngày Hội quốc phòng toàn dân. Đây cũng là dịp để phát huy truyền thống yêu nước, biểu dương sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc và quyết tâm của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN.

Sau hơn 25 năm thực hiện Ngày Hội quốc phòng toàn dân, chúng ta đã đạt được những thành tựu hết sức quan trọng. Cụ thể là:

Một là: nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm bảo vệ Tổ quốc của toàn xã hội và sức mạnh tổng hợp của nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân

Hai là: giữ vững độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ và định hướng XHCN, bảo đảm môi trường ổn định, hòa bình và an ninh cho sự phát triển đất nước; làm thất bại âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch, góp phần quan trọng vào quá trình đổi mới đất nước, nâng cao vị thế và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế

Ba là: sức mạnh bảo vệ Tổ quốc được tăng cường, tăng thêm khả năng ngăn chặn, loại trừ nguy cơ chiến tranh và khả năng đối phó thắng lợi các tình huống chiến tranh, các tình huống xâm phạm an ninh quốc gia, nếu xảy ra

Bốn là: hình thành thế chiến lược bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN trong điều kiện mới. Thế trận quốc phòng toàn dân, thế trận an ninh nhân dân bảo vệ Tổ quốc được triển khai rộng khắp, chặt chẽ và liên hoàn; “thế trận lòng dân” được củng cố vững chắc

Năm là: lực lượng vũ trang mà nòng cốt là quân đội nhân dân có chất lượng tổng hợp và sức mạnh chiến đấu ngày càng cao, phát huy được vai trò trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN.

II. XÂY DỰNG NỀN QUỐC PHÒNG TOÀN DÂN VỮNG MẠNH

Cần nhận thức đúng và thực hiện tốt những định hướng sau:

Một là: khắc phục những hạn chế trong nhận thức về xây dựng nền quốc phòng toàn dân trong cán bộ, chiến sĩ và nhân dân theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 8 về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.

Hai là: tập trung xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN thực sự của dân, do dân và vì dân, thực hiện nghiêm túc Chỉ thị 03-CT/TW của Bộ Chính trị về “tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” và Nghị quyết Trung ương 4, khóa XI về “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”; thực hiện phương châm đi sâu, đi sát cơ sở, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của bộ đội và nhân dân.

Ba là: xây dựng “thế trận lòng dân” của nền quốc phòng toàn dân trong tình hình mới.

Bốn là: tăng cường tiềm lực chính trị, tư tưởng đáp ứng yêu cầu xây dựng nền quốc phòng toàn dân, bảo vệ Tổ quốc trong điều kiện nước ta tập trung mọi nguồn lực cho xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội.

Phần thứ ba

QUÂN SỰ  HUYỆN MỘC CHÂU – 66 NĂM XÂY DỰNG VÀ TRƯỞNG THÀNH

      Ban Chỉ huy Quân sự huyện Mộc Châu được thành lập năm 1949. Trải qua 66 năm xây dựng và trưởng thành dưới sự lãnh đạo của Đảng, cán bộ, chiến sĩ  trong lực lượng vũ trang huyện Mộc Châu nói riêng và lực lượng quốc phòng nói riêng luôn phát huy truyền thống yêu nước, nêu cao tinh thần quyết chiến, quyết thắng cùng đồng bào các dân tộc trong huyện đoàn kết, vượt qua gian nan, thử thách, anh dũng chiến đấu, chống giặc ngoại xâm, lập nên nhiều chiến công hiển hách, tô thắm lịch sử vẻ vang của dân tộc.

Trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp, lực lượng vũ trang huyện đã chiến đấu anh dũng phá tan các cuộc càn quét của thực dân Pháp từng bước giành thế chủ động và giải phóng quê hương ngày 20.11.1952. Mặt khác, quân và dân huyện Mộc Châu tích cực chi viện sức người, sức của cho Chiến dịch Điện Biên Phủ (năm 1954) góp phần làm nên bản hùng ca lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu.

