Top slide banner
Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết phong trào'Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa giai đoạn 2000 - 2018

Sáng 21/9, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chủ trì hội nghị trực tuyến tổng kết phong trào 'Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa' giai đoạn 2000 - 2018. Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Bộ trưởng Bộ VH -TT&DL Nguyễn Ngọc Thiện đồng chủ trì. 

Sáng 21/9, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chủ trì hội nghị trực tuyến tổng kết phong trào 'Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa' giai đoạn 2000 - 2018. Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Bộ trưởng Bộ VH -TT&DL Nguyễn Ngọc Thiện đồng chủ trì.    

             

Hiện nay, cả nước có 69 thiết chế văn hóa cấp tỉnh, 647/713 quận huyện có trung tâm văn hóa- thể thao hoặc nhà văn hóa huyện; hơn 64% xã, phường, thị trấn có nhà văn hóa - thể thao; 69.000 làng, thôn, ấp, bản được công nhận danh hiệu văn hóa; gần 2.700 xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới.

Từ phong trào văn hóa, nhiều mô hình, gương sáng điển hình trên các lĩnh vực đã được phát hiện và nhân rộng. Nếp sống của người dân, cơ quan, doanh nghiệp cũng có nhiều thay đổi tích cực. Nhận thức, hành vi của người dân trong tổ chức việc cưới, việc tang, lễ hội đã theo hướng văn minh, tiết kiệm, giữ gìn các phong tục tập quán tốt đẹp của dân tộc, đẩy lùi hiện tượng tiêu cực, lạc hậu…

Bên cạnh những kết quả đạt được, sau 18 năm phát động và thực hiện, phong trào vẫn còn nhiều hạn chế. Nhiều địa phương đánh giá kết quả còn nặng về bình chọn danh hiệu mà chưa đi sâu vào thực chất. Cơ chế quản lý, vận hành nhà văn hóa, đặc biệt là nhà văn hóa tại khu vực thành thị chưa thực sự hoàn thiện; việc thực hiện nhiều tiêu chí văn hóa còn mang tính hành chính...

Phát biểu kết luận hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc ghi nhận và đánh giá cao những kết quả mà cuộc vận động; đồng thời yêu cầu các ban ngành, địa phương tiếp tục xây dựng kế hoạch để thực hiện sâu rộng, toàn diện phong trào; tăng cường công tác tuyên truyền, nhân rộng mô hình người tốt, việc tốt. Việc bình xét danh hiệu văn hóa phải được thực hiện thực chất, công bằng để danh hiệu văn hóa duy trì bền vững. Bên cạnh đó, cần dành nhiều nguồn lực hơn nữa để xây dựng một nền văn hóa đậm đà bản sắc trong sự đa dạng; xây dựng hình ảnh con người Việt Nam đủ trình độ, tự tin, bản lĩnh để hội nhập quốc tế.

THÔNG TIN CHỈ ĐẠO ĐIỀU HÀNH
Đăng nhập
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1