Top slide banner
Tưng bừng hội trà cao nguyên Mộc Châu lần thứ III năm 2018

Trong những ngày nghỉ cuối tuần này,một không gian xanh là điểm đến hấp dẫn được rất nhiều du khách lựa chọn đó là cao nguyên Mộc Châu, tỉnh Sơn La. Đến Cao nguyên Mộc Châu vào dịp này du khách sẽ được hòa mình vào các hoạt động hấp dẫn của “Hội Trà cao nguyên” do UBND huyện Mộc Châu tổ chức.

Trong những ngày nghỉ cuối tuần này,một không gian xanh là điểm đến hấp dẫn được rất nhiều du khách lựa chọn đó là cao nguyên Mộc Châu, tỉnh Sơn La. Đến Cao nguyên Mộc Châu vào dịp này du khách sẽ được hòa mình vào các hoạt động hấp dẫn của “Hội Trà cao nguyên” do UBND huyện Mộc Châu tổ chức.

Hội trà cao nguyên lần thứ 3/2018 diễn ra từ 6/4 - 8/4 với nhiều hoạt động thú vị, hấp dẫn như: Thi hái chè; Trưng bày sản phẩm và trình diễn nghệ thuật pha trà; trưng bày, quảng bá, giới thiệu các sản phẩm du lịch; triển lãm ảnh “Sắc màu Thảo nguyên”; tổ chức các tour tham quan du lịch đến các đồi chè; tham quan dây truyền, quy trình sản xuất chè của các công ty, doanh nghiệp chè trên địa bàn…

Giống chè San Tuyết được trồng thử nghiệm tại Mộc Châu từ những năm 1958. Sau 60 năm, cây chè đã phát triển thành vùng nguyên liệu tập trung với diện tích trên 2000ha, sản lượng 23.000 tấn chè búp tười/năm. Sản phẩm chè mang thương hiệu Mộc Châu đã có mặt tại nhiều quốc gia như: Nhật Bản, Đài Loan, Afghanistan… Cây chè không chỉ là cây trồng chủ lực, mang lại nguồn thu nhập lớn cho người dân, mà còn là sự kết tinh của truyền thống văn hóa nông nghiệp huyện Mộc Châu.

Một hoạt động sôi nổi và hấp dẫn nhất tại Hội trà Cao nguyên Mộc Châu là phần thi hái chè. Cùng với công tác chăm sóc, khâu hái chè đúng tiêu chuẩn, kỹ thuật sẽ quyết định chất lượng sản phẩm chè, do đó đây là công đoạn mà tất cả các công ty doanh nghiệp và người trồng chè rất chú trọng. Trong thời gian 30 phút, các đội thi đến từ các công ty, hợp tác xã sản xuất, kinh doanh chè trên địa bàn huyện đã thực hiện việc hái chè bằng tay, với nhiệm vụ hái hết các búp chè trên mặt tán chè theo tiêu chuẩn một tôm và không quá 3 lá non. Búp chè không bị dập nát, không lẫn lá bánh tẻ, lá già.

Thông qua hội trà còn tạo cơ hội để những người sản xuất, chế biến, kinh doanh chè được giao lưu, học hỏi kiến thức; nâng cao ý thức trách nhiệm trong việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, hóa chất phục vụ sản xuất, chế biến, góp phần tạo ra các sản phẩm chè an toàn, nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường. Những đồng chè xanh bát ngát cùng với lễ hội hấp dẫn còn là hoạt động thu hút rất đông du khách trong và ngoài nước đến tham quan, trải nghiệm

Đọc dịch “Đến với lễ hội này tôi thấy rất  nhiều người, ai nấy đều rất vui vẻ, tôi thấy cảnh vật ở đây thật tuyệt, khí hậu mát mẻ, lại có nhiều hoạt động hấp đẫn nữa, tôi rất thích cánh đồng chè ở đây”

Trước đó, tối 6/4 Chương trình nghệ thuật với chủ đề: “Hương chè Thảo Nguyên” đã được tổ chức tại lễ khai mạc nhằm tái hiện lại nguồn gốc, xuất xứ cây chè và các sản phẩm chè Mộc Châu; quảng bá sản phẩm du lịch cánh đồng chè. Cũng tại lễ khai mạc, huyện Mộc Châu đã đón nhận “Giấy chứng nhận chỉ dẫn địa lý đăng ký tại Thái Lan cho sản phẩm chè Shan tuyết Mộc Châu”, sự kiện này không chỉ khẳng định uy tín, chất lượng chè Mộc Châu, mà còn góp phần nâng cao vị thế và sức cạnh tranh của sản phẩm chè Mộc Châu trên thị trường quốc tế.

THÔNG TIN CHỈ ĐẠO ĐIỀU HÀNH
Đăng nhập
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1