 Trong thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội và chống đế quốc Mỹ xâm lược, cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang huyện Mộc Châu cùng với đồng bào các dân tộc trong huyện củng cố quốc phòng, chi viện sức người, sức của cho chiến trường miền Nam, giúp đỡ cách mạng nước Cộng hòa DCND Lào; đồng thời cùng nhân dân miền Bắc chiến đấu chống lại cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ. Qua hai cuộc chiến tranh, quân và dân Mộc Châu bắn rơi 31 máy bay Mỹ, bắt sống 7 giặc lái và thu nhiều vũ khí của địch.

Đất nước toàn thắng, non sông thu về một mối, quân và dân huyện Mộc Châu cùng với quân và dân cả nước thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược: xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Dưới sự lãnh đạo của Huyện ủy, trực tiếp là Đảng ủy Quân sự huyện cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang làm nòng cốt cùng với các ban, ngành, đoàn thể và nhân dân, xây dựng huyện thành khu vực phòng thủ vững chắc, kết hợp quốc phòng với kinh tế, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

            Kỷ niệm 71 năm Ngày thành lập QĐND Việt Nam, 26 năm Ngày Hội quốc phòng toàn dân là dịp để chúng ta ôn lại lịch sử, truyền thống vẻ vang của dân tộc. Qua đó, khơi dậy niềm tự hào, tự tôn dân tộc, nâng cao lòng yêu nước, yêu CNXH, ý chí quật cường, ý thức tự lực, tự cường vượt qua mọi khó khăn thử thách; thi đua ra sức xây dựng QĐND Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, bảo đảm cho quân đội thực sự là lực lượng chính trị tin cậy, đội quân chiến đấu trung thành của Đảng, Nhà nước và nhân dân, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong thời kỳ mới của cách mạng, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp xây dựng thành công CNXH và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN./.

___________

Phần thứ nhất

QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM - 71 NĂM

XÂY DỰNG,  PHÁT TRIỂN, CHIẾN ĐẤU VÀ CHIẾN THẮNG

 

I. QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM RA ĐỜI, CÙNG TOÀN DÂN KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP XÂM LƯỢC (1944-1954)

1. Sự ra đời của Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân - đội quân chủ lực đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944)

Ngay từ khi Đảng ra đời (03/02/1930), Đảng đã khẳng định con đường đấu tranh giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc là dùng bạo lực cách mạng để giành chính quyền và yêu cầu phải tổ chức lực lượng vũ trang để làm nòng cốt cho toàn dân tiến hành đấu tranh cách mạng.

Trong cao trào Xô Viết Nghệ Tĩnh (1930 - 1931) đã xuất hiện lực lượng vũ trang nhân dân; tiếp đến trong cuộc biểu tình của công nông Vinh - Bến Thủy đã xuất hiện những đội tự vệ, đội xích vệ đỏ. Trên cơ sở đó hàng loạt tổ chức vũ trang lần lượt được thành lập và phát triển như: Du kích Nam Kỳ (1940), Đội du kích Bắc Sơn (1941), Cứu quốc quân (1941)...

Trước tình hình đó, Đảng thấy rằng cần phải thống nhất các tổ chức trên dưới sự lãnh đạo của một tổ chức duy nhất. Sau một thời gian gấp rút chuẩn bị, ngày 22/12/1944, tại khu rừng Trần Hưng Đạo đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân được thành lập. Ngày 22/12/1944 được lấy làm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam.

2. Quân đội nhân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945 - 1954)

Ngày 23/9/1945, thực dân Pháp nổ súng gây hấn ở Sài Gòn, mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược nước ta lần thứ hai.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng, các lực lượng vũ trang và nhân dân cả ba miền nhất tề đứng lên quyết chiến quân xâm lược và đã lập được nhiều chiến công xuất sắc.

Đêm 19 rạng ngày 20/12/1946, kháng chiến toàn quốc bùng nổ. Cuộc chiến đấu diễn ra ác liệt tại các đô thị đặc biệt là Hà Nội. Tuy nhiên do chênh lệch lực lượng, xuân năm 1947 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã yêu cầu chuyển Trung ương Đảng và Chính phủ lên Việt Bắc lập chiến khu, đây là trung tâm chỉ đạo cả nước kháng chiến.

