Top slide banner
Sơn La tăng 7 bậc về xếp hạng chỉ số cải cách hành chính năm 2014

Ngày 04/9, tại Hà Nội, Bộ Nội vụ tổ chức Hội nghị công bố chỉ số cải cách hành chính năm 2014, đây là năm thứ 3 Bộ Nội vụ thực hiện việc đánh giá kết quả triển khai cải cách hành chính thông qua công cụ đánh giá, đo lường và xếp hạng chỉ số cải cách hành chính của các bộ, cơ quan ngang bộ và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Ngày 04/9, tại Hà Nội, Bộ Nội vụ tổ chức Hội nghị công bố chỉ số cải cách hành chính năm 2014, đây là năm thứ 3 Bộ Nội vụ thực hiện việc đánh giá kết quả triển khai cải cách hành chính thông qua công cụ đánh giá, đo lường và xếp hạng chỉ số cải cách hành chính của các bộ, cơ quan ngang bộ và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Theo kết quả công bố, tỉnh Sơn La năm 2014 xếp hạng thứ 56/63 tỉnh, thành trong cả nước, tăng 7 bậc so với năm 2013. Trong đó, công tác chỉ đạo điều hành tăng 3 bậc; cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước tăng 8 bậc; xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức tăng 29 bậc; thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tăng 34 bậc.

Tuy nhiên, một số lĩnh vực công tác cải cách hành chính của tỉnh Sơn La vẫn còn một số hạn chế, đó là: cải cách thủ tục hành chính thực hiện còn chậm, không tăng so với năm 2013; tiêu chí hiện đại hoá hành chính giảm 12 bậc; công tác cải cách tài chính công chưa có bước đột phá; việc ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động quản lý điều hành quản lý nhà nước còn hạn chế...

Tỉnh Sơn La xếp hạng thứ 56/63 tỉnh thành trong cả nước về xếp hạng chỉ số cải cách hành chính năm 2014

Phương pháp lấy chỉ số cải cách hành chính được đánh giá bằng cách kết hợp tự đánh giá của các bộ, các tỉnh với đánh giá thông qua điều tra xã hội học. Đối với cấp bộ được xác định trên 7 lĩnh vực, 31 tiêu chí và 89 tiêu chí thành phần (24 tiêu chí, tiêu chí thành phần được đánh giá thông qua điều tra xã hội học). Đối với cấp tỉnh được xác định trên 8 lĩnh vực, 34 tiêu chí và 104 tiêu chí thành phần (33 tiêu chí, tiêu chí thành phần đánh giá qua điều tra xã hội học).

Việc xác định Chỉ số cải cách hành chính từng bước tạo ra sự công khai, minh bạch trong hoạt động của cơ quan hành chính, nâng cao trách nhiệm của các cấp, các ngành đối với công cuộc cải cách hành chính; đồng thời, huy động được sự tham gia đánh giá của người dân, tổ chức đối với công tác cải cách hành chính của các bộ, ngành, địa phương.

Nguồn: Cổng thông tin điển tử Sơn La

THÔNG TIN CHỈ ĐẠO ĐIỀU HÀNH
Đăng nhập
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1