Top slide banner
Diễn đàn khuyến nông @ nông nghiệp chuyên đề: "phát triển kinh tế vườn theo hướng sản xuất hàng hóa trong thời kỳ hội nhập tại các tỉnh miền núi phía bắc"

Ngày 8/12, tại huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La và Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp với Hội Làm vườn Việt Nam tổ chức Diễn đàn Khuyến nông @ Nông nghiệp với chuyên đề

Ngày 8/12, tại huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La và Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp với Hội Làm vườn Việt Nam tổ chức Diễn đàn Khuyến nông @ Nông nghiệp với chuyên đề: “Phát triển kinh tế vườn theo hướng sản xuất hàng hóa thời kỳ hội nhập tại các tỉnh miền núi phía Bắc”. Tham dự diễn đàn có trên 200 nông dân, cán bộ khuyến nông của 7 tỉnh Sơn La, Hòa Bình, Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Điện Biên, Lạng Sơn và Lào Cai.

Kinh tế vườn đóng góp vai trò ngày càng lớn trong sản xuất nông nghiệp cũng như thu nhập của người nông dân. Miền núi phía bắc là khu vực có tiềm năng lớn trong phát triển kinh tế vườn, đặc biệt là trông cây ăn quả. Hiện, toàn vùng có khoảng gần 200.000 ha cây ăn quả, chiếm 20% diện tích cây ăn quả của cả nước và có xu hướng tăng theo từng năm. Miền núi phía bắc với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng đa dạng có thể trồng nhiều loại cây ăn quả nhiệt đới như: nhãn, vải, xoài, cam, chanh leo, thanh long, chuối… đến các cây ôn đới như: táo, lê, đào, mận, hồng… Hiện nay, nhiều loại cây ăn quả đã phát triển thành vùng sản xuất hàng hóa lớn cung cấp sản phẩm cho thị trường trong nước và xuất khẩu.

Tuy nhiên, do địa hình đất dốc, khí hậu khắc nghiệt, tập quán canh tác cũng như ứng dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất còn nhiều hạn chế, khiến năng suất cây trồng thấp, chất lượng quả chưa đồng đều, sản xuất manh mún... dẫn đến hiệu quả kinh tế vườn chưa cao.

Tại diễn đàn Khuyến nông @ Nông nghiệp, nông dân các tỉnh miền núi phía Bắc cùng các chuyên gia của Trung tâm Khuyến nông Quốc gia đã thảo luận, trao đổi và đề xuất 5 nhóm giải pháp chính để phát triển kinh tế vườn theo hướng sản xuất hàng hóa thời kỳ hội nhập như: Cần quy hoạch lại các vùng sản xuất theo hướng hàng hóa, khuyến khích tích tụ ruộng đất; Tổ chức sản xuất theo quy mô các hợp tác xã để chủ động liên kết sản xuất, gắn kết tiêu thụ sản phẩm; Áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất hàng hóa theo tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế; Xây dựng thương hiệu sản phẩm nông sản, xúc tiến thương mại giới thiệu sản phẩm nông nghiệp của vùng; Đề xuất và thực hiện tốt các chính sách khuyến khích phát triển kinh tế vườn bền vững.

Cùng với 5 nhóm giải pháp trên, Trung tâm Khuyến nông các tỉnh vùng núi phía Bắc cần tăng cường hơn nữa hoạt động thông tin tuyên truyền, đào tạo, tập huấn để giúp người nông dân tiếp cận thông tin, áp dụng các tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất, khai thác hiệu quả tiềm năng của từng địa phương.

THÔNG TIN CHỈ ĐẠO ĐIỀU HÀNH
Đăng nhập
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1