Thu - Đông năm 1947, thực dân Pháp mở chiến dịch tấn công lên Việt Bắc nhằm kết thúc chiến tranh. Sau hơn hai tháng chiến đấu (10/1947 - 12/1947), ta đã giành thắng lợi trên các mặt trận, làm cho kế hoạch của Pháp thất bại. Từ Thu - Đông năm 1948 đến đầu năm 1950, bộ đội ta liên tục mở trên 30 chiến dịch nhỏ trên các chiến trường, tiêu biểu: chiến dịch Bắc Quảng Nam, chiến dịch Sông Lô, chiến dịch Lê Lợi, chiến dịch Lê Hồng Phong I ...

Tháng 6/1950, Trung ương Đảng quyết định mở thêm nhiều chiến dịch như chiến dịch Biên Giới, chiến dịch Trần Hưng Đạo, chiến dịch Hoàng Hoa Thám, chiến dịch Quang Trung, chiến dịch Hòa Bình. Kết quả đã tiêu diệt hàng vạn tên địch, giải phóng nhiều thị xã...

Từ giữa năm 1953, Pháp thực hiện kế hoạch Na-va nhằm kết thúc chiến tranh. Trước tình hình đó, Bộ Chính trị quyết định mở cuộc tiến công chiến lược Đông - Xuân 1953-1954. Kết quả ta giành chiến thắng, phá sản kế hoạch Na-va, buộc chúng phải căng ra đối phó ở khắp nơi. Trước thời cơ thuận lợi, ngày 06/12/1953, Bộ Chính trị quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ.

Chiến dịch Điên Biên Phủ diễn ra qua 3 đợt. Bắt đầu từ ngày 13/3/1954 đã lần lượt bẻ gãy các cuộc phản kích của địch và tiêu diệt toàn bộ địch ở tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. 17 giờ 30 phút ngày 07/5/1954, ta chiếm sở chỉ huy của địch, bắt tướng Đờ Cát cùng toàn bộ Bộ tham mưu địch. Sau 56 ngày đêm chiến đấu chiến dịch toàn thắng.

Chiến thắng Điện Biên Phủ giáng đòn quyết định, tạo bước ngoặt lịch sử làm thay đổi hẳn cục diện chiến tranh giữa ta và địch; trực tiếp đưa đến việc ký kết Hiệp định Giơ-ne-vơ về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương. Miền Bắc được giải phóng, tạo cơ sở và điều kiện vững chắc để quân và dân ta tiến lên giành thắng lợi vĩ đại trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.

II. QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM TRONG CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ, CỨU NƯỚC (1954-1975)

1. Đẩy mạnh xây dựng quân đội chính quy, hiện đại, cùng toàn dân đánh bại chiến lược “chiến tranh đặc biệt” của đế quốc Mỹ (1954-1965)

Tháng 6/1954, Mỹ dựng chính phủ Ngô Đình Diệm ở miền Nam và lôi kéo một số nước thành lập Tổ chức Hiệp ước Đông Nam Á (SEATO), ngang nhiên đặt miền Nam Việt Nam dưới sự bảo trợ của tổ chức này. Miền Nam tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân, đánh đổ ách thống trị của đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai.

Tháng 3/1957, Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa II), chỉ rõ phương hướng xây dựng quân đội, củng cố quốc phòng trong thời kỳ mới. Nhiệm vụ và phương châm lúc này là: Tích cực xây dựng QĐND hùng mạnh, tiến dần từng bước lên chính quy, hiện đại. Đến năm 1960, quân đội ta có các quân chủng: Lục quân, Hải quân, Phòng không - Không quân.

