Top slide banner
Mô hình Thanh niên tiêu biểu làm theo lời Bác

Dám nghĩ, dám làm, anh Tạ Quang Hạnh (Sinh năm 1989), Tiểu khu 2/9, xã Chiềng Sơn đã trở thành tấm gương tiêu biểu trong số những thanh niên nông thôn làm giàu trên chính mảnh đất quê hương. 


Anh Tạ Quang Hạnh chăm sóc vườn cây ăn quả

 

Với khát vọng làm giàu cho bản thân, gia đình và quê hương, vào đầu năm 2009, anh nghiên cứu và nhận thấy mô hình trồng cây ăn quả đang là xu hướng phát triển kinh tế nông nghiệp và sẽ đem lại hiệu quả cao, anh Hạnh mạnh dạn vay mượn vốn từ bố mẹ, bạn bè và bản thân dành dụm tiết kiệm được để đầu tư xây dựng mô hình VAC kết hợp trồng cây ăn quả, nuôi lợn, trâu, bò, lợn, gà và đào ao thả cá trên diện tích đất đồi của gia đình. Trên diện tích gần 12 ha đất đồi, anh Hạnh xây dựng thêm khu chuồng trại, đào 04 ao để thả cá, cải tạo khuôn đất trồng để trồng các loại cây ăn quả chủ yếu là hồng giòn, cam, bưởi, mơ, mận và trồng chè khoảng 7ha, còn lại một phần diện tích để trồng ngô. Lúc đầu khi mới bắt tay triển khai mô hình trồng cây ăn quả anh Hạnh cũng gặp nhiều khó khăn, trắc trở thời tiết nắng nóng, thiếu nước tưới, không biết cách phòng trừ sâu bệnh kịp thời…dẫn tới cây trồng bị chết và mất mùa. 

 

Anh Tạ Quang Hạnh chăm sóc ao cá

Mặc dù bước đầu thực hiện không thuận lợi nhưng với quyết tâm và niềm đam mê, anh Hạnh tiếp tục lặn lội đến các vùng chuyên canh cây ăn quả, học hỏi từ bạn bè để tích lũy kinh nghiệm cách trồng, chăm sóc cây ăn quả. Cuối cùng anh đã thành công với mô hình VAC trên mảnh đất đồi tại Tiểu khu 2/9, xã Chiềng Sơn. Hiện nay, mô hình của anh Hạnh có trên 30 con lợn thịt, 01 con trâu, 01 cặp bò sinh sản, hơn 100 con gà, 600 cây hồng giòn, 1600 cây mận, 100 cây mơ, 70 cây bưởi, 50 cây cam, 7ha trồng chè, diện tích còn lại trồng ngô. Mô hình kinh tế này mỗi năm đem lại thu nhập khoảng 200 triệu đồng/năm. Nhờ mô hình này anh đã tạo việc làm cho 05 lao động, trong đó 02 nữ, 02 lao động là thanh niên dân tộc thiểu số.

Không chỉ ham học hỏi, tích lũy kinh nghiệm từ những người thành công trong lĩnh vực nông nghiệp, anh Hạnh còn thường xuyên tìm hiểu, học tập kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi qua sách, báo, tivi để ứng dụng vào thực tiễn. Anh Hạnh cho biết: “Tôi đang có Kế hoạch mở rộng thêm mô hình, đầu tư mua thêm giống cây các loại, bò sinh sản trong thời gian tới. Tôi mong muốn nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của huyện đoàn Mộc Châu, ngân hàng chính sách xã hội để tư vấn, hỗ trợ xây dựng Dự án vay vốn với lãi suất thấp từ ngân hàng, nguồn ủy thác của Trung ương Đoàn để đầu tư, mở rộng diện tích canh tác”. 

Bên cạnh việc tích cực tham gia phát triển kinh tế, anh Hạnh còn rất thường xuyên tham gia các hoạt động Đoàn, Hội tại địa phương. Bằng những kinh nghiệm có được trong quá trình làm kinh tế, anh luôn sẵn sàng chia sẻ, giúp đỡ những đoàn viên, thanh niên có khát vọng và ý tưởng làm giàu trên mảnh đất quê hương. Anh Hạnh cũng đã từng giúp đỡ nhiều thanh niên trong việc phát triển mô hình VAC và cung cấp cây giống, hướng dẫn cách chăm sóc cây ăn quả một cách có hiệu quả.

Nhờ những nỗ lực, cố gắng đó, anh Hạnh đã nhận được Quyết định số 462-QĐ/TĐTN-TNNT ngày 23/9/2016 của tỉnh đoàn Sơn La về việc phê duyệt dự án vốn vay Quỹ Quốc gia giải quyết việc làm ủy thác qua Trung ương Đoàn với số tiwwfn vay vốn là 190.000.000 đ.

Có thể khẳng định với sự kiên trì, quyết tâm, không ngại gian khổ anh Hạnh đã bước đầu gặt hái được những kết quả tốt đẹp trong quá trình phát triển kinh tế, sản xuất nông nghiệp. Qua đó, khẳng định được tinh thần dám nghĩ, dám làm, ý chí vươn lên của tuổi trẻ Mộc Châu ./.

Dám nghĩ, dám làm, anh Tạ Quang Hạnh (Sinh năm 1989), Tiểu khu 2/9, xã Chiềng Sơn đã trở thành tấm gương tiêu biểu trong số những thanh niên nông thôn làm giàu trên chính mảnh đất quê hương. 


Anh Tạ Quang Hạnh chăm sóc vườn cây ăn quả

 

Với khát vọng làm giàu cho bản thân, gia đình và quê hương, vào đầu năm 2009, anh nghiên cứu và nhận thấy mô hình trồng cây ăn quả đang là xu hướng phát triển kinh tế nông nghiệp và sẽ đem lại hiệu quả cao, anh Hạnh mạnh dạn vay mượn vốn từ bố mẹ, bạn bè và bản thân dành dụm tiết kiệm được để đầu tư xây dựng mô hình VAC kết hợp trồng cây ăn quả, nuôi lợn, trâu, bò, lợn, gà và đào ao thả cá trên diện tích đất đồi của gia đình. Trên diện tích gần 12 ha đất đồi, anh Hạnh xây dựng thêm khu chuồng trại, đào 04 ao để thả cá, cải tạo khuôn đất trồng để trồng các loại cây ăn quả chủ yếu là hồng giòn, cam, bưởi, mơ, mận và trồng chè khoảng 7ha, còn lại một phần diện tích để trồng ngô. Lúc đầu khi mới bắt tay triển khai mô hình trồng cây ăn quả anh Hạnh cũng gặp nhiều khó khăn, trắc trở thời tiết nắng nóng, thiếu nước tưới, không biết cách phòng trừ sâu bệnh kịp thời…dẫn tới cây trồng bị chết và mất mùa. 

 

Anh Tạ Quang Hạnh chăm sóc ao cá

Mặc dù bước đầu thực hiện không thuận lợi nhưng với quyết tâm và niềm đam mê, anh Hạnh tiếp tục lặn lội đến các vùng chuyên canh cây ăn quả, học hỏi từ bạn bè để tích lũy kinh nghiệm cách trồng, chăm sóc cây ăn quả. Cuối cùng anh đã thành công với mô hình VAC trên mảnh đất đồi tại Tiểu khu 2/9, xã Chiềng Sơn. Hiện nay, mô hình của anh Hạnh có trên 30 con lợn thịt, 01 con trâu, 01 cặp bò sinh sản, hơn 100 con gà, 600 cây hồng giòn, 1600 cây mận, 100 cây mơ, 70 cây bưởi, 50 cây cam, 7ha trồng chè, diện tích còn lại trồng ngô. Mô hình kinh tế này mỗi năm đem lại thu nhập khoảng 200 triệu đồng/năm. Nhờ mô hình này anh đã tạo việc làm cho 05 lao động, trong đó 02 nữ, 02 lao động là thanh niên dân tộc thiểu số.

Không chỉ ham học hỏi, tích lũy kinh nghiệm từ những người thành công trong lĩnh vực nông nghiệp, anh Hạnh còn thường xuyên tìm hiểu, học tập kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi qua sách, báo, tivi để ứng dụng vào thực tiễn. Anh Hạnh cho biết: “Tôi đang có Kế hoạch mở rộng thêm mô hình, đầu tư mua thêm giống cây các loại, bò sinh sản trong thời gian tới. Tôi mong muốn nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của huyện đoàn Mộc Châu, ngân hàng chính sách xã hội để tư vấn, hỗ trợ xây dựng Dự án vay vốn với lãi suất thấp từ ngân hàng, nguồn ủy thác của Trung ương Đoàn để đầu tư, mở rộng diện tích canh tác”. 

Bên cạnh việc tích cực tham gia phát triển kinh tế, anh Hạnh còn rất thường xuyên tham gia các hoạt động Đoàn, Hội tại địa phương. Bằng những kinh nghiệm có được trong quá trình làm kinh tế, anh luôn sẵn sàng chia sẻ, giúp đỡ những đoàn viên, thanh niên có khát vọng và ý tưởng làm giàu trên mảnh đất quê hương. Anh Hạnh cũng đã từng giúp đỡ nhiều thanh niên trong việc phát triển mô hình VAC và cung cấp cây giống, hướng dẫn cách chăm sóc cây ăn quả một cách có hiệu quả.

Nhờ những nỗ lực, cố gắng đó, anh Hạnh đã nhận được Quyết định số 462-QĐ/TĐTN-TNNT ngày 23/9/2016 của tỉnh đoàn Sơn La về việc phê duyệt dự án vốn vay Quỹ Quốc gia giải quyết việc làm ủy thác qua Trung ương Đoàn với số tiwwfn vay vốn là 190.000.000 đ.

Có thể khẳng định với sự kiên trì, quyết tâm, không ngại gian khổ anh Hạnh đã bước đầu gặt hái được những kết quả tốt đẹp trong quá trình phát triển kinh tế, sản xuất nông nghiệp. Qua đó, khẳng định được tinh thần dám nghĩ, dám làm, ý chí vươn lên của tuổi trẻ Mộc Châu ./.

THÔNG TIN CHỈ ĐẠO ĐIỀU HÀNH
Đăng nhập
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1