Top slide banner
Khởi công xây dựng nhà máy chế biến chanh leo, rau, củ, quả xuất khẩu tại Mộc Châu

Ngày 19/12, tại huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La diễn ra Lễ khởi công xây dựng nhà máy chế biến chanh leo, rau, củ, quả xuất khẩu; đón nhận chứng chỉ Global GAP cho Trang trại Chanh leo Nafoods tại Mộc Châu và xuất khẩu chuyến hàng chanh leo đầu tiên sang thị trường Châu Âu. Dự buổi lễ có đồng chí Trần Văn Nam- Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Đ/c Cầm Ngọc Minh- Phó Bí thư tỉnh ủy- Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La, lãnh đạo các sở ban, ngành, các huyện, thành phố trong tỉnh.

Ngày 19/12, tại huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La diễn ra Lễ khởi công xây dựng nhà máy chế biến chanh leo, rau, củ, quả xuất khẩu; đón nhận chứng chỉ Global GAP cho Trang trại Chanh leo Nafoods tại Mộc Châu và xuất khẩu chuyến hàng chanh leo đầu tiên sang thị trường Châu Âu. Dự buổi lễ có đồng chí Trần Văn Nam- Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Đ/c Cầm Ngọc Minh- Phó Bí thư tỉnh ủy- Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La, lãnh đạo các sở ban, ngành, các huyện, thành phố trong tỉnh.

Nhà máy Chế biến Chanh leo, rau, củ quả được xây dựng tại Khu Công nghiệp Bó Bun, TTNT, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La trên diện tích 2 ha, tổng mức đầu tư cho 2 giai đoạn là 200 tỷ đồng. Dự kiến đến tháng 9/2018, nhà máy sẽ đi vào hoạt động. Dự án được đầu tư thiết bị hiện đại, công suất chế biến 120 tấn chanh leo, rau, củ quả mỗi ngày. Đây là điều kiện để chanh leo và các loại nông sản khác của Sơn La - Tây Bắc tiếp tục khẳng định vị thế không chỉ ở thị trường trong nước, mà ở cả những thị trường khó tính như châu Âu, châu Mỹ.

Sau hơn 2 năm trồng trên đất Sơn La, đến nay vùng nguyên liệu Chanh leo của Công ty Cổ phần Nafoods Tây Bắc có gần 700 ha, dự kiến đến năm 2021 sẽ phát triển ổn định, bền vững với quy mô 5.000 ha. Việc quả Chanh leo Sơn La được cấp chứng chỉ Global G.A.P và xuất khẩu 3 tấn Chanh leo tươi sang thị trường Pháp và Thụy Sỹ được coi là giấy thông hành để đưa quả chanh leo chinh phục những thị trường khó tính nhất.

Nhà máy Chế biến Chanh leo, rau, củ quả được xây dựng và đi vào hoạt động trong thời gian tới sẽ gắn kết chặt chẽ giữa nông dân với doanh nghiệp, giữa vùng nguyên liệu với nhà máy chế biến, tạo điều kiện cho cây Chanh leo cũng như các loại nông sản khác của tỉnh Sơn La phát triển, nâng cao thu nhập cho người nông dân, cũng như tạo ra các sản phẩm nông sản lượng cao cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu.

THÔNG TIN CHỈ ĐẠO ĐIỀU HÀNH
Đăng nhập
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1