Tháng 01/1959, Hội nghị lần thứ 15 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa II) mở rộng họp tại Thủ đô Hà Nội. Hội nghị chỉ rõ con đường cơ bản của cách mạng miền Nam là sử dụng bạo lực cách mạng. Ngày 19/5/1959, Đoàn 559 và Đoàn 759 được thành lập với nhiệm vụ vận chuyển lương thực, súng đạn và con người từ miền Bắc vào miền Nam theo đường bộ, đường biển.

Tháng 01/1960, Phong trào “Đồng khởi” giành chính quyền ở Bến Tre đã nhanh chóng lan rộng ra nhiều tỉnh ở Nam Bộ, Khu 5, Tây Nguyên...Ngày 20/12/1960, Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời. Ngày 15/02/1961, Quân ủy Trung ương quyết định thành lập Quân giải phóng miền Nam Việt Nam, bộ phận của Quân đội nhân dân Việt Nam thực hiện trực tiếp nhiệm vụ chiến đấu ở miền Nam.

Từ năm 1961, đế quốc Mỹ thực hiện chiến lược “chiến tranh đặc biệt”. Chúng liên tiếp mở các cuộc hành quân đánh phá vùng giải phóng, gom dân lập “ấp chiến lược”. Quân và dân ta đã đánh bại chiến lược “chiến tranh đặc biệt” của Mĩ bằng các chiến thắng tiêu biểu như trận Ấp Bắc (01/1963); trận đánh hành quân “Mũi tên xuyên” của địch ngày 05/8/1964 (ngày 05/8 trở thành Ngày truyền thống đánh thắng trận đầu của Hải quân nhân dân Việt Nam), liên tiếp sau đó là các chiến thắng ở Bình Giã, Ba Gia, Đồng Xoài...

2. Quân đội nhân dân Việt Nam cùng toàn dân đánh bại chiến lược “Chiến tranh cục bộ” (1965-1968) chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” của đế quốc Mỹ (1969-1972)

Từ giữa năm 1965, đế quốc Mỹ chuyển sang chiến lược “Chiến tranh cục bộ”, đưa lực lượng chiến đấu của Mỹ và quân Đồng Minh vào trực tiếp tham chiến trên chiến trường miền Nam. Cùng thời gian đó, Mỹ dùng không quân, hải quân mở rộng cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc.

Vừa xây dựng, vừa chiến đấu và phát triển lực lượng, bộ đội ta trên các chiến trường miền Nam đã  lần lượt bẻ gãy nhiều cuộc hành quân quy mô lớn, mở ra phong trào “tìm Mỹ mà diệt”, “nắm thắt lưng Mỹ mà đánh”. Đỉnh cao là Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân (1968), đã giáng đòn quyết định vào ý chí xâm lược của giới cầm quyền Mỹ, làm phá sản chiến lược “Chiến tranh cục bộ”, buộc Mỹ phải xuống thang chiến tranh, rút dần quân Mỹ về nước. Ngày 31/3/1968, Tổng thông Mỹ Giôn-xơn phải tuyên bố chấm dứt không điều kiện việc ném bom miền Bắc chấp nhận đàm phán với ta tại Hội nghị Pa-ri.

Không dừng lại ở đó, năm 1969 đế quốc Mỹ chuyển sang chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”, đồng thời mở rộng sang Lào và Cam-pu-chia. Quân và dân 3 nước đã phối hợp chặt chẽ và giành được những thắng lợi to lớn như Chiến dịch Đường 7 - Nam Lào; Chiến dịch Đông Bắc Cam-pu-chia đặc biệt là chiến thắng 12 ngày đêm ở Hà Nội mà dư luận thế giới ví như “Điện Biên Phủ trên không”...

Cùng  với những thắng lợi của quân và dân ta trên chiến trường miền Nam ngày  27/01/1972 Hiệp định Pa-ri được ký kết, Mỹ và quân chư hầu buộc phải rút về nước.

3. Quân đội nhân dân Việt Nam cùng toàn dân tiến hành cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975 với đỉnh cao là Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1973-1975):

Hiệp định Pa-ri được ký kết là một thắng lợi to lớn của quân và dân ta, đồng thời là một thất bại nặng nề của đế quốc Mỹ và chính quyền Sài Gòn. Tuy nhiên dựa vào viện trợ Mỹ, chính quyền Nguyễn Văn Thiệu ra sức củng cố ngụy quân, ngụy quyền, liên tiếp mở các cuộc hành quân “tràn ngập lãnh thổ” lấn chiếm vùng giải phóng của ta.

Trong hai năm 1973 - 1974, quân và dân ta liên tiếp giành được thắng lợi quan trọng, làm cho cục diện chiến trường tiếp tục thay đổi có lợi cho ta. Nhận thức được thời cơ đã đến mùa Xuân năm 1975 toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta đã tiến hành Tổng tiến công và nổi dậy. Bằng các chiến dịch Tây Nguyên (3/1975), chiến dịch Huế - Đà Nẵng (3/1975) đặc biệt là Chiến dịch Hồ Chí Minh đã giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.

III. QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM TRONG SỰ NGHIỆP XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ TỔ QUỐC VIỆT NAM XÃ HỘI CHỦ NGHĨA (1975-2015)

1. Khắc phục hậu quả chiến tranh, ổn định đời sống nhân dân, đánh thắng trong hai cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc biên giới Tây Nam và biên giới phía Bắc, làm tròn nghĩa vụ quốc tế Cam-pu-chia

Kết thúc chiến tranh, đứng trước muôn vàn khó khăn song các đơn vị quân đội  đã phối hợp với Ủy ban quân quản các cấp, khẩn trương xây dựng, củng cố chính quyền cách mạng ở cơ sở, trấn áp các phần tử và tổ chức phản động; rà phá bom mìn, góp phần phục hồi sản xuất, ổn định đời sống nhân dân.

Năm 1975 các thế lực thù địch lấn chiếm biên giới phía Tây Nam và biên giới phía Bắc. Quân và dân ta anh dũng chiến đấu. Năm 1978 ta đuổi tập đoàn Pôn Pốt - Iêng Xari về nước.

Ngày 17/02/1979, cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc đã diễn ra trên tuyến biên giới phía Bắc. Các lực lượng vũ trang địa phương, dân quân tự vệ đã phối hợp với một bộ phận bộ đội chủ lực cùng đồng bào các dân tộc vùng biên giới đã anh dũng chiến đấu, bảo vệ vững chắc từng tấc đất thiêng liêng của Tổ quốc. Song cho đến cuối những năm 80 của thế kỷ XX cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc mới thực sự kết thúc. Đất nước mới thực sự được độc lập, dồn sức để tiến lên xây dựng CNXH.

 2. Quân đội đẩy mạnh sản xuất, tham gia phát triển kinh tế - xã hội gắn với tăng cường tiềm lực quốc phòng

          Với những nhiệm vụ trong giai đoạn mới, trong những năm qua, Bộ Quốc phòng, toàn quân đã tích cực tham gia phát triển KT-XH, gắn với tăng cường tiềm lực và thế trận QP-AN trên các địa bàn chiến lược; triển khai xây dựng 22 Khu kinh tế - quốc phòng ở những vị trí xung yếu. Các lực lượng nòng cốt như Hải quân, Biên phòng, Cảnh sát biển, các quân khu... bên cạnh nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biên giới, biển đảo, đã tích cực tham gia các chương trình, dự án của Chính phủ như tham gia trồng rừng khu vực biên giới (Chương trình 661), làm Đường tuần tra biên giới, đường Trường Sơn Đông, xây dựng các công trình biên giới... gắn với tổ chức lại dân cư, hình thành những điểm, cụm dân cư trên vành đai biên giới (có 121 thôn, bản định cư mới). Cùng với các chương trình, dự án trên khu vực biên giới đất liền, quân đội đã tích cực tham gia phát triển một số loại hình kinh tế biển, phát triển các đội tàu đánh cá xa bờ làm chỗ dựa tin cậy cho ngư dân và các lực lượng khác hoạt động kinh tế trên biển...

          Các doanh nghiệp quân đội (DNQĐ) được sắp xếp, đổi mới theo đúng quy định của Chính phủ và Bộ Quốc phòng. Vì vậy, các DNQĐ không chỉ đứng vững trong cạnh tranh mà còn góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội, tăng thu nhập cho người lao động; giữ gìn và phát triển năng lực sản xuất quốc phòng. Đã xuất hiện những thương hiệu mạnh của DNQĐ tham gia hoạt động kinh tế thuộc các ngành, nghề: xây dựng, bưu chính - viễn thông, bay dịch vụ, dịch vụ ngân hàng, dịch vụ cảng biển, đóng tàu biển, sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp trên địa bàn chiến lược Tây Nguyên như tập đoàn Viễn thông quân đội (Viettel), Tổng công ty Tân cảng Sài Gòn, Tổng công ty Trực thăng Việt Nam...

          Trong công tác đối ngoại quốc phòng, Quân đội đã chủ động mở rộng quan hệ quốc phòng với 80 nước và tổ chức quốc tế, trong đó có Liên Hợp Quốc, Liên minh châu Âu (EU) và tất cả các cường quốc; lập cơ quan tùy viên quốc phòng tại 29 nước, kiêm nhiệm tại 7 nước và đã có 45 nước lập cơ quan tùy viên quốc phòng tại Việt Nam. Từ năm 2006, Quân đội đã tham gia Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN một cách chủ động, tích cực, có trách nhiệm cao, góp phần củng cố vững chắc vai trò trung tâm của ASEAN trong cấu trúc an ninh khu vực. Đồng thời, góp phần đẩy nhanh tiến trình xây dựng Quân đội ta tiến lên chính quy, hiện đại và từng bước tự chủ về khoa học, kỹ thuật quân sự, bảo đảm các loại vũ khí, khí tài ngày càng hiện đại, phù hợp với điều kiện và nghệ thuật quân sự Việt Nam, đáp ứng yêu cầu bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ mới.

3. Truyền thống chiến đấu và chiến thắng vẻ vang của QĐNDViệt Nam.

Trải qua 71 năm chiến đấu, xây dựng và trưởng thành, cùng với những chiến công mãi mãi ghi vào lịch sử dân tộc như những biểu tượng sáng ngời về một quân đội từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu, phục vụ. Quân đội ta đã xây đắp nên những truyền thống cao đẹp của “Bộ đội Cụ Hồ”. Đó là:

Một là: trung thành vô hạn với Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, với Đảng, Nhà nước và nhân dân

Hai là: quyết chiến, quyết thắng, biết đánh và biết thắng

Ba là: gắn bó máu thịt với nhân dân, quân với dân một ý chí

Bốn là: đoàn kết nội bộ, cán bộ, chiến sĩ bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ, thương yêu giúp đỡ nhau, trên dưới đồng lòng thống nhất ý chí và hành động

Năm là: kỷ luật tự giác, nghiêm minh

Sáu là: độc lập tự chủ, tự lực, tự cường, cần, kiệm xây dựng quân đội, xây dựng đất nước, tôn trọng và bảo vệ của công

Bảy là: lối sống trong sạch, lành mạnh, có văn hóa, trung thực, khiêm tốn, giản dị, lạc quan.

Tám là: luôn luôn nêu cao tinh thần ham học, cầu tiến bộ, nhạy cảm, tinh tế trong cuộc sống

Chín là: đoàn kết quốc tế trong sáng, thủy chung, chí nghĩa, chí tình.

IV. XÂY DỰNG QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM CÁCH MẠNG, CHÍNH QUY, TINH NHUỆ, TỪNG BƯỚC HIỆN ĐẠI, ĐÁP ỨNG YÊU CẦU NHIỆM VỤ BẢO VỆ TỔ QUỐC VIỆT NAM XÃ HỘI CHỦ NGHĨA TRONG TÌNH HÌNH MỚI

            Cần thực hiện tốt những định hướng sau:

            Một là: nâng cao nhận thức, trách nhiệm của hệ thống chính trị đối với nhiệm vụ xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam.

            Hai là: tăng cường sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng đối với Quân đội nhân dân Việt Nam.

            Ba là: tiếp tục bổ sung, hoàn thiện cơ chế lãnh đạo và quản lý nhằm vừa tầng cường sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng; vừa bảo đảm sự quản lý, điều hành tập trung thống nhất của Nhà nước đối với quân đội và xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

                Bốn là: xây dựng hệ thống cấp ủy, tổ chức đảng, tổ chức chỉ huy các cấp trong quân đội trong sạch, vững mạnh, có năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu cao, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong mọi tình huống.

            Năm là: đấu tranh ngăn chặn tình trạng suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên.

            Sáu là: tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục chính trị cho cán bộ, chiến sĩ trong toàn quân.

            Bảy là: xây dựng đội ngũ cán bộ quân đội có bản lĩnh chính trị kiên định vững vàng, có đạo đức, lối sống tốt, có năng lực trí tuệ và hoạt động thực tiễn, có quan hệ chặt chẽ với nhân dân.

            Tám là: tiếp tục đối mới, bổ sung, hoàn thiện chế độ chính sách đối với quân đội và hậu phương quân đội.

Phần thứ hai

NGÀY HỘI QUỐC PHÒNG TOÀN DÂN (22/12/1989 - 22/12/2015)

I- 26 NĂM THỰC HIỆN NGÀY HỘI QUỐC PHÒNG TOÀN DÂN

Quốc phòng Việt Nam là nền quốc phòng toàn dân, bao gồm tổng thể các hoạt động về chính trị, kinh tế, ngoại giao, quân sự, văn hoá, khoa học…của Nhà nước và nhân dân để tạo nên sức mạnh toàn diện, cân đối, đồng bộ, trong đó sức mạnh quân sự là đặc trưng, lực lượng vũ trang là nòng cốt, nhằm giữ vững hoà bình, ổn định đất nước, ngănchặn các hoạt động phá hoại, gây chiến, đẩy lùi nguy cơ chiến tranh, đồng thời sẵn sàng đánh bại chiến tranh xâm lược dưới mọi hình thức và quy mô.

Ngày 17/10/1989, Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa VI) đã quyết định lấy ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12) đồng thời là Ngày Hội quốc phòng toàn dân. Đây cũng là dịp để phát huy truyền thống yêu nước, biểu dương sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc và quyết tâm của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN.

Sau hơn 25 năm thực hiện Ngày Hội quốc phòng toàn dân, chúng ta đã đạt được những thành tựu hết sức quan trọng. Cụ thể là:

Một là: nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm bảo vệ Tổ quốc của toàn xã hội và sức mạnh tổng hợp của nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân

Hai là: giữ vững độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ và định hướng XHCN, bảo đảm môi trường ổn định, hòa bình và an ninh cho sự phát triển đất nước; làm thất bại âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch, góp phần quan trọng vào quá trình đổi mới đất nước, nâng cao vị thế và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế

Ba là: sức mạnh bảo vệ Tổ quốc được tăng cường, tăng thêm khả năng ngăn chặn, loại trừ nguy cơ chiến tranh và khả năng đối phó thắng lợi các tình huống chiến tranh, các tình huống xâm phạm an ninh quốc gia, nếu xảy ra

Bốn là: hình thành thế chiến lược bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN trong điều kiện mới. Thế trận quốc phòng toàn dân, thế trận an ninh nhân dân bảo vệ Tổ quốc được triển khai rộng khắp, chặt chẽ và liên hoàn; “thế trận lòng dân” được củng cố vững chắc

Năm là: lực lượng vũ trang mà nòng cốt là quân đội nhân dân có chất lượng tổng hợp và sức mạnh chiến đấu ngày càng cao, phát huy được vai trò trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN.

II. XÂY DỰNG NỀN QUỐC PHÒNG TOÀN DÂN VỮNG MẠNH

Cần nhận thức đúng và thực hiện tốt những định hướng sau:

Một là: khắc phục những hạn chế trong nhận thức về xây dựng nền quốc phòng toàn dân trong cán bộ, chiến sĩ và nhân dân theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 8 về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.

Hai là: tập trung xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN thực sự của dân, do dân và vì dân, thực hiện nghiêm túc Chỉ thị 03-CT/TW của Bộ Chính trị về “tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” và Nghị quyết Trung ương 4, khóa XI về “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”; thực hiện phương châm đi sâu, đi sát cơ sở, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của bộ đội và nhân dân.

Ba là: xây dựng “thế trận lòng dân” của nền quốc phòng toàn dân trong tình hình mới.

Bốn là: tăng cường tiềm lực chính trị, tư tưởng đáp ứng yêu cầu xây dựng nền quốc phòng toàn dân, bảo vệ Tổ quốc trong điều kiện nước ta tập trung mọi nguồn lực cho xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội.

Phần thứ ba

QUÂN SỰ  HUYỆN MỘC CHÂU – 66 NĂM XÂY DỰNG VÀ TRƯỞNG THÀNH

      Ban Chỉ huy Quân sự huyện Mộc Châu được thành lập năm 1949. Trải qua 66 năm xây dựng và trưởng thành dưới sự lãnh đạo của Đảng, cán bộ, chiến sĩ  trong lực lượng vũ trang huyện Mộc Châu nói riêng và lực lượng quốc phòng nói riêng luôn phát huy truyền thống yêu nước, nêu cao tinh thần quyết chiến, quyết thắng cùng đồng bào các dân tộc trong huyện đoàn kết, vượt qua gian nan, thử thách, anh dũng chiến đấu, chống giặc ngoại xâm, lập nên nhiều chiến công hiển hách, tô thắm lịch sử vẻ vang của dân tộc.

Trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp, lực lượng vũ trang huyện đã chiến đấu anh dũng phá tan các cuộc càn quét của thực dân Pháp từng bước giành thế chủ động và giải phóng quê hương ngày 20.11.1952. Mặt khác, quân và dân huyện Mộc Châu tích cực chi viện sức người, sức của cho Chiến dịch Điện Biên Phủ (năm 1954) góp phần làm nên bản hùng ca lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu.

 Trong thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội và chống đế quốc Mỹ xâm lược, cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang huyện Mộc Châu cùng với đồng bào các dân tộc trong huyện củng cố quốc phòng, chi viện sức người, sức của cho chiến trường miền Nam, giúp đỡ cách mạng nước Cộng hòa DCND Lào; đồng thời cùng nhân dân miền Bắc chiến đấu chống lại cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ. Qua hai cuộc chiến tranh, quân và dân Mộc Châu bắn rơi 31 máy bay Mỹ, bắt sống 7 giặc lái và thu nhiều vũ khí của địch.

Đất nước toàn thắng, non sông thu về một mối, quân và dân huyện Mộc Châu cùng với quân và dân cả nước thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược: xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Dưới sự lãnh đạo của Huyện ủy, trực tiếp là Đảng ủy Quân sự huyện cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang làm nòng cốt cùng với các ban, ngành, đoàn thể và nhân dân, xây dựng huyện thành khu vực phòng thủ vững chắc, kết hợp quốc phòng với kinh tế, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

            Kỷ niệm 71 năm Ngày thành lập QĐND Việt Nam, 26 năm Ngày Hội quốc phòng toàn dân là dịp để chúng ta ôn lại lịch sử, truyền thống vẻ vang của dân tộc. Qua đó, khơi dậy niềm tự hào, tự tôn dân tộc, nâng cao lòng yêu nước, yêu CNXH, ý chí quật cường, ý thức tự lực, tự cường vượt qua mọi khó khăn thử thách; thi đua ra sức xây dựng QĐND Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, bảo đảm cho quân đội thực sự là lực lượng chính trị tin cậy, đội quân chiến đấu trung thành của Đảng, Nhà nước và nhân dân, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong thời kỳ mới của cách mạng, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp xây dựng thành công CNXH và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN./.

___________

THÔNG TIN CHỈ ĐẠO ĐIỀU HÀNH
Đăng nhập